intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. KHUNG MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9 A. KHUNG MA TRẬN Tổng Nội Mức độ nhận thức % Chương/ dung/Đơn điểm TT Chủ đề vị kiến Nhận Thông Vận VD cao thức biết hiểu dụng TN TL TN TL TN TL TN TL MĨ, Nội dung 1. 37% NHẬT Nước Mỹ 5TN 1TL 3,7 đ BẢN, và Nhật Bản TÂY 1 ÂU TỪ Nội dung 2. NĂM 2TN 6,6% Các nước 1945 0,66 Tây Âu ĐẾN NAY QUAN Nội dung 3. HỆ Trật tự thế 4TN 53,3% 3 TN 1TL TL QUỐC giới sau 5,33 đ TẾ TỪ CTTG thứ 2 NĂM 1945 Nội dung 4. 2 ĐẾN Những NAY thành tựu 3,3% VÀ chủ yếu và 1TN 0,33 đ CUỘC ý nghĩa lịch CÁCH sử MẠNG CMKHKT KHKT Tổng 12 0 3 1/2 0 1 0 1/2 10 Tỉ lệ % 30% 30% 20% 10% 100%
  2. B. BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận Chương/ Nội dung/Đơn vị thức TT Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức Nhận Thông Vận VD biết hiểu dụng cao Nội dung 1. Nhận biết Nước Mỹ và Nhật – Nêu được những nét chính Bản về chính trị, kinh tế của nước MĨ, Mỹ và Nhật Bản từ năm 4TN NHẬT 1945 đến năm 1991. 1 TL BẢN, Vận dụng: chứng minh được TÂY sự phát triển kinh tế của Mỹ 1 ÂU TỪ và nhật Bản sau CTTG thứ 2 NĂM Nội dung 2. Nhận biết 1945 Các nước Tây Âu – Nêu được những nét chính ĐẾN về tình hình chính trị, kinh tế, đối ngoại của các nước Tây 2TN NAY Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Nhận biết – Nêu được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh. QUAN - Sự hình thành trật tự thế HỆ giới mới và sự thành lập QUỐC Nội dung 3. Trật LHQ TẾ TỪ tự thế giới sau Thông hiểu 5TN – Nêu được nguyên nhân, 3TN NĂM CTTG thứ 2 1945 những biểu hiện và hậu quả 2 của Chiến tranh lạnh. ĐẾN - Xu hướng phát triển của thế 1TL NAY giới sau CT lạnh 1TL VÀ Vận dụng: Việt Nam đã và CUỘC đang làm gì để thích ứng với CÁCH xu thế mới. MẠNG 1 TN KHKT Nội dung 4. Nhận biết Những thành tựu - Nước khởi đầu cách mạng chủ yếu và ý nghĩa KHKT lịch sử CMKHKT
  3. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: LỊCH SỬ – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ: A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi vào giấy thi Câu 1: Nội dung nào không phải là nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc từ khi thành lập? A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. C. Can thiệp vào nội bộ của các nước trên thế giới. D.Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội ... Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của Mĩ trong “chiến tranh lạnh”? A. Thành lập các khối quân sự và các căn cứ quân sự. B. Cùng với các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang. C. Tăng cường ngân sách quốc phòng lo củng cố khả năng phòng thủ. D.Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. Câu 3: Nguyên nhân khách quan nào giúp nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. Có sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san. C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước Đông Âu. D. Nhờ tinh thần lao động của nhân dân các nước Tây Âu. Câu 4: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, các nước Đông Nam Á có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại do A. sự can thiệp của Mĩ vào khu vực. B. phong trào giải phóng dân tộc lên cao. C. nhu cầu phát triển kinh tế ở các nước. D. các nước xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng Câu 5: Mục tiêu cơ bản trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ là gì? A. Trở thành chủ nợ của thế giới tư bản. B. Tham vọng muốn làm bá chủ thế giới. C. Trở thành trung tâm tài chính thế giới. D. Phát triển thành cường quốc công nghiệp. Câu 6: Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai A. bùng nổ. B. đã kết thúc. C. đang diễn ra rất ác liệt. D. bước vào giai đoạn cuối. Câu 7: Đặc điểm của quan hệ quốc tế trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” là A. các nước tư bản thắng trận đang xác lập vai trò lãnh đạo thế giới. B. diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa các đế quốc lớn trong phạm vị ảnh hưởng. C. có sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. D. có sự phân chia triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
  4. Câu 8. Nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. Mĩ. B. Liên xô. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc. Câu 9. Tổ chức nào có nhiệm vụ duy trì hòa bình và anh ninh thế giới? A. ASEAN. B. SEV. C. EU. D. Liên hợp quốc. Câu 10. Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào A. 9/1977. B. 9/1995. C. 9/1997. D. 9/1991. Câu 11. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai là: A. Liên Xô. B. Nhật Bản. C. Mỹ. D. Ấn Độ. Câu 12.WHO là tên viết tắt tổ chức nào của Liên hợp quốc? A. Nông lương thế giới. B. Thương mại thế giới. C. Y tế thế giới. D. Quỹ nhi đồng. Câu 13. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới từ khi nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 14: Hiện nay, Việt Nam vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 15: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu tiến hành chính sách đối ngoại nào sau đây có ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á ? A. Chống lại phong trào cách mạng trên thế giới. B. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). C. Tiến hành mở rộng đầu tư các ngành kinh tế vào tất cả các nước trên thế giới. D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm tái chiếm lại các thuộc địa trước đây. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng minh trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới? Câu 2: (3.0 điểm). Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt? Việt Nam đã và đang làm gì để thích ứng với các xu thế đó? HẾT
  5. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: LỊCH SỬ – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) THỨC MÃ ĐỀ: B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi vào giấy thi Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của Liên hợp quốc từ khi thành lập? A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế văn hóa. C. Xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, chế độ phân biệt chủng tộc. D. Phát triển quan hệ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền. Câu 2: Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và Đông Âu. B. Có sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san. C. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. D. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu. Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện của Mĩ trong “chiến tranh lạnh”? A. Cùng với các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang. B. Thành lập các khối quân sự và các căn cứ quân sự. C. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. D. Tăng cường ngân sách quốc phòng lo củng cố khả năng phòng thủ. Câu 4: Mục tiêu cơ bản trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ là gì? A. Trở thành chủ nợ của thế giới tư bản. B. Phát triển thành cường quốc công nghiệp. C. Trở thành trung tâm tài chính thế giới. D. Tham vọng muốn làm bá chủ thế giới. Câu 5: Nguyên thủ của quốc gia nào không tham gia hội nghị I-an-ta (2/1945) ? A. Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D. Liên xô. Câu 6: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á làm cho các nước trong khu vực A. cùng đứng lên chống Mĩ. B. đều bị lôi kéo theo nước Mĩ. C. mâu thuẫn đối đầu nhau. D. phân hóa đường lối đối ngoại. Câu 7: Xu thế chung của thế giới từ sau “chiến tranh lạnh” đến nay là A. hòa hoãn, hòa dịu trong mối quan hệ quốc tế. B. hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. C. nhiều khu vực xảy ra xung đột quân sự và nội chiến. D. điều chỉnh chiến lược, phát triển kinh tế làm trọng điểm.
  6. Câu 8: Lịch sử gọi là "trật tự hai cực I-an-ta" là vì A. thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở I-an-ta. B. đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng. C. tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe. D. tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô, Anh và Mĩ quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Câu 9. Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào A. 9/1977. B. 9/1995. C. 9/1997. D. 9/1991. Câu 10. Tổ chức nào có nhiệm vụ duy trì hòa bình và anh ninh thế giới? A. ASEAN. B. SEV. C. EU. D. Liên hợp quốc. Câu 11: Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì? A. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị. C. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính. D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của Mĩ trong việc phát động Chiến tranh lạnh ? A. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. B. Thành lập các khối quân sự và căn cứ quân sự. C. Đầu tư về khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế. D. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang. Câu 13: Hiện nay, Việt Nam vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 14: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu tiến hành chính sách đối ngoại nào sau đây có ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á ? A. Chống lại phong trào cách mạng trên thế giới. B. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). C. Tiến hành mở rộng đầu tư các ngành kinh tế vào tất cả các nước trên thế giới. D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm tái chiếm lại các thuộc địa trước đây. Câu 15: Nước nào nắm ¾ trữ lượng vàng của thế giới và là chủ nợ duy nhất trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Trung Quốc. B. Hà Lan. C. Liên Xô. D. Mĩ. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Những năm 50 đến những năm70 của thế kỉ XX nền kinh tế Nhật Bản phát triển một cách thần kì. Bằng kiến thức đã học em hãy chứng minh điều đó? Câu 2: (3,0 điểm). Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Việt Nam đã và đang làm gì để thích ứng với các xu thế đó? ………….HẾT…………..
  7. UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 ĐỀ CHÍNHTHỨC THỨC MÃ ĐỀ: A I. TRẮC NGHIỆM: ( 5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm) (3 câu đúng được 1 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C C B A B D C B D A C C B B D II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu Nội dung Điểm Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng minh trong những năm đầu 2 điểm 1 sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. - Trong những năm 1945-1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công 0,5 nghiệp thế giới (56,4%). - Nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 0,5 của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại 0,5 - Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới. 0,5 - Có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. a/ Xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt - Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. 0,25 - Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa 0,25 cực, đa trung tâm. - Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, hầu hết các nước đều điều 0,5 2 chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á,...) lại xảy ra các cuộc xung 0,5 đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển. 0,5 b/ Việt Nam đã và đang tìm mọi cách để thích ứng với xu thế mới… - Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, coi đổi mới kinh tế là trọng tâm… 0,25 - Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực… 0,25 -Tăng cường đoàn kết dân tộc.. 0,25 - Luôn tôn trọng hòa bình và lên án những hành động đe dọa hòa bình thế giới và khu 0,25 vực … (liên hệ với chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông của Đảng hiện nay)
  8. ( Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này) HẾT UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 ĐỀ CHÍNHTHỨC THỨC MÃ ĐỀ: B I. TRẮC NGHIỆM: ( 5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm) (3 câu đúng được 1 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B D D C D B C A D A C B D D II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu Nội dung Điểm Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng minh Những năm 50 đến 2 điểm 1 những năm70 của thế kỉ XX nền kinh tế Nhật Bản phát triển một cách thần kì. - Công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong những năm 1950 là 15% , những năm 1960 là 13.5%. 0,5 - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 1950 là 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỉ 0,5 USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ. - Thu nhập Bình quân đầu người đứng thứ hai thế giới (1990) sau Thụy Sĩ 0,5 - Nông nghiệp :Năm 1967-1969, tự túc 80% lương thực. Đánh cá đứng 0,5 thứ hai thế giới. a/ Xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt - Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. 0,25 - Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa 0,25 cực, đa trung tâm. - Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, hầu hết các nước đều điều 0,5 2 chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á,...) lại xảy ra các cuộc xung 0,5 đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển. 0,5 b/ Việt Nam đã và đang tìm mọi cách để thích ứng với xu thế mới… - Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, coi đổi mới kinh tế là trọng tâm… 0,25 - Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực… 0,25 -Tăng cường đoàn kết dân tộc.. 0,25 - Luôn tôn trọng hòa bình và lên án những hành động đe dọa hòa bình thế giới và khu 0,25 vực … (liên hệ với chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông của Đảng hiện nay) ( Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này)
  9. Duyệt của lãnh đạo nhà Duyệt của Người duyệt đề Người ra đề trường TT/TPCM Ngô Thị Tường Vy Văn Thị Bích Liên Ngô T. Tường Vy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2