intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG TH& THCS VÕ THỊ SÁU KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ Văn- Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “À ơi... ngọn lửa ngày xưa Mẹ nuôi dưới đất bây giờ về đâu? Nhìn lên rực rỡ trên đầu Lửa hôm qua đã trong màu cờ bay Đất chung sống với ban ngày Người chung sống với hàng cây người trồng Lại thương con dế dưới hầm Những năm bom đạn sống cùng lời ru Đã tan những đám mây mù Ông trăng tròn giữa đêm thu mát lành Cái nôi thôi mắc cửa hầm Trắng tinh cái tã, xanh trong bầu trời "Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi" Con đường xa tắp đất thời mênh mông Gió lên từ những khu rừng Mùi hương thơm tự trong lòng của hoa Bốn phương đâu cũng quê nhà Như con tàu với những ga dọc đường Đất qua rồi những đau thương Có chăng lời hát vẫn còn mà thôi. À ơi... con ngủ... à ơi...” (Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng) Câu 1. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát. B. Thơ tự do. C. Thơ văn xuôi. D. Thơ tám chữ.
  2. Câu 2. Có mấy số từ trong câu thơ: "Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi" Con đường xa tắp đất thời mênh mông A. Một từ. B. Hai từ. C. Ba từ. D. Bốn từ. Câu 3. Từ lửa trong câu thơ “Lửa hôm qua đã trong màu cờ bay” là từ: A. đồng âm. B. đồng nghĩa. C. đa nghĩa. D. khác nghĩa. Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Bốn phương đâu cũng quê nhà Như con tàu với những ga dọc đường”? A. Điệp ngữ. B. Hoán dụ. C. Ẩn dụ. D. So sánh. Câu 5. Những khu rừng thuộc loại cụm từ nào? A. Cụm tính từ. B. Cụm danh từ. C. Cụm động từ. D. Cụm đại từ. Câu 6. Chỉ ra cách gieo vần trong câu thơ: “Từ trong lá cỏ tươi non Vượt lên mặt đất vẫn còn mảnh bom” A. cỏ - đất. B. non – bom. C. non – còn. D. còn – bom. Câu 7. Những từ nồng nàn, mênh mông thuộc loại từ nào? A. Từ ghép chính phụ. B. Từ láy bộ phận. C. Từ láy hoàn toàn. D. Từ ghép đẳng lập. Câu 8. Theo em, vì sao tác giả viết: “Đất qua rồi những đau thương Có chăng lời hát vẫn còn mà thôi”? A. Vì đất không còn chịu nhiều đau đớn, còn lại lời hát của mẹ.. B. Vì đất nước chấm dứt chiến tranh, chỉ có tình yêu thương, tiếng hát ru ngọt ngào của mẹ. C. Vì con người vun xới, chăm bồi cho đất nên không còn đau thương. D. Vì tiếng hát ru xoa dịu nỗi đau của đất. Câu 9. Nêu thông điệp của đoạn thơ. Câu 10. Cảm nhận của em về lời ru của mẹ trong đoạn thơ trên. PHẦN II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm vui nhất của bản thân. -----HẾT-----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2