intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Khởi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Khởi” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đồng Khởi

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN- LỚP 6 NĂM HỌC: 2022-2023 ĐỀ 1 TT Kĩ Nội Mức độ nhận thức Tổng năng dung/Đơn % vị kiến điểm thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Thơ và thơ hiểu lục bát. 3 0 3 0 0 2 0 0 50 2 Viết Kể lại một trải nghiệm của bản 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 50 thân. Tổng 15 5 15 15 0 40 0 10 100 Tỉ lệ % 20% 30% 40% 10% Tỉ lệ chung 50% 50%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – ĐỀ 1 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 – NĂM HỌC: 2022-2023 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Chương/ Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận chủ đề dung/ thức Đơn vị kiến thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Thơ và Nhận biết: 3TN thơ lục - Nhận biết được thể thơ, bát hình ảnh trong bài thơ lục bát; - Nhận diện được từ ghép có trong bài thơ. Thông hiểu: 3TN - Nêu được chủ đề của bài thơ; - Hiểu được nghĩa của từ láy có trong bài thơ; - Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Vận dụng: 2TL - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản; - Đánh giá được giá trị của các biện pháp tu từ có trong bài thơ. 2 Viết Kể lại Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL* một trải Thông hiểu: nghiệm Vận dụng: của bản Vận dụng cao: thân. Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng ngôi thứ nhất, chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3TN 3TN 2TL 1TL Tỉ lệ % 20% 30% 40% 10% Tỉ lệ chung 50% 50%
  3. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I ĐỒNG KHỞI Năm học: 2022-2023 ĐỀ 1-Mã 1 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: BỨC TRANH QUÊ Quê hương đẹp mãi trong tôi Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh Cánh cò bay lượn chòng chành Đàn bê gặm cỏ đồng xanh mượt mà Sáo diều trong gió ngân nga Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương Bức tranh đẹp tựa thiên đường Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình. (Bức tranh quê – Hà Thu) Khoanh tròn đáp án đúng nhất Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Tự do D. Ngũ ngôn Câu 2. Hình ảnh nào không được nhắc đến trong bài thơ? A. Dòng sông B. Bờ đê C. Đàn bê D. Cánh cò Câu 3. Từ nào sau đây là từ ghép? A.Chòng chành B. Ngân nga C. Mượt mà D. Thanh đạm Câu 4. Chủ đề của bài thơ trên là gì? A. Tình cảm gia đình B. Tình mẫu tử thiêng liêng C. Tình yêu quê hương đất nước D. Tình yêu đôi lứa Câu 5. Trong câu thơ “Sáo diều trong gió ngân nga”, từ “ngân nga’’ có nghĩa là gì? A.Chỉ âm thanh kéo dài và vang mãi B. Chỉ âm thanh vui vẻ C. Chỉ âm thanh trong trẻo D. Chỉ âm thanh buồn Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Trả lời câu hỏi: Câu 7. Câu thơ “Bức tranh đẹp tựa thiên đường” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu thơ. Câu 8. Bài thơ trên, gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương? PHẦN II. VIẾT (5,0 điểm) Trong cuộc sống, ai cũng có những trải nghiệm đáng nhớ trong đời. Em hãy viết một bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. ------------------------- Hết -------------------------
  4. TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I CƠ SỞ ĐỒNG KHỞI Năm học: 2022-2023 ĐỀ 1-Mã 2 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: BỨC TRANH QUÊ Quê hương đẹp mãi trong tôi Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh Cánh cò bay lượn chòng chành Đàn bê gặm cỏ đồng xanh mượt mà Sáo diều trong gió ngân nga Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương Bức tranh đẹp tựa thiên đường Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình. (Bức tranh quê – Hà Thu) Khoanh tròn đáp án đúng nhất Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Song thất lục bát C. Lục bát D. Ngũ ngôn Câu 2. Hình ảnh nào không được nhắc đến trong bài thơ trên? A. Bờ đê B. Cánh cò C. Đàn bê D. Dòng sông Câu 3. Từ nào sau đây là từ ghép? A.Chòng chành B. Thanh đạm C. Mượt mà D. Ngân nga. Câu 4. Chủ đề của bài thơ trên là gì? A. Tình cảm gia đình B. Tình mẫu tử thiêng liêng C. Tình yêu đôi lứa D. Tình yêu quê hương đất nước. Câu 5. Trong câu thơ “Sáo diều trong gió ngân nga”, từ “ngân nga’’ có nghĩa là gì? A.Chỉ âm thanh trong trẻo B. Chỉ âm thanh vui vẻ C. Chỉ âm thanh kéo dài và vang mãi D. Chỉ âm thanh buồn Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm (2) Trả lời câu hỏi: Câu 7. Câu thơ “Bức tranh đẹp tựa thiên đường” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu thơ. Câu 8. Bài thơ trên, gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương? PHẦN II. VIẾT (5,0 điểm)
  5. Trong cuộc sống, ai cũng có những trải nghiệm đáng nhớ trong đời. Em hãy viết một bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. ------------------------- Hết ------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 – Năm học 2022 – 2023 ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU MĐA MĐB 5,0 1 A C 0,5 2 B A 0,5 3 D B 0,5 4 C D 0,5 5 A C 0,5 6 C D 0,5 7 So sánh “Bức tranh đẹp tựa thiên đường”. Tác dụng: tăng sức 1,0 gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, thiên đường là những gì vô cùng xa lạ cao quý so sánh như vậy cho thấy bức tranh vô cùng đẹp Từ đó thấy được tác giả là người có tâm hồn thơ văn độc đáo khi sử dụng biện pháp tu từ. 10 - HS có thể nêu suy nghĩ như sau: 1,0 Bài thơ trên gợi cho em tình cảm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước Việt Nam của mình. Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm. II VIẾT 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em với mẹ. c. Kể lại trải nghiệm đáng nhớ 3.5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ. - Tùy theo cách kể chuyện của HS, miễn có bố cục phù hơp là được. - Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân em. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
  6. TT Kĩ Nội Mức độ nhận thức Tổng năng dung/Đơn % vị kiến điểm thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện hiểu đồng thoại 3 0 3 0 0 2 0 0 50 2 Viết Kể lại một trải nghiệm của em với 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 50 người thân (mẹ). Tổng 15 5 15 15 0 40 0 10 100 Tỉ lệ % 20% 30% 40% 10% Tỉ lệ chung 50% 50% MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ 2
  7. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT ĐỀ 2 TT Chương/ Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận chủ đề dung/ thức Đơn vị kiến thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 3TN đồng - Nhận diện được thể loại, thoại ngôi kể, nhân vật trong câu chuyện. Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của từ 3TN ghép trong truyện, phép tu từ, phương thức biểu đạt chính của truyện. Vận dụng: - Trình bày được bài học 2TL về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản; - Đánh giá được suy nghĩ của bản thân về hành động của nhân vật trong câu chuyện. 2 Viết Kể lại Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL* một trải Thông hiểu: nghiệm Vận dụng: của bản Vận dụng cao: thân. Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm cùng người thân (mẹ); dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3TN 3TN 2TL 1TL Tỉ lệ % 20% 30% 40% 10%
  8. Tỉ lệ chung 50% 50% TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I CƠ SỞ ĐỒNG KHỞI Năm học: 2022-2023 ĐỀ 2-Mã 1 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. (Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò số 1056. 21/4/2014) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. “Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn” được viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trên được kể bằng ngôi kể nào? A. Ngôi kể thứ nhất. B. Ngôi kể thứ hai. C.Ngôi kể thứ ba. Câu 3. Câu chuyện trên có mấy nhân vật chính? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4. Từ “mùa xuân” trong văn bản được hiểu theo nghĩa gốc, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 5. Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: “Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành”. A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D.So sánh Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả. C. Biểu cảm D. Thuyết minh. Trả lời câu hỏi: Câu 7. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản “Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn”. Câu 8. Em có đồng ý với cử chỉ và hành động của Dế Mèn trong câu chuyện không? Vì sao? PHẦN II. VIẾT (5,0 điểm)
  9. Trong cuộc sống, mẹ là người thân yêu luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất. Em hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với mẹ. ------------------------- Hết ------------------------- TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I CƠ SỞ ĐỒNG KHỞI Năm học: 2022-2023 ĐỀ 2-Mã 2 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. (Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò số 1056. 21/4/2014) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. “Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn” được viết theo thể loại nào? A. Truyện đồng thoại B. Truyện cổ tích C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trên được kể bằng ngôi kể nào? A. Ngôi kể thứ nhất. B. Ngôi kể thứ ba. C.Ngôi kể thứ hai. Câu 3. Câu chuyện có mấy nhân vật chính? A.Bốn B. Hai C. Một D. Ba Câu 4. Từ “mùa xuân” trong văn bản được hiểu theo nghĩa gốc, đúng hay sai? A. Sai B. Đúng Câu 5. Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: “Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành”. A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. So sánh. D. Nhân hóa Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Thuyết minh B. Miêu tả. C. Biểu cảm D. Tự sự. Trả lời câu hỏi: Câu 7. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản “Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn”. Câu 8. Em có đồng ý với cử chỉ và hành động của Dế Mèn trong câu chuyện không? Vì sao? PHẦN II. VIẾT (5,0 điểm)
  10. Trong cuộc sống, mẹ là người thân yêu luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất. Em hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với mẹ. ------------------------- Hết ------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – ĐỀ 2 Môn: Ngữ văn lớp 6 – Năm học 2022 - 2023 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU MĐA MĐB 5,0 1 B A 0,5 2 C B 0,5 3 C D 0,5 4 A B 0,5 5 D C 0,5 6 A D 0,5 7 Bài học em rút ra cho bản thân từ câu chuyện trên đó là phải 1,0 luôn đối xử tốt với mọi người và không nên ích kỉ, vô ơn, bạc bẽo. 8 - HS có thể nêu suy nghĩ như sau: 1,0 Em không đồng ý với cử chỉ và hành động của Dế Mèn trong câu chuyện. Vì Dế Mèn nghĩ lợi cho mình nên đã phải trả giá đắt dù thực tế hai con chim én đang giúp nó được lợi. Hai chim én đã hoàn toàn hành động xuất phát từ lòng tốt và chúng xứng đáng được nhận điều tốt đẹp. Trong xã hội không thiếu những kẻ sông thờ ơ, ích kỉ như Dế Mèn, lối sống ấy sớm muộn cũng làm Dế Mèn chịu hậu quả. Dùng sự chân thành để tạo dấu ấn, sớm muộn gì ta cũng gặt hái được quả ngọt thơm. Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm. II VIẾT 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em với mẹ. c. Kể lại trải nghiệm đáng nhớ 3.5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ với người thân (mẹ). - Tùy theo cách kể chuyện của HS, miễn có bố cục phù hơp là được. - Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân em. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
  11. --------------HẾT--------------- Định Thuỷ, ngày 15 tháng 12 năm 2022 Duyệt của BGH TTCM Người biên soạn P. Hiệu trưởng Lê Thanh Tùng Nguyễn Văn Phi Nguyễn Văn Bình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2