intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 603)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 603)’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 1, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 603)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA CUỐI HKI – NĂM HỌC 2022 ­ 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN LỊCH SỬ 10  Thời gian làm bài : 45 phút;  Mã đề 603 TRẮC NGHIỆM:  ( 7đ ) Câu 1:   Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi   nước ở Anh (1784)? A.  Lao động bằng tay được thay thế dần bằng máy móc. B.  Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng vượt bậc. C.  Tạo ra động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa. D.  Mở đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở Anh. Câu 2:  Văn minh phương Đông và phương Tây cổ đại có điểm tương đồng nào sau đây? A.  Để lại những giá trị lớn cho nền văn minh nhân loại. B.  Đều bắt nguồn từ nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. C.  Đạt được thành tựu to lớn nhất trong lĩnh vực toán học. D.  Có độ chính xác, khái quát hóa cao trên mọi lĩnh vực. Câu 3:  Những thành tựu khoa học ­ kĩ thuật của văn minh Ấn Độ thời cổ ­ trung đại đã A.  đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức của văn minh nhân loại. B.  góp phần thúc đẩy chế độ phong kiến ra đời sớm nhất ở phương Đông. C.  minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh này đối với châu Âu. D.  tạo ra mối liên hệ về tri thức, khoa học giữa phương Đông và phương Tây. Câu 4:  Nền văn minh nào sau đây ở phương Đông đã thể hiện rõ nét mối liên hệ về tri thức,   khoa học, kĩ thuật giữa phương Đông và phương Tây thời cổ ­ trung đại? A.  Văn minh Trung Hoa. B.  Văn minh Ai Cập. C.  Văn minh Ấn Độ. D.  Văn minh Lưỡng Hà. Câu 5:  Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về khái niệm văn minh? A.  Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần. B.  Văn minh là sự chuyển hóa thành công từ vượn thành người. C.  Văn minh là sự phát triển rất cao về giáo dục và văn hóa. D.  Văn minh là sự đi đầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Câu 6:  Việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Xpút­ních 1 (1957) có ý nghĩa nào sau  đây? A.  Khởi đầu quá trinh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B.  Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong ngành kinh tế. C.  Là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện. D.  Mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Câu 7:    Italia trở  thành quê hương của phong trào văn hóa Phục hưng  không  xuất phát từ  nguyên nhân nào sau đây? A.  Italia là nơi giao thoa của các nền văn hóa Đông ­ Tây.  B.  Kinh tế phát triển làm nền tảng cho tri thức và nghệ thuật. C.  Là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa từ thời cổ đại. D.  Italia là quê hương của nền văn minh Rô­ma cổ đại.  Trang 1/4 ­ Mã đề 603
  2. Câu 8:  Thành tựu đạt được trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỉ XVIII ­   XIX) đã đưa con người bước sang thời đại   A.  “văn minh nông nghiệp”. B.  “văn minh thông tin”. C.  “văn minh công nghiệp”.                     D.  “văn minh hậu công nghiệp”. Câu 9:  Hệ thống chữ cái Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) thuộc A.  chữ La­tinh. B.  chữ Việt cổ. C.  chữ tượng hình. D.  chữ tượng ý. Câu 10:  Về toán học, người Trung Hoa thời cổ­trung đại không đạt được thành tựu nào sau  đây? A.  Phát minh ra bàn tính. B.  Phát minh ra số 0 (không). C.  Sử dụng hệ số đếm thập phân. D.  Tính được số pi tới 7 chữ số. Câu 11:  Đặc trưng cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại là A.  phương thức sản xuất được tối ưu dựa trên nền tảng công nghệ số. B.  sử dụng năng lượng điện, sự ra đời dây chuyền sản xuất hàng loạt. C.  ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. D.  sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất.                    Câu 12:    Việc phát minh ra phương pháp sử  dụng lò cao trong luyện kim (cuộc cách mạng  công nghiệp thứ hai) có tác dụng nào sau đây? A.  Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước. B.  Dẫn đến sự ra đời và phát triển của động cơ học. C.  Thúc đẩy việc ứng dụng điện vào cuộc sống.                   D.  Dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới. Câu 13:   Sự  phát triển của internet hiện nay làm cho việc tìm kiếm và chia sẽ  thông tin vô   cùng nhanh chóng và thuận tiện, ngoài trừ A.  dễ bị thâm nhập, đánh mất dữ liệu cá nhân. B.  con người giao tiếp, trao đổi nhanh chóng. C.  giải phóng sức lao động của con người. D.  giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dễ dàng. Câu 14:    So với nền văn minh cổ  đại phương Đông, nền văn minh cổ  đại phương Tây có  điểm khác biệt nào sau đây? A.  Đều hình thành cùng thời gian nhưng phương Đông phát triển cao hơn. B.  Tất cả các lĩnh vực văn hóa đều đạt trình độ hoàn hảo và có giá trị cao. C.  Chỉ đạt được thành tựu to lớn trên lĩnh vực hội họa và âm nhạc. D.  Hình thành muộn hơn nhưng có tính chính xác và hiểu biết cao hơn. Câu 15:  Xô­phi­a ­ rôbốt đầu tiên được cấp quyền công dân có khả năng A.  chinh phục vũ trụ. B.  trò chuyện với con người. C.  làm việc trong dây chuyền sản xuất. D.  làm các công việc nặng nhọc. Câu 16:  Phong trào văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ  vĩ   đại” vì lí do nào sau đây? A.  Thúc đẩy quá trình khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. B.  Thị trường thế giới mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. C.  Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới. D.  Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của tư sản chống phong kiến. Câu 17:  Các tác phẩm văn học Ấn Độ thời cổ ­ trung đại chứa đựng những giá trị về Trang 2/4 ­ Mã đề 603
  3. A.  nghệ thuật và nhân văn sâu sắc. B.  các công trình kiến trúc thời xưa. C.  các chiến công của các anh hùng dân tộc. D.  miêu tả vẻ đẹp của các địa danh đất nước. Câu 18:  Phát minh kĩ thuật nào sau đây trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế  kỉ XVIII ­ XIX) đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa? A.  Động cơ đốt trong.                    B.  Máy kéo sợi Gien­ni. C.  Máy tính điện tử. D.  Máy hơi nước. Câu 19:  Phong trào văn hóa Phục hưng được đánh giá là A.  bước tiến kì diệu của văn minh phương Tây.  B.  một cuộc cách mạng của tầng lớp quý tộc và tăng lữ. C.  bước tiến thần kì của văn minh phương Đông. D.  cuộc đấu tranh của tầng lớp quý tộc chống lại tư sản. Câu 20:    So với các nền văn minh khác  ở  phương Đông, nền văn minh Trung Hoa có điểm   khác biệt nào sau đây? A.  “Tứ đại phát minh”. B.  Ngành kinh tế chính. C.  Thể chế chính trị. D.  Cơ cấu xã hội. Câu 21:    Các  cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại  không  có những tác động nào sau  đây? A.  Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.                    B.  Thúc đẩy toàn cầu hóa, thương mại điện tử, tự do thông tin. C.  Gây ô nhiễm môi trường, xâm chiếm và bóc lột thuộc địa. D.  Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị. Câu 22:  Nội dung nào sau đây là không phản ánh đúng về cuộc cách mạng công nghiệp lần  thứ tư (đầu thế kỷ XXI)? A.  Làm xuất hiện nhiều hình thức tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp. B.  Không ảnh hưởng đến giáo dục đào tạo và lĩnh vực quản lí nhà nước. C.  Làm cho tài nguyên, lao động phổ thông ngày càng mất lợi thế. D.  Khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia có xu hướng mở rộng thêm. Câu 23:  Văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng ra bên ngoài chủ yếu trên những lĩnh vực nào sau  đây? A.  Tư tưởng, tôn giáo. B.  Chính trị, thể thao. C.  Quân sự, mĩ thuật. D.  Kinh tế, giao thông. Câu 24:  Sự ra đời của máy tính ENIAC (1946) được xem là mốc khởi đầu của A.  cuộc cách mạng công nghiệp 2.0. B.  cách mạng xanh trong nông nghiệp. C.  cuộc cách mạng công nghiệp 3.0. D.  cách mạng trắng trong chăn nuôi. Câu 25:  So với kĩ thuật xây dựng truyền thống, quá trình xây dựng tòa nhà bằng công nghệ in   3D có ưu điểm nào sau đây? A.  Chịu nhiệt độ cao hơn.  B.  Sản phẩm đẹp và bền hơn. C.  Thực hiện hoàn toàn tự động. D.  Tiết kiệm nhân lực và chi phí. Câu 26:  Một trong những thành tựu mà người Ấn Độ đạt được vào thời cổ­trung đại là A.  chuẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc. B.  biết dùng phẫu thuật để chắp xương sọ. C.  đã sử dụng hệ số đếm thập phân. D.  rất giỏi về kĩ thuật ướp xác người. Trang 3/4 ­ Mã đề 603
  4. Câu 27:  Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ ý nghĩa những cống hiến về khoa   học, kĩ thuật của người Hy Lạp ­ La Mã cổ đại?   A.  Giúp cho con người hiểu biết chính xác về Thiên văn học. B.  Đặt nền tảng cho sự phát triển khoa học, kĩ thuật hiện đại. C.  Mở đầu cho những hiểu biết của con người về khoa học. D.  Giúp các nhà khoa học phát huy tài năng lỗi lạc của mình.  Câu 28:  Đối với Tây Âu thời hậu kỳ Trung đại, phong trào văn hóa Phục hưng đã A.  mở đường cho văn hóa I­ta­li­a phát triển mạnh mẽ. B.  mở đường cho văn hóa Đức phát triển hưng thịnh. C.  mở đường cho văn hóa thế giới phát triển cao hơn. D.  mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển rực rỡ. TỰ LUẬN: ( 3đ )    Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thời Hiện đại đến sự phát triển  kinh tế, xã hội, văn hóa? ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 4/4 ­ Mã đề 603
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2