intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân

  1. A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Nội Vận dụng % Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dung/đơn vị cao điểm Kĩ TT kiến thức năng TNK TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TL Q Truyện ngắn 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Viết văn bản phân tích đặc điểm 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 nhân vật văn học. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. B. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Chương Nội TT / dung/Đơn Mức độ đánh giá Nhận Chủ đề vị kiến thức 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: ngắn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Xác định được số từ, phó từ, nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc
  3. trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. 2 Viết Viết văn Nhận biết: bản phân Thông hiểu: tích đặc Vận dụng: điểm nhân Vận dụng cao: vật trong Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm một tác văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị phẩm văn trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm học của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Tổng 3 Tỉ lệ % Tỉ lệ chung UBND QUẬN THANH XUÂN
  4. TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT ĐỀ ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ 1 KIỂM TRA HỌC Môn kiểm tra: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề kiểm tra gồm 03 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: ÁO TẾT Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: - Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi. Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó. Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về Ngoại thì mùng Hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn. Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi sách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm: - Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa? - Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được. - Vậy mầy được mấy bộ? - Có một bộ hà. Con bé Em trợn mắt: - Ít quá vậy? - Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó. - Vậy à? Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.
  5. Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó: - Còn mầy? - Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn. - Mầy sướng rồi. Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới, má nó nói hoài, “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho”. Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng: - Bộ đồ mầy mai chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen? Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen: - Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng. Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, CÓ MẶC ÁO GÌ BÍCH VẪN QUÝ BÉ EM. THIỆT ĐÓ. (Nguyễn Ngọc Tư, Xa xóm mũi, NXB Kim Đồng, 2015) Câu 1: Chủ đề của truyện Áo Tết là gì? A. Đoàn kết, gắn bó B. Lạnh lùng, vô cảm C. Yêu thương, chia sẻ D. Trung thực, thật thà Câu 2: Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai? A. Nhân vật Bích B. Nhân vật Em C. Cái áo D. Cả nhân vật Bích và nhân vật Em Câu 3: Truyện ngắn trên được kể bằng ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả ngôi thứ nhất và thứ ba Câu 4: Dấu ngoặc kép trong câu: Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới, má nó nói hoài, “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho” có tác dụng nào sau đây?
  6. A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo B. Đánh dấu tên tác phẩm nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp D. Đánh dấu lời dẫn gián tiếp Câu 5: Từ “nôn” được sử dụng trong câu: “hai đứa nôn Tết quá quá trời”. được hiểu như thế nào trong ngữ cảnh văn bản? A. Mong chờ. B. Tống những gì trong dạ dày ra đường miệng. C. Nóng vội D. Nóng nảy Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn. A. Nói quá B. Nói giảm, nói tránh C. Liệt kê D. Nhân hoá Câu 7: Các từ: “bắp” trong “bắp nướng”, “hẻm” trong “đầu hẻm”, “bự” trong “mèo bự” thuộc kiểu từ ngữ nào sau đây? A. Từ ngữ địa phương C. Từ ngữ toàn dân B. Biệt ngữ xã hội D. Từ Hán Việt Câu 8: Theo em điều gì trong câu chuyện làm cho người đọc xúc động? A. Hoàn cảnh khó khăn của gia đình B. Tình cảm yêu thương, quý mến của Bích hai bạn bé Em và Bích dành cho nhau. C. Tình cảm của cô giáo dành cho hai D. Tình cảm của nhà văn dành cho các bạn nhỏ bạn nhỏ trong truyện Câu 9: a. Tìm những chi tiết cho thấy hoàn cảnh của gia đình Bích. b. Theo em, tại sao bé Em lại nghĩ thầm: “mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui”? Câu 10: a. Em nhận xét như thế nào về mối quan hệ giữa bé Em và Bích? b. Từ câu chuyện của hai nhân vật trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? II. VIẾT (4.0 điểm) Trong quá trình học và đọc sách, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em yêu thích nhất trong những tác phẩm đã đọc. ----------------Hết----------------
  7. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Ghi chú: Điểm phần I: Trắc nghiệm (4 điểm); Tự luận; Câu 9 (1,0 điểm); Câu 10 (1,0 điểm); Điểm phần II: (4 điểm). IV. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 A 0,5 8 B 0,5 9 a. Hoàn cảnh nhà Bích: Nhà nghèo, mẹ bán bắp nướng ngoài đầu 0,5 hẻm, Tết đến chỉ được may một bộ quần áo… b. HS có thể trình bày ý kiến cá nhân nhưng thuyết phục và hợp lí. 0,5 VD: Bé Em lại nghĩ thầm: “mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui”, vì: Bé Em và Bích là đôi bạn rất thân, nhà bé Em có điều kiện khá giả hơn, còn nhà Bích có điều kiện khó khăn, vất vả hơn nên nếu bé Em mặc đẹp hơn sẽ làm cho Bích chạnh lòng, tủi thân… 10 a. Mối quan hệ giữa bé Em và Bích là mối quan hệ gắn bó giữa 0,5 những người bạn thân, thấu hiểu, quan tâm và để ý lẫn nhau. Đây là một tình bạn đẹp, đáng trân trọng b. Hs có thể nêu ra một trong các bài học sau và lý giải ý nghĩa của 0,5 bài học đó: + Trong cuộc sống, mỗi người cần phải biết quan tâm, chia sẻ với
  8. những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, tránh có lối sống ích kỉ… + Tình bạn được xây dựng trên cơ sở tình yêu thương, sự đồng cảm và sẻ chia…. II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em yêu thích c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, miễn đáp ứng được những yêu cầu sau: * Mở bài : Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học và nêu 2.5 khái quát ấn tượng về nhân vật * Thân bài : - Chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các dẫn chứng trong tác phẩm - Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn - Nêu ấn tượng của em và đánh giá, nêu suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật *Kết bài: - Nêu ấn tượng của em và đánh giá, nêu suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đặc điểm nhân vật, có 0,5 quan điểm riêng, bố cục mạch lạc, lập luận thuyết phục ---------------Hết--------------- Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, tổ chấm cần trao đổi, thống nhất để có được sự đánh giá phù hợp nhất với bài làm của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2