intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC TỔ KHXH- GDCD MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6 (100% trắc nghiệm) Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp cao Chủ đề 1: Nhận biết về sự thống nhất và Hiểu được tổ Trung Quốc từ xác lập xã hội, thành tựu về chức xã hội, văn thời cổ đại đến văn hóa phong kiến ở Trung hóa Trung quốc Quốc thế kỷ VII Nhận biết được sự ra đời, tổ Hiểu và giải Nhận xét về Liên hệ một Chủ đề 2: Nhà chức nhà nước Văn Lang Âu thích được sự ra tổ chức nhà số truyền Lạc đời nhà nước nước thuyết dân nước Văn Lang, Văn Lang, Âu gian, bài Âu Lạc Lạc học bảo vệ tổ quốc Chủ đề 3: Nhận biết đời sống vật chất và Giả thích được Đời sống của tinh thần cư dân Văn Lang đời sống tinh người Việt thời thần của cư dân Văn Lang, Âu văn lang Lạc - Hình dạng, kích thước của - Giải thích được - So sánh được giờ của Trái Đất. các hệ quả hai địa điểm - Chuyển động tự quay quanh chuyển động tự trên Trái Đất. trục của Trái Đất. quay của Trái ( Tính giờ ở 2 Chủ đề 4: Trái địa điểm trên - Chuyển động quanh Mặt Đất quanh trục Trái Đất) Đất- Hành tinh và quanh Mặt Trời của Trái Đất. của hệ Mặt Trời. Trời. - Nêu tên các hệ quả chuyển động của Trái Đất ( tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời) Chủ đề 5: - Tên các lớp cấu tạo của Trái - Đặc điểm và vai Cách Cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp. trò của lớp vỏ phòng tránh Đất. Vỏ Trái Đất (Bảng 9.1 SGK trang 139) Trái Đất. khi xảy ra - Hiện tượng động đất, núi - Nguyên nhân động đất, núi
  2. lửa. và tác hại của lửa. động đất và núi lửa. 100%TSĐ = 45%TSĐ= 35% TSĐ 15% TSĐ 5% TSĐ 10 điểm 4,5 điểm = 3,5 điểm = 1,5 điểm = 0,5 điểm 2
  3. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC TỔ KHXH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6 (100% trắc nghiệm) I/ Phần Lịch sử Câu 1: Năm 221 TCN Tần Doanh Chính lên ngôi hoàng đế hiệu là …… ? A. Tần Công Chính. B. Tần Doanh. C. Tần Doanh Trụ. D. Tần Thủy Hoàng Câu 2: Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành 2 giai cấp cơ bản A. địa chủ và nông dân. B. thương nhân và thợ thủ công. C. nông nô và nô tỳ. D. công nhân và nông dân. Câu 3: ................ là người sáng lập ra Đạo Nho ở Trung Quốc. A. Tần Thủy Hoàng. B. Lão Trang. C. Khổng Tử. D. Lão Tử Câu 4: Thời nhà Thương, người Trung Quốc đã có chữ viết đó là A. chữ tượng hình. B. chữ cái La Tinh. C. chữ Phạn. D. chữ góc nhọn. Câu 5: Đâu không phải là 1 trong những phát minh về kỹ thuật của người Trung Quốc? A. Trộn bê tông. B. Kỹ thuật dệt tơ lụa. C. Kỹ thuật làm giấy. D. Địa động nghi. Câu 6: Nhà Tần xây dựng Vạn lí trường thành nhằm A. ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài. B. đi lại dễ dàng. C. thu hút khách du lịch. D. phát triển kinh tế. Câu 7: Thời cổ đại, cư dân Trung Quốc tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn là A. Nin B. Ti-grơ và Ơ-phrát. C. Hằng và Ấn. D. Trường Giang và Hoàng Hà. Câu 8: Một trong những biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là A. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. B. Cung A Phòng. C. Sử kí của Tư Mã Thiên. 3
  4. D. Vạn Lí Trường Thành. Câu 9: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào? A. Nhà Thương. B. Nhà Tần. C. Nhà Chu. D. Nhà Hán. Câu 10: Nhà Nước Văn Lang ra đời vào: A. Thế kỉ VII TCN. B. Thế kỉ VIII TCN. C. Thế kỉ V TCN. D. Thế kỉ IX TCN. Câu 11: Kinh đô của nhà nước Văn Lang ở đâu? A. Phong Châu( Việt Trì - Phú Thọ). B. Thăng Long (Hà Nội). C. Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). D. Mê Linh (Hà Nội). Câu 12: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là A. Lạc Tướng. B. Lạc Hầu C. Vua Hùng. D. Quan Lang. Câu 13: Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm A. 15 tỉnh. B. 15 bộ. C. 15 đạo. D. 15 chiềng, chạ. Câu 14: Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng A. ngựa. B. thuyền. C. lừa. D. voi. Câu 15: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang? A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp. B. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 16: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang? A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương. B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ. C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai. D. Tổ chức chưa khoa học. Câu 17: Tổ chức bộ máy Nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở tổ chức A. thị tộc bộ lạc của người Tây Âu. B. nhà nước thời Văn Lang. C. nhà nước thời Tần. D. thị tộc bộ lạc của người Lạc Việt. Câu 18: Sau khi lên ngôi, Thục Phán tự xưng là 4
  5. A. Hùng Vương. B. Lý Nam Đế. C. An Dương Vương. D.Trưng Vương. Câu 19: Vì sao nhà nước mới được thành lập sau cuộc kháng chiến chống Tần lại gọi là Âu Lạc? A. Hợp nhất vùng đất của 2 bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt. B. Tên của thủ lĩnh Âu Việt. C. Tên của thủ lĩnh Lạc Việt. D. Tên của một bộ lạc mạnh nhất tham gia cuộc kháng chiến. Câu 20: Bài học lớn nhất cần rút kinh nghiệm cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược đó là A. phải có nỏ thần. B. phải đề cao cảnh giác với kẻ thù. C. phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh. D. phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc. Câu 21: Trong xã hội Văn Lang, những ngày thường nam giới A. đóng khố, mình trần, đi chân đất. B. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá. C. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất. D. đóng khố, mình trần, đi giày lá. Câu 22: Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? A. Lúa gạo là lương thực chính. B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu. C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên. D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn. Câu 23: Sau những ngày lao động mệt nhọc cư dân Văn Lang thường làm gì để nâng cao đời sống tinh thần? A. Chuẩn bị bữa ăn cho hôm sau. B. Nghỉ ngơi. C. Tổ chức lễ hội vui chơi, nhảy múa D. Rèn đúc công cụ lao động. Câu 24: Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào A. ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch. B. ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch. C. ngày mồng 3 tháng 10 âm lịch. D. ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch. II/ Phần Địa Lí Câu 1: Trái Đất có dạng hình gì? A. Tròn B. Cầu. C. Elip. D. Vuông. Câu 2: Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp? A. 1 B. 2 C. 3 5
  6. D. 4 Câu 3: Lớp vỏ Trái Đất có độ dày bao nhiêu km? A. 5 đến 70. B. Trên 70. C. Gần 3000. D. Trên 3000. Câu 4: Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh trục là bao nhiêu giờ? A. 1 B. 12 C. 23 D. 24 Câu 5: Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây? A. Bão, dông lốc. B. Lũ lụt, hạn hán. C. Núi lửa, động đất. D. Lũ quét, sạt lỡ đất. Câu 6: Bán cầu ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì sẽ nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng hơn, lúc này bán cầu đó sẽ là mùa gì? A. Nóng. B. Lạnh. C. Mưa. D. Khô. Câu 7 : Ý nào sau đây là hệ quả của chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất? A. Sự luân phiên ngày đêm. B. Giờ trên Trái Đất. C. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể di chuyển trên bề mặt Trái Đất. Câu 8 : Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm mấy hệ quả? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9 : Ý nào sau đây không đúng với chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Chuyển động từ Tây sang Đông. B. Tự quay quanh một trục tưởng tượng. C. Trục quay có chiều thẳng đứng. D. Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ. Câu 10: Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất là từ ... A. Tây sang Đông B. Đông sang Tây C. Bắc xuống Nam D. Nam lên Bắc Câu 11: Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân sống ở khu vực gần núi lửa cần làm gì? A. Gia cố nhà cửa thật vững chắc. B. Nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực. C. Chuẩn bị gấp các dụng cụ để dập lửa D. Đóng cửa ở yên trong nhà, tuyệt đối không ra ngoài. Câu 12 : Khi khu vực giờ gốc (GMT + 0) là 15 giờ thì ở nước ta (GMT + 7) là mấy giờ? 6
  7. A. 5 B. 7 C. 12 D. 22 Câu 13: Nguyên nhân nào sau đây làm cho mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm luân phiên nhau? A. Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục. B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời 365 ngày. C. Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo. D. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào một nữa của Trái Đất. Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của các vật theo chiều kinh tuyến? A. Lệch về bên phải ở bán cầu Bắc. B. Giữ nguyên hướng chuyển động. C. Lệch về bên trái ở bán cầu Nam D. Lệch hướng so với ban đầu. Câu 15: Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày và ...... giờ A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 16: Tục ngữ ta có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng; Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Câu tục ngữ muốn nói đến hiện tượng nào? A. Mùa B. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. C. Giờ trên Trái Đất. D. Ngày đêm luân phiên nhau. 7
  8. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC TỔ KHXH HƯỚNG DẪN CHÁM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6 (100% trắc nghiệm) Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm. I/ Lịch sử 1. D 2. A 3. C 4. A 5. A 6. A 7. D 8. D 9. B 10. A 11. A 12. C 13. B 14. B 15. A 16. C 17. B 18. C 19. A 20. B 21. A 22. D 23. C 24. B II/ Địa lí 1. B 2. C 3. A 4. D 5. C 6. A 7. C 8. C 9. C 10. A 11. B 12. D 13. A 14. B 15. C 16. B 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2