Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
lượt xem 0
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút; (Đề có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên:………………………….. Số báo danh..................................... I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: Thao thức Trường Sa Trường Sa ơi, ngày mai tàu cập bến Ta lại về phố thị thân thương Vòng tay ấm, bữa cơm sum họp Và riêng, chung bao chuyện vui buồn. Biển dẫu yên mà lòng ta lại động Lắng tin xa những cơn bão chập chờn Bỗng hiển hiện trang sử thời mở cõi Máu cha ông còn bầm đỏ hoàng hôn. Ôm lính đảo yêu tin bao gương mặt Tuổi đôi mươi lồng lộng biển trời Mắt trong vắt chưa một lần hò hẹn Đêm mơ còn nũng nịu gọi “Mẹ ơi!”. Muốn ôm ghì bãi san hô - chiến lũy Những pháo đài vươn sóng Bạch Đằng Giang Khi Đá Lát, Sinh Tồn, Song Tử Lúc dịu dàng Tiên Nữ, An Bang... Trước Trường Sa thấy mình bé nhỏ Tựa cột mốc chủ quyền thêm vững lòng hơn Ngắm rặng mồng tơi, nghe gà cục tác Tổ quốc giữa trùng khơi sinh nở, trường tồn. Đêm không ngủ Trường Sa, đêm trở gió Gió hồng hoang ào ạt phía Hoàng Sa Bao xương máu đắp hình hài Tổ Quốc Ấp Cờ đỏ lên tim mắt bỗng lệ nhòa. (Nguyễn Thế Kỷ - In trong Không xa đâu Trường Sa ơi!.., nhiều tác giả, NXB ĐHQG Hà Nội, 2013, tr 140-141-142) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,75 điểm). Xác định đối tượng trữ tình của bài thơ.
- Câu 2 (0,75 điểm). Tác giả đã nhắc đến tên những hòn đảo nào trong bài thơ? Câu 3 (0,75 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong hai câu thơ sau: Ngắm rặng mồng tơi, nghe gà cục tác Tổ quốc giữa trùng khơi sinh nở, trường tồn Câu 4 (0,75 điểm). Phân tích những tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ sau: Bao xương máu đắp hình hài Tổ Quốc Ấp Cờ đỏ lên tim mắt bỗng lệ nhòa. Câu 5 (1,0 điểm). Từ bài thơ, anh (chị) rút ra được thông điệp gì? II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh người lính đảo trong đoạn thơ sau (trích trong bài thơ ở phần Đọc hiểu): Ôm lính đảo yêu tin bao gương mặt Tuổi đôi mươi lồng lộng biển trời Mắt trong vắt chưa một lần hò hẹn Đêm mơ còn nũng nịu gọi “Mẹ ơi!”. Câu 2 (4,0 điểm). Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa tinh thần cầu tiến của con người trong cuộc sống. -------------- HẾT -------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
- KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
- Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 4,0 1 Trường Sa 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đáp án khác: 0 điểm 2 Đá Lát, Sinh Tồn, Song Tử, Tiên Nữ, An Bang, 0,75 Trường Sa, Hoàng Sa Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 5-6 tên trong đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đúng 3-4 tên trong đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1-2 tên trong đáp án: 0,25 điểm. - Nếu HS trả lời: Trường Sa, Hoàng Sa thì cho 0,25 điểm 3 - Tăng tính sinh động, gợi cảm giác, cảm xúc chân 0,75 thực, cụ thể cho đoạn thơ. - Thể hiện cuộc sống thanh bình, gần gũi trên đảo Trường Sa và sự phát triển, trường tồn của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió; Thể hiện tình yêu và tự hào của tác giả về Trường Sa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng ý 1 trong đáp án: 0,25 điểm. - Học sinh có cách diễn đạt khác tương đương các ý vẫn cho điểm tối đa 4 - Hình ảnh thơ gợi lên sự hi sinh gian khổ để xây 0,75 dựng và bảo vệ đất nước của các thế hệ người Việt. (0,25) - Từ đó, nhân vật trữ tình bày tỏ sự xúc động, lòng biết ơn và niềm tự hào với những người đã hi sinh, cống hiến cho đất nước (0,5) Hướng dẫn chấm: Học sinh có cách diễn đạt khác tương đương các ý vẫn cho điểm tối đa 5 - HS rút ra được thông điệp phù hợp (gợi ý: Hãy 1,0 biết ơn với những người đã hi sinh cho cuộc sống hoà bình; Hãy có trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương...... ) - HS giải thích thông điệp (tuỳ theo thông điệp được chọn) Hướng dẫn chấm: - Rút ra thông điệp: 0,5 điểm, - Giải thích thông điệp: 0,5 điểm - HS có thể rút ra nhiều thông điệp khác nhau miễn hợp lí; phù hợp với nội dung văn bản và không đi ngược lại với thuần phong mĩ tục VIẾT 6,0 1 Viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân 2,0 tích hình ảnh người lính đảo trong đoạn thơ trích ở phần đọc hiểu.
- a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: 0,25 Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng (khoảng 150 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích hình 0,25 ảnh người lính đảo trong đoạn thơ. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp làm rõ vấn đề 0,5 cần nghị luận - Giới thiệu tên bài thơ, tác giả và đoạn trích - Hình ảnh người lính đảo: + Người lính đảo "tuổi đôi mươi" là biểu trưng cho tuổi trẻ căng tràn sức sống, có tâm hồn rộng lớn, khát khao cống hiến, mạnh mẽ, kiên cường.. (phân tích hình ảnh “lồng lộng biển trời”) + Người lính đảo có tâm hồn ngây thơ, vô tư, trong sáng (phân tích hình ảnh “mắt trong vắt chưa một lần hò hẹn”) + Người lính đảo mang trong mình những cảm xúc yếu mềm với những nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ da diết. (phân tích hình ảnh “Đêm mơ còn nũng nịu gọi “Mẹ ơi!”) Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm. d. Triển khai ý đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Hướng dẫn chấm: - Luận điểm rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, phân tích đầy đủ, sâu sắc: 0,5 điểm. - Luận điểm chưa rõ ràng, phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ 0,25 pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn 0,25 đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của 0,5 tinh thần cầu tiến c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 1,0 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt
- chẽ, lập luận, bằng chứng thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: * Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận * Thân bài: - Giải thích tinh thần cầu tiến: + Tinh thần cầu tiến là quá trình không ngừng phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng, kiến thức và tinh thần để đạt được mục tiêu, luôn mong muốn bản thân mình được hoàn thiện, tiến bộ hơn. + Tinh thần cầu tiến là thái độ sống tích cực, là một phẩm chất, đức tính quan trọng mà mỗi chúng ta cần có trong cuộc sống - Ý nghĩa của tinh thần cầu tiến: (1,5 điểm) + Tinh thần cầu tiến là động lực thúc đẩy việc học hỏi và phát triển không ngừng bản thân nên nhờ đó mà giúp mỗi người có thể tích lũy được tri thức, kinh nghiệm, dễ dàng đạt được thành công hơn trong công việc và trong cuộc sống... + Tinh thần cầu tiến giúp mỗi người luôn giữ lập trường vững vàng, kiên trì theo đuổi mục tiêu, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách... + Tinh thần cầu tiến giúp mỗi người có tinh thần trách nhiệm cao hơn và có khả năng hợp tác tốt để bản thân phát triển và góp phần phát triển xã hội... + Người có tinh thần cầu tiến sẽ có một cuộc sống ý nghĩa, thành công và luôn được mọi người tôn trọng, yêu quý, tin tưởng... - Phản biện và mở rộng vấn đề: Bên cạnh những người luôn có tinh thần cầu tiến lại có một bộ phận lười biếng, ỷ lại, không nỗ lực... - Rút ra bài học: * Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được từ 3 ý trở lên: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 2/3 số ý: 0,75 điểm. - - Học sinh nêu được từ 1/3 ý trở lên: 0,25- 0,5 điểm d. Triển khai ý đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - Triển khai được đầy đủ các luận điểm để làm rõ yêu cầu của đề bài. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Hướng dẫn chấm: - Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm. - Luận điểm khá rõ ràng, lập luận khá chặt chẽ, phân tích tương đối đầy đủ: 0,75 -1,25 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,5
- điểm. đ. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, 0,25 ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,5 nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc, VIẾT 4,0 10,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 360 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 524 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 437 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn