Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
lượt xem 3
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ nhận thức Tổng Vận % Nhận Thông Vận dụng điểm biết hiểu dụng Kĩ cao TT Nội dung/đơn vị kiến thức năng T T T T N T N N N T TL TL K L K K K L Q Q Q Q 1 Đọc hiểu Truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm Truyện ngắn/tiểu thuyết hiện đại 4 0 2 1 1 1 0 1 60 Bi kịch Kí, tuỳ bút hoặc tản văn Thơ Văn bản thông tin Văn nghị luận 2 Viết Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng. Viết bài thuyết minh có 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Tỉ lệ % 20 0 25 15 10 20 0 10 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút Đơn vị Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận kiến thức Kĩ Tổng TT thức/ Mức độ đánh giá năng Vận % Kĩ Nhận Thông Vận năng dụng biết hiểu dụng cao 1 Đọc Nhận biết: 4 câu 2 câu 1 câu 1 câu 60 hiểu Truyện - Nhận biết được đề tài, TN TN, TN TL ngắn câu chuyện, sự kiện, chi 1 câu 1 câu và tiểu tiết tiêu biểu, không TL TL thuyết gian, thời gian, nhân vật hiện trong truyện ngắn và tiểu đại / thuyết hiện đại. hậu - Nhận biết được người hiện kể chuyện (ngôi thứ ba đại. hoặc ngôi thứ nhất), lời người kể chuyện, lời nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại. - Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật. - Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại/hậu hiện đại. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn, tiểu thuyết. - Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự
- Đơn vị Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận kiến thức Kĩ Tổng TT thức/ Mức độ đánh giá năng việc, chi tiết trong tính % Kĩ chỉnh thể của tác phẩm. năng - Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của của nhân vật trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại; lí giải được ý nghĩa của nhân vật. - Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản nhiều chủ đề) của tác phẩm. - Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản. - Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của tác phẩm. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá nhân với văn học và cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản. Vận dụng cao: - Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài
- Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận Đơn vị thức kiến Kĩ Tổng TT thức/ ở cácMứ c độ giai đánh đoạn giá khác năng % Kĩ nhau; liên tưởng, mở năng rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm. 2 Viết Nghị Nhận biết: 1 câu 40% luận về TL một tác - Giới thiệu được đầy đủ phẩm thông tin chính về tên văn tác phẩm, tác giả, thể học loại,… của tác phẩm. hoặc - Đảm bảo cấu trúc, bố một bộ cục của một văn bản phim, nghị luận. bài hát, bức Thông hiểu: tranh, - Trình bày được những pho nội dung khái quát của tượng tác phẩm văn học. - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình/không đồng tình với thông điệp của tác giả
- Đơn vị Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận kiến thức Kĩ Tổng TT thức/ Mức độ đánh giá năng (thể hiện trong tác % Kĩ năng phẩm). - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100% Tỉ lệ chung 60% 40%
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Đề 1 Họ, tên học sinh:.................................................................. Số báo danh: ....................... PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (Tóm tắt truyện: “Nhà mẹ Lê” kể về cuộc đời những người dân ngụ cư mà nhân vật chính là mẹ Lê cùng mười một đứa con. Họ sống nghèo khổ trong một căn nhà chật hẹp và tồi tàn. Bà mẹ phải làm lụng vất vả nhưng vẫn không đủ nuôi các con. Những ngày cực nhọc nhất của những người nông dân lại là những ngày vui sướng của bà mẹ nghèo khổ ấy vì lúc đó mới có người mướn làm. Những buổi tối cả nhà mẹ Lê xúm xít quanh nồi cơm bốc khói là những ngày hạnh phúc nhất. Nhưng những ngày như thế không nhiều. Mùa đông đến, ngoài đồng chỉ còn trơ cuống rạ, ao hồ không còn tôm tép để bắt, nguồn thức ăn của gia đình mẹ Lê không còn. Nhà mẹ Lê vốn nghèo khổ giờ càng túng quẫn hơn. Đàn con đói rét, không cầm lòng nổi trước cảnh tượng đó mẹ Lê một lần nữa tìm đến nhà ông Bá giàu có trong làng để vay gạo. Gạo vay không được, mẹ Lê còn bị ông Bá thả chó ra cắn. Được một người quen đưa về với vết thương máu chảy ròng ròng, mẹ Lê lên cơn sốt nặng. Trong lúc mê man, người mẹ tội nghiệp ấy nhớ lại quãng đời bất hạnh và khốn khổ của mình. Kết thúc câu chuyện là cảnh mẹ Lê từ giã cõi đời để lại mười một đứa con bơ vơ, không nơi nương tựa, không biết đi đâu về đâu.) (…)Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa lớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà lá. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với người nghèo như bác một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. Thằng con lớn thì từ sáng đã cùng thằng Ba ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc, hay sau mùa gặt, đi mót
- những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra, vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét hột thóc giã lấy gạo. Rồi làm một bữa cơm nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi chung quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. (…)Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và mưa gió lầy lội. Đàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm vì đèn đuốc không có nữa. Mấy gia đình ở phố chợ đều đói rét và khổ sở. Nhưng mỗi nhà đều lặng lẽ, âm thầm và chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm lời gì, ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau. Một buổi chiều, mà đàn con đã nhịn đói suốt buổi, bác Lê vá lại manh áo rét, gọi đứa cả đến rồi bảo: - Ở nhà trông các em, tao vào ông Bá xem có xin được ít gạo nào không? - Ban sáng u đã vào nhà người ta có cho đâu, cậu Phúc lại còn bảo hễ u vào nữa thì cậu ấy thả chó ra cắn. Bác Lê đáp: - Nhưng biết làm thế nào! Không có thì lấy gạo đâu ra mà ăn? Thôi tao cứ liều vào lần nữa xem sao. (…)Ở nhà, đàn con bác ngồi nhìn nhau đợi trong ổ rơm. Bác đi đâu không thấy về. Thằng Hy lắng tai nghe tiếng chó cắn trong làng rồi bảo chị nó: - Hình như u về đấy chị ạ. Thằng cả đi lại bên cửa bếp nhìn ra ngoài. Bỗng có tiếng chân người rầm rập, đến tiếng gọi, rồi lũ trẻ thấy bác Đối và một người nữa khiêng bác Lê vào trong nhà. Trên bắp chân người mẹ, máu đỏ chảy ròng ròng. Thằng cả hiểu ngay mẹ nó bị chó ông Bá cắn. (…)Đêm ấy, bác Lê lên cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da bác, manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cả cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở nhọc nhằn. Cái nghèo không biết tự bao giờ đã vào nhà bác. Lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi, và từ đó nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng có người mướn làm thì không đến nỗi. Bác nhớ lại những buổi đi làm khó nhọc, nhưng bác vui vẻ được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét, những lúc thằng Hy và con Tý vui đùa giằng co chiếc bánh bác mua cho chúng. Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên cánh đồng, nhặt những bông lúa thơm, những lúc vò lúa dưới chân... Bác Lê nhớ lại cái cảm giác vui mừng khi thấy cạnh bông lúa sắc sát vào thịt da. Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi chợ sáng, những ngày nhịn đói như hôm naỵ Bác mơ màng thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác của cậu Phúc, con chó tây nhe nanh chồm đến. - Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? Tiếng kêu thất thanh của bác làm lũ trẻ giật mình, chúng nó ngồi dậy đưa mắt sợ hãi nhìn người mẹ. Hai hôm sau, bác Lê lại lên cơn mê sảng rồi chết. Người trong phố chợ gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vùi dưới bãi tha ma nhỏ ở đầu làng. Khi trở về, qua căn nhà lạnh lẽo âm u, họ thấy mấy đứa con nhỏ con bác Lê ngồi ở vỉa hè. Con Tý đang dỗ cho thằng Hy nín khóc, nói dối rằng mẹ nó đi chợ một lát rồi sẽ
- về. Nhưng họ biết rằng bác Lê không trở về nữa và họ thấy một cái cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can họ, những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không biết bao giờ hết. (Thạch Lam - Trích Nhà mẹ Lê - Truyện ngắn Thạch Lam - NXB Hội Nhà văn 2008 trang 71, 72) Câu 1. Đoạn trích trên có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự và biểu cảm B. Tự sự và thuyết minh C. Tự sự và hành chính công vụ D. Tự sự và nghị luận Câu 2. Dòng nào dưới đây khái quát nội dung cơ bản của đoạn trích Nhà mẹ Lê? A. Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng B. Tình cảnh người dân bị áp bức, bóc lột C. Những mơ ước về cuộc sống ấm no D. Hoàn cảnh đông con Câu 3. Nhân vật trong đoạn trích thuộc tầng lớp nào? A. Công nhân B. Thương gia C. Tiểu tư sản D. Nông dân Câu 4. Chi tiết nào trong đoạn trích miêu tả ngoại hình bác Lê? A. Một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. B. Bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. C. Mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. D. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Câu 5. Tình huống nào dẫn đến việc bác Lê phải lìa xa đàn con vĩnh viễn ? A. Đi làm mướn bị tai nạn B. Đi xin gạo bị chó cắn C. Ốm yếu không có thuốc chữa D. Bị ngộ độc thức ăn Câu 6. Đoạn trích đã thể hiện tình cảm gì của nhà văn đối với nhân vật? A. Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của tình người giữa mẹ con bác Lê. B. Tố cáo xã hội tàn ác đã gây nên nỗi khổ cho con người, đẩy họ vào bước đường cùng. C. Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. D. Trân trọng ước mơ đổi đời của người nông dân, mở ra con đường giải phóng cho họ. Câu 7: Thông điệp nào rút ra từ đoạn trích trên? A. Trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng B. Hãy sống có niềm tin C. Gia đình là điều thiêng liêng nhất D. Cần sống trách nhiệm, hiếu thảo
- Câu 8. Tác dụng của việc nhà văn dùng phép so sánh trong câu văn: Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Câu 9. Qua đoạn trích, em hiểu được gì về hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám? Câu 10. Qua đoạn trích trên, theo em, chúng ta cần làm gì để cuộc đời không còn những hoàn cảnh như Nhà mẹ Lê? ( Viết đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu) PHẦN II. VIẾT (5.0 điểm) Em hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên. ...................Hết..................
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Đề 2 Họ, tên học sinh:.................................................................. Số báo danh: ....................... PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (Tóm tắt truyện: “Nhà mẹ Lê” kể về cuộc đời những người dân ngụ cư mà nhân vật chính là mẹ Lê cùng mười một đứa con. Họ sống nghèo khổ trong một căn nhà chật hẹp và tồi tàn. Bà mẹ phải làm lụng vất vả nhưng vẫn không đủ nuôi các con. Những ngày cực nhọc nhất của những người nông dân lại là những ngày vui sướng của bà mẹ nghèo khổ ấy vì lúc đó mới có người mướn làm. Những buổi tối cả nhà mẹ Lê xúm xít quanh nồi cơm bốc khói là những ngày hạnh phúc nhất. Nhưng những ngày như thế không nhiều. Mùa đông đến, ngoài đồng chỉ còn trơ cuống rạ, ao hồ không còn tôm tép để bắt, nguồn thức ăn của gia đình mẹ Lê không còn. Nhà mẹ Lê vốn nghèo khổ giờ càng túng quẫn hơn. Đàn con đói rét, không cầm lòng nổi trước cảnh tượng đó mẹ Lê một lần nữa tìm đến nhà ông Bá giàu có trong làng để vay gạo. Gạo vay không được, mẹ Lê còn bị ông Bá thả chó ra cắn. Được một người quen đưa về với vết thương máu chảy ròng ròng, mẹ Lê lên cơn sốt nặng. Trong lúc mê man, người mẹ tội nghiệp ấy nhớ lại quãng đời bất hạnh và khốn khổ của mình. Kết thúc câu chuyện là cảnh mẹ Lê từ giã cõi đời để lại mười một đứa con bơ vơ, không nơi nương tựa, không biết đi đâu về đâu.) (…)Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa lớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà lá. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với người nghèo như bác một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. Thằng con lớn thì từ sáng đã cùng thằng Ba ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc, hay sau mùa gặt, đi mót
- những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra, vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét hột thóc giã lấy gạo. Rồi làm một bữa cơm nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi chung quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. (…)Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và mưa gió lầy lội. Đàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm vì đèn đuốc không có nữa. Mấy gia đình ở phố chợ đều đói rét và khổ sở. Nhưng mỗi nhà đều lặng lẽ, âm thầm và chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm lời gì, ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau. Một buổi chiều, mà đàn con đã nhịn đói suốt buổi, bác Lê vá lại manh áo rét, gọi đứa cả đến rồi bảo: - Ở nhà trông các em, tao vào ông Bá xem có xin được ít gạo nào không? - Ban sáng u đã vào nhà người ta có cho đâu, cậu Phúc lại còn bảo hễ u vào nữa thì cậu ấy thả chó ra cắn. Bác Lê đáp: - Nhưng biết làm thế nào! Không có thì lấy gạo đâu ra mà ăn? Thôi tao cứ liều vào lần nữa xem sao. (…)Ở nhà, đàn con bác ngồi nhìn nhau đợi trong ổ rơm. Bác đi đâu không thấy về. Thằng Hy lắng tai nghe tiếng chó cắn trong làng rồi bảo chị nó: - Hình như u về đấy chị ạ. Thằng cả đi lại bên cửa bếp nhìn ra ngoài. Bỗng có tiếng chân người rầm rập, đến tiếng gọi, rồi lũ trẻ thấy bác Đối và một người nữa khiêng bác Lê vào trong nhà. Trên bắp chân người mẹ, máu đỏ chảy ròng ròng. Thằng cả hiểu ngay mẹ nó bị chó ông Bá cắn. (…)Đêm ấy, bác Lê lên cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da bác, manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cả cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở nhọc nhằn. Cái nghèo không biết tự bao giờ đã vào nhà bác. Lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi, và từ đó nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng có người mướn làm thì không đến nỗi. Bác nhớ lại những buổi đi làm khó nhọc, nhưng bác vui vẻ được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét, những lúc thằng Hy và con Tý vui đùa giằng co chiếc bánh bác mua cho chúng. Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên cánh đồng, nhặt những bông lúa thơm, những lúc vò lúa dưới chân... Bác Lê nhớ lại cái cảm giác vui mừng khi thấy cạnh bông lúa sắc sát vào thịt da. Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi chợ sáng, những ngày nhịn đói như hôm naỵ Bác mơ màng thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác của cậu Phúc, con chó tây nhe nanh chồm đến. - Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? Tiếng kêu thất thanh của bác làm lũ trẻ giật mình, chúng nó ngồi dậy đưa mắt sợ hãi nhìn người mẹ. Hai hôm sau, bác Lê lại lên cơn mê sảng rồi chết. Người trong phố chợ gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vùi dưới bãi tha ma nhỏ ở đầu làng. Khi trở về, qua căn nhà lạnh lẽo âm u, họ thấy mấy đứa con nhỏ con bác Lê ngồi ở vỉa hè. Con Tý đang dỗ cho thằng Hy nín khóc, nói dối rằng mẹ nó đi chợ một lát rồi sẽ
- về. Nhưng họ biết rằng bác Lê không trở về nữa và họ thấy một cái cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can họ, những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không biết bao giờ hết. (Thạch Lam - Trích Nhà mẹ Lê - Truyện ngắn Thạch Lam - NXB Hội Nhà văn 2008 trang 71, 72) Câu 1. Đoạn trích trên có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự và hành chính công vụ B. Tự sự và thuyết minh C. Tự sự và biểu cảm D. Tự sự và nghị luận Câu 2. Dòng nào dưới đây khái quát nội dung cơ bản của đoạn trích Nhà mẹ Lê? A. Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng B. Hoàn cảnh đông con C. Những mơ ước về cuộc sống ấm no D. Tình cảnh người dân bị áp bức, bóc lột Câu 3. Nhân vật trong đoạn trích thuộc tầng lớp nào? A. Công nhân B. Nông dân C. Tiểu tư sản D. Thương gia Câu 4. Chi tiết nào trong đoạn trích miêu tả ngoại hình bác Lê? A. Mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. B. Bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. C. Một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. D. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Câu 5. Tình huống nào dẫn đến việc bác Lê phải lìa xa đàn con vĩnh viễn ? A. Đi làm mướn bị tai nạn B. Ốm yếu không có thuốc chữa C. Đi xin gạo bị chó cắn D. Bị ngộ độc thức ăn Câu 6. Đoạn trích đã thể hiện tình cảm gì của nhà văn đối với nhân vật? A. Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. B. Tố cáo xã hội tàn ác đã gây nên nỗi khổ cho con người, đẩy họ vào bước đường cùng. C. Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của tình người giữa mẹ con bác Lê. D. Trân trọng ước mơ đổi đời của người nông dân, mở ra con đường giải phóng cho họ. Câu 7: Thông điệp nào rút ra từ đoạn trích trên ? A. Hãy sống có niềm tin B. Trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng C. Gia đình là điều thiêng liêng nhất D. Cần sống trách nhiệm, hiếu thảo
- Câu 8. Tác dụng của việc nhà văn dùng phép so sánh trong câu văn: Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Câu 9. Qua đoạn trích, em hiểu được gì về hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám? Câu 10. Qua đoạn trích trên, theo em, chúng ta cần làm gì để cuộc đời không còn những hoàn cảnh như Nhà mẹ Lê? ( Viết đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu) PHẦN II. VIẾT (5.0 điểm) Em hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên. ...................Hết..................
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ INĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Phần Câu Nội dung Điểm I PHẦN ĐỌC HIỂU 6.0 1-7 3.5 Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đề 1 A A D A B C A Đề 2 C A B C C A B Hướng dẫn chấm: Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm. 8 Tác dụng của việc nhà văn dùng phép so sánh trong câu văn: 1.0 Thạch Lam thấy nhân vật của mình sống đời con người mà không khác gì đời sống con vật. Đây là những hình ảnh so sánh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của mẹ con bác Lê. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đầy đủ như đáp án: 1.0 điểm - Học sinh trả lời có ý hoặc chưa rõ ràng: 0.5 điểm - Học sinh trả lời sơ sài: 0.25 điểm - Học sinh không trả lời: 0 điểm 9 Hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng 1.0 tháng Tám: Đoạn trích cho ta hiểu hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: Cuộc sống của họ quá cơ cực, nghèo khổ, túng quẫn, cơm không đủ ăn, quần áo không đủ mặc, quanh năm phải chịu đói rét, khổ sở. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm - Học sinh trả lời có ý hoặc chưa rõ ràng: 0.5 điểm - Học sinh trả lời sơ sài: 0.25 điểm - Học sinh không trả lời: 0 điểm 10 Chúng ta cần làm gì để cuộc đời không còn những hoàn cảnh 0.5 như Nhà mẹ Lê ? HS trình bày những việc làm cụ thể, phù hợp văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật của nhà nước. VD: quan tâm chăm lo đến đời sống của người lao động nghèo; có chính sách an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm; biết đồng cảm, chia sẻ đối với những cảnh đời, số phận nghèo khổ, bất hạnh. ... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0.5 điểm - Học sinh trả lời đúng một ý: 0.25 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0.25 điểm
- - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. II PHẦN VIẾT 4.0 Viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của đoạn trích “Nhà mẹ Lê”. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá về một đoạn 0.25 trích, một truyện ngắn. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần phân tích, đánh giá 0.25 Nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của đoạn trích “Nhà mẹ Lê”. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài 0.5 - Giới thiệu khái quát về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn“Nhà mẹ Lê” - Nêu vấn đề cần nghị luận. Hướng dẫn chấm: Phần mở bài giới thiệu đầy đủ về tác giả,tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm; giới thiệu thiếu 1 trong 2 ý hoặc đủ ý nhưng sơ sài: 0.25 điểm. * Thân bài - Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá - Phân tích, đánh giá cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu 2.0 * Nhân vật mẹ Lê - Giới thiệu mẹ Lê: ngoại hình, tâm hồn. - Vẻ đẹp của mẹ Lê: + Mẹ Lê là một người có tâm hồn giàu yêu thương + Chịu thương chịu khó + Sẵn sàng hi sinh vì con + Là người tự trọng không than vãn nỗi khổ của mình với xóm giềng,vì biết ai cũng khổ như thế. + Chắt chiu những hạnh phúc đơn sơ => Hình ảnh mẹ Lê là hiện thân của hàng triệu bà mẹ trên cõi đời này, có khổ đến mấy cũng không bỏ con, thà chịu đói, chịu rét, chịu hết tất cả sự khổ đau thì cũng nuôi con cho bằng được. * Yếu tố hiện thực - Truyện phản ảnh rõ nét đời sống của người lao động nông thôn trước Cách mạng: nghèo khổ, đói rét, bệnh tật của những người dân
- ngụ cư ở cái phố chợ tồi tàn. - Sự giàu có xa xỉ và keo kiệt tàn nhẫn của tầng lớp thống trị. - Phẩm chất tốt đẹp của người lao động. * Chất thơ trong truyện ngắn “Nhà mẹ Lê”. - Nhân vật có thế giới tâm hồn thanh cao đáng trọng: - “Nhà mẹ Lê” vừa mang yếu tố hiện thực vừa được khoác lên mình màu sắc lãng mạn. Thạch Lam không chỉ cảm thông mà còn trân trọng nhân vật của mình. Thấu hiểu niềm vui hạnh phúc dù nhỏ nhoi của người mẹ nghèo ... * Đánh giá (Nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm. - Tạo nên phong cách riêng của Thạch Lam, loại truyện lãng mạn chắp bút từ chất liệu hiện thực. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, mượt mà nhưng sâu lắng, đằm thắm và đậm tình người. Giọng văn trữ tình, êm ái với lối ngôn ngữ biểu cảm và giàu hình tượng. Âm điệu buồn tỏa ra xuyên suốt câu chuyện. - Thể hiện được tấm lòng nhân đạo của nhà văn: một tấm lòng nhân ái, một sự cảm thông sâu sắc đối với những cuộc đời bất hạnh, bị đè nén, áp bức, nhất là số phận người phụ nữ. Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng điểm, giới thiệu được nhân vật và các yếu tố nổi bật của văn bản.(2.0 điểm) - Trình bày chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu. (1.25 – 1.5 điểm điểm) - Trình bày chung chung, chưa rõ, lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp. (0.25 điểm - 1 điểm) Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. * Kết bài: 0.25 - Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm. - Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được theo yêu cầu đáp án: 0.25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0.5
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận phân tích, đánh giá; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng các thao tác nghị luận trong quá trình viết; biết liên hệ với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; bài viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm. Tổng điểm 10,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 433 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 344 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 327 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 944 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 316 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 564 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 276 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 428 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 129 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn