
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Bánh, Mỏ Cày Bắc
lượt xem 1
download

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Bánh, Mỏ Cày Bắc” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Bánh, Mỏ Cày Bắc
- UBND HUYỆN MỎ CÀY BẮC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2024-2025 Mức độ Tổng Nội nhận % điểm dung/đơ TT Kĩ năng thức n vị kiến Nhận Thông Vận Vận thức biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện dân gian (truyền 2 2 1 0 50 thuyết, cổ tích) 2 Viết Kể lại một kỉ niệm sâu 50 1* 1* 1* 1* sắc của bản thân Tổng 20 20 10 50 100
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 -2025 MÔN: NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Chương/ Mức độ Thông TT Đơn vị Nhận Vận dụng Chủ đề đánh giá hiểu Vận dụng kiến thức biết cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận 2TL 1TL dân gian biết: 2TL (truyền - Nhận thuyết, cổ biết được tích) chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ
- văn bản - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu trong văn bản. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Xác định được
- nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Trình bày được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn
- bản. 2 Viết Kể lại Nhận một kỉ biết: niệm sâu Thông sắc của hiểu: bản thân. Vận 1TL* dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một niệm sâu sắc của bản thân. Tổng 2TL 2TL 1TL 1 TL Tỉ lệ chung 50 50 UBND HUYỆN MỎ CÀY BẮC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH Năm học: 2024-2025 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể phát đề)
- I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau: Sự tích cây vú sữa Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Một hôm, vừa đói vừa rét cậu mới tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng ở khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa. (Theo Thanh Nga, Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Thanh Niên, 2020) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (1,0 điểm) Văn bản Sự tích cây vú sữa thuộc thể loại truyện dân gian nào? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 2. (1,0 điểm) Vì sao cậu bé trong truyện Sự tích cây vú sữa bỏ nhà ra đi? Em có đồng tình với cách ứng xử của cậu bé không? Vì sao? Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu văn sau: Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Câu 4. (1,0 điểm) Chi tiết kì ảo Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về có ý nghĩa gì? Câu 5. (1,0 điểm) Sau khi đọc truyện “Sự tích cây vú sữa” em rút ra bài học gì? II. VIẾT (5,0 điểm) Viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với người thân ( Ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô…) - HẾT- UBND HUYỆN MỎ CÀY BẮC HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 ( 2024 -2025)
- Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 1 - Thể loại truyện dân gian: cổ tích. 0,5 - Truyện kể theo ngôi thứ ba. 0,5 2 - Vì bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. 0,5 - Nêu được quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình 0,25 một phần. - Lí giải được lí do lựa chọn quan điểm của bản thân. 0,25 3 - So sánh 1,0 - Câu văn gợi hình, nổi bật sắc trắng của hoa vú sữa. 4 - Tình yêu bao la mà mẹ dành cho cậu bé. 0,5 - Mẹ đã tha thứ lỗi lầm, hành động chưa đúng của con trẻ. Cách chấm: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác 0,5 nhau, đúng ý vẫn chấm trọn điểm. 5 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. Một số định hướng: - Truyện gợi nhắc mỗi người chúng ta về lòng hiếu thảo, khi 0,5 mẹ còn sống hãy yêu thương, đối xử tốt với mẹ, đừng để đến khi mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn. Từ đó học sinh có thể mở rộng về tình cảm gia đình. - Phải biết nhận ra lỗi lầm, hành động chưa đúng để kịp thời sửa chữa. 0,5 II VIẾT 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với người thân. 0,25 c. Kể lại kỉ niệm của bản thân. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các 4,0 yêu cầu sau: Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về kỉ niệm em định kể. Thân bài: - Giới thiệu chung về kỉ niệm đó. - Kể lại kỉ niệm của bản thân theo một trình tự hợp lí. + Sự việc đó bắt đầu bằng hoạt động nào của em? + Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một kỉ niệm khó quên? + Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?
- + Kết quả của sự việc đó là gì? (mặt tốt/ xấu) + Sự việc đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào? + Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra? Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm đó. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25 - HẾT-
- UBND HUYỆN MỎ CÀY BẮC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2024-2025 TT Thàn Cấp độ tư duy h Nội Nhận Thông Vận phần Số câu dung biết hiểu dụng năng lực Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Tổng Năng Truyệ I lực n dân 5 2 10% 2 20% 1 10% 40% đọc gian Viết được đoạn văn ngắn nêu 1 5% 5% 10% 20% cảm nhận về một Năng nhân II lực vật. viết Viết bài văn kể lại một trải 1 7,5% 10% 22,5% 40% nghiệ m của bản thân Tỉ lệ 22,5% 35% 42,5% 100% % Tổng 7 100% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/ Số câu hỏi theo mức độ nhận thư Chương/C Mức độ TT Đơn vị kiến Thông hiểu Vận dụn hủ đề đánh giá Nhận biết thức 1 Đọc hiểu Truyện dân Nhận biết: 2TL 2TL 1TL gian (truyền - Nhận biết thuyết, cổ
- tích) được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. (1) - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu trong văn bản. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Phân tích được đặc
- điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. (4) - Nêu được chủ đề của văn bản. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng (3) yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ VB gợi ra. (5) - Trình bày được điểm giống nhau và khác nhau giữa
- hai nhân vật trong hai văn bản. 2 Viết Viết đoạn Nhận biết: văn ngắn. Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: 1TL* 1TL* 1TL* Viết được đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật. Viết bài văn Nhận biết: kể lại một Thông trải nghiệm hiểu: của bản Vận dụng: thân Vận dụng cao: 1TL* 1TL* 1TL* Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. Tổng 2 2 3 Tỉ lệ % 22,5% 35% 42,5% Tỉ lệ chung 57,5% 42,5 UBND HUYỆN MỎ CÀY BĂC KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
- I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau: VUA HÙNG CHỌN ĐẤT ĐÓNG ĐÔ Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô của nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối. Vua cho là thế đất chưa đủ, bèn sai chim đại bàng đắp một trăm quả gò, hẹn trước khi trời sáng phải xong. Chim đại bàng khuân đá đắp được 99 quả gò, chợt có con gà ngủ gáy sáng, chim đại bàng ngỡ trời sáng, vỗ cánh bay đi. Vua Hùng đi tìm đất khác. Lại tới nơi khác, vua thấy có một ngọn núi cao sừng sững như cái trụ chống trời vươn lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh. Vua thúc ngựa lên ngọn núi, dừng ngựa đứng trông bốn phương tám hướng, rộng hẹp, thấp cao, rừng trải ra xa, khe ngòi quanh lượn, vua đẹp lòng vừa ý, mới dong ngựa từ từ xuống núi. Chợt con ngựa quay đầu, vó ngựa đập mạnh, núi lở xuống sạt mất một góc. Vua chê thế đất không vững, bèn bỏ đi. (…) Vua đi mãi nơi này nơi khác mà chưa chọn được nơi nào có thể định đô. Đi tới một vùng, trước mặt có ba con sông tụ hội, hai bên có núi Tản Viên, Tam Đảo chầu về có đồi núi gần xa, có ruộng đồng tươi tốt, có dân cư đông vui. Lại giữa vùng đồi có một quả núi cao hẳn lên như đầu một con rồng, còn những dãy núi kia như những khúc rồng uốn lượn. Vua cả mừng thấy núi non kì thú, đất tốt, sông sâu, cây cối xanh tươi. Vua Hùng chọn nơi đây làm đất đóng đô, có thế hiểm để giữ, có thế để mở, có chỗ cho muôn dân hội tụ. Đó chính là kinh đô Văn Lang ngày xưa. (Theo Nguyễn Khắc Xương, Truyền thuyết Hùng Vương, NXB Kim Đồng, 2012) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Xác định ngôi kể của câu chuyện trên. Câu 2. (0,5 điểm) Xác định nhân vật chính trong câu chuyện trên. Câu 3. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của thành ngữ “bốn phương tám hướng” trong câu văn sau: “Vua thúc ngựa lên ngọn núi, dừng ngựa đứng trông bốn phương tám hướng, rộng hẹp, thấp cao, rừng trải ra xa, khe ngòi quanh lượn, vua đẹp lòng vừa ý, mới dong ngựa từ từ xuống núi.” Câu 4. (1,0 điểm) Nhận xét của em về nhân vật vua Hùng. Câu 5. (2,0 điểm) Từ những bài học được gợi ra từ câu chuyện trên, em hãy lựa chọn một bài học mà em thấy có ý nghĩa nhất đối với bản thân, giải thích lí do về sự lựa chọn đó. II. VIẾT (5.0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. --- Hết --- UBND HUYỆN MỎ CÀY BẮC HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
- Môn: Ngữ văn lớp 6 ( 2024 -2025) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 1 Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ ba. 0,5 2 Nhân vật chính trong câu chuyện trên là vua Hùng. 0,5 3 Thành ngữ “bốn phương tám hướng” trong câu văn có nghĩa là: 1,0 Khắp mọi nơi, khắp mọi miền 4 - Vua Hùng là người tài giỏi luôn yêu nước, thương dân. 1,0 - Vua mong muốn những điều tốt đẹp cho đất nước, cho nhân dân. - Vua Hùng có tài nhìn xa trông rộng, có hiểu biết về vị trí địa lí. - Xem xét sự việc một cách toàn diện, kiên nhẫn, không nóng vội... 5 Có thể nêu 1 trong những bài học rút ra. Lý giải hợp lý: 2,0 - Phải biết yêu đất nước, yêu thương mọi người xung quanh - Ra sức học tập để sau này góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước - Phải kiên nhẫn rèn luyện, chăm chỉ học hành. - Đánh giá sự việc một cách toàn diện, khách quan... II VIẾT 5,0 Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài tự sự 0,25 b. Xác định đúng vấn đề: Kể lại một trải nghiệm của bản thân. 0, 2 c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để kể lại 4,0 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn tự sự - Giới thiệu trải nghiệm - Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến lúc kết thúc theo trình tự thời gian. - Nêu cảm nghĩ về trải nghiệm. d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết 0,25 văn bản. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về câu chuyện; có cách diễn đạt mới 0,25 mẻ, sinh động, sáng tạo. - HẾT-

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p |
671 |
81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p |
277 |
28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p |
494 |
23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
392 |
22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p |
557 |
20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p |
351 |
18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p |
386 |
16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
464 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p |
251 |
12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p |
378 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p |
312 |
10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p |
469 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p |
239 |
8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
317 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p |
230 |
7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p |
186 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p |
157 |
6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p |
141 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
