intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

190
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến bạn Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập Toán một cách thuận lợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn lớp 10 Đề kiểm tra có 01trang Thời gian làm bài: 90 phút, khhông kể thời gian phát đề Họ và tên………………………………Lớp………. Số báo danh………………… PHẦN I: ĐỌC - HIỂU(4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4) Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. (…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn. (…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015) Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình thế nào? Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. Câu 4: Anh/chị rút ra được thông điệp gì qua đoạn trích ? PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi. .......................Hết.......................... Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  2. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 10 PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC - HIỂU 4.0 1 Thao tác lập luận chính: Thao tác lập luận bác bỏ. 0,5 2 - Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn 0,75 luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. - Các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng. 3 HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo 1,25 một số ý sau: - Chơi ngông là hành động bột phát ở lứa tuổi mới lớn, đó là hành động không đem lại kết quả gì tốt đẹp mà chỉ mang đến nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội. - Những hành động mà tuổi trẻ tự coi đó là chơi ngông như rú ga lao vút trên đường cực kì nguy hiểm, phía sau hành động đó chính là “bệnh viên với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn”. Hành động đó không chỉ hại đến bản thân mình là còn làm hại cả đến cộng đồng. - Hành động được coi là chơi ngông ấy thể hiện tầm nhìn hữu hạn, không suy nghĩ thiệt hơn. Đó không phải là dám nghĩ, dám làm mà là những biểu hiện ngang tàng, khác lẽ thường rất cần tránh ở lứa tuổi mới lớn. 4 HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo 1,5 một số ý sau: Tuổi trẻ đừng chơi ngông, biết quý trọng thời gian và có ý thức sử dụng thời gian hiệu quả, ý nghĩa; tự trau dồi kiến thức rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách để trở thành người có bản lĩnh trong cuộc sống. II LÀM VĂN 6,0đ Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi. 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, 0,25 thân bài, kết luận. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh 0,5 ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: học sinh sinh 4,5 lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý sau: a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5 b. Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh ngày hè” 3,5 * Nội dung: 3,0 - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên 1,0 + Thiên nhiên được cảm nhận trong tâm thế nhàn rỗi, thư thái, thảnh thơi: “Rồi….ngày trường” + Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua hình ảnh quen thuộc: Hoa hòe, hoa lựu, hoa sen; qua trạng thái: đùn đùn, giương, phun, tiễn; màu sắc: xanh (lục), đỏ, hồng.
  3. => Sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, màu sắc, sử dụng động từ mạnh làm cho bức tranh thiên nhiên sinh động, căng tràn sức sống. Thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan, bằng cái nhìn tinh tế và tâm hồn rộng mở của một con người yêu thiên nhiên tha thiết. - Vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống 1,0 + Âm thanh “lao xao” của phiên chợ cá vọng lại từ làng xa của một làng chài. + Âm thanh “dắng dỏi” của tiếng ve gọi hè trên “lầu tịch dương” như một bản đàn nhiều cung bậc. => Bức tranh cuộc sống sôi động, náo nhiệt cho thấy tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống, gắn bó tha thiết với cuộc sống, khát khao hòa mình với cuộc sống của muôn dân. - Vẻ đẹp của tâm hồn thi nhân 1,0 + Ước muốn có cây đàn của vua Thuấn để gẩy khúc nam phong ca ngợi cuộc sống no đủ của nhân dân. + Tâm nguyện của thi nhân: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Khát vọng về một cuộc sống thái bình, no ấm, hạnh phúc cho nhân dân ở khắp mọi nơi. => Vẻ đẹp nhân cách cao cả của một con người hết lòng vì nước vì dân. * Nghệ thuật 0,5 - Giọng điệu: trữ tình, sâu lắng. - Bút pháp miêu tả: sinh động, gợi cảm. - Thể thơ: sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. - Ngôn ngữ: phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt vừa có lớp từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa trang trọng vừa bình dị. - Sử dụng các điển tích, điển cố. c. Đánh giá chung: 0,5 - Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống. - Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống và tấm lòng cao đẹp của thi nhân. - Đặc sắc nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn. 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0.5đ vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng đúng quy tắc, quy định 0,25đ trong tiếng Việt Tổng điểm toàn bài: Câu I + II = 10,00 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2