intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNGTH&THCSPHƯỚC Môn: Ngữ văn – Lớp 7 HIỆP Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên Họ và tên HS:................................... Lớp : 7/ I. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: BÀI THUYẾT GIẢNG Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi. Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa. Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống. Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói: Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người. (Nguồn https://truyenviet.vn/bai-thuyet-giang) Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số ít Câu 2 (0,5 điểm): Trong câu “Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi”, tác giả dùng mấy số từ? A. một B. hai C. ba D. bốn Câu 3 (0,5 điểm): Trước khi vị giáo sư đến thăm nhà, cậu bé là người thế nào? A. Lười học B. Muốn được tự do C. Chăm chỉ, siêng năng D. Em không muốn nghe thuyết giảng.
  2. Câu 4 (0,5 điểm): Trong câu “Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. nhân hóa B. so sánh C. điệp ngữ D. nói giảm, nói tránh Câu 5: (0,5 điểm): Em hiểu như thế nào về nội dung của đoạn ngữ liệu trên ? A. Lời thuyết giảng của vị giáo sư không có ý nghĩa giáo dục. B. Biết sống hòa đồng, đoàn kết, học hỏi thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. C. Vị giáo sư dạy cậu bé hãy vì mình, không cần quan tâm người khác. D. Vị giáo sư muốn dạy cho cậu bé phải biết im lặng để khỏi làm phiền. Câu 6: (0,5 điểm): Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “thuyết giảng” trong câu “vị giáo sư đã thuyết giảng cho cậu học sinh” ? A. Nói đi đôi với làm B. Cầu may mắn, bình an C. Trình bày, giảng giải một vấn đề D. Tự suy ngẫm, kết luận vấn đề Câu 7: (0,5 điểm): Theo em, vị giáo sư là người như thế nào? A. Có cách dạy thâm thúy B. Không thu hút cậu bé C. Thuyết giảng dài dòng D. Thiếu tự tin, nhút nhác Câu 8: (1 điểm): Lời nhắn gửi đến mọi người từ câu chuyện trên ? Câu 9: (1 điểm): Vị giáo sư đã dạy cho học trò của mình đức tính gí? Tác dụng của đức tính ấy trong cuộc sống? Câu 10: (0,5 điểm): Viết đoạn văn (4-6 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm thầy - trò. II. Viết (4 điểm) Em hãy viết bài văn biểu cảm về một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị…) -- Hết -- UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA
  3. TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm 1 C 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 Lời nhắn gửi đến mọi người từ câu chuyện trên: - Hãy thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. - Hãy tham gia các hoạt động thiện nguyện, chung tay giúp 8 đỡ người nghèo…. Mức 1. HS trả lời được 2 ý trên 1,0 Mức 2. HS trả lời được 1 trong 2 ý trên 0,5 Mức 3. HS trả lời nhưng không đúng hoặc không trả lời 0,0 HS trả lời theo nhiều cách khác nhau sau đây là gợi ý: I. - Vị giáo sư đã dạy cho học trò phải biết siêng năng, chăm ĐỌC chỉ. HIỂU * Tác dụng của đức tính ấy trong cuộc sống: - Siêng năng, chăm chỉ, biết học hỏi sẽ giúp chúng ta có 9 nhiều thuận lợi trong cuộc sống. - Tạo sức mạnh, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Mức 1. HS trả lời được 3 ý trên. 1,0 Mức 2. HS trả lời được 1 trong 3 ý trên 0,33 Mức 3. HS trả lời nhưng không đúng hoặc không trả lời 0 HS trả lời theo nhiều cách khác nhau sau đây là gợi ý: - Tình thầy - trò là tình cảm cao quý, thiêng liêng. Chúng ta cần trân trọng và gìn giữ tình cảm tốt đẹp ấy. - Tình thầy - trò được hình thành từ tấm lòng chân thật , ánh mắt triều mến, hành động đầy tình cảm của người 10 thầy, cách dạy dỗ ân cần, triều mến đà để lại bao nhiếu tình thương đối với các thế hệ học học trò. Mức 1. HS trả lời được 2 ý trên. 0,5 Mức 2. HS trả lời được 1 trong 2 ý trên. 0,25 Mức 3. HS trả lời nhưng không đúng hoặc không trả lời 0,0 II. viết bài văn biểu cảm về một người thân (ông, bà, cha, VIẾT mẹ, anh, chị…) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phát biểu cảm nghĩ về vấn 0,5 đề xã hội. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nêu cảm nghĩ về người 0,25
  4. thân. c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau 2,5 song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài Giới thiệu người thân trong gia đình và nêu tình cảm chung của em dành cho người đó. 2. Thân bài - Tả về ngoại hình: tuổi tác, hình dáng, gương mặt... - Tính tình. - Công việc làm hàng ngày. - Sở thích. - Cách ứng xử đối với mọi người xung quanh. - Thái độ, tình cảm của người đó đối với em. 3. Kết bài Cảm nghĩ của em về người thân trong gia đình. * Biểu điểm chung: - Điểm 4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn nghị luận, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 2,3: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănnghị luận, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn nghị luận, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Không nắm nội dung. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn 0,5 chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2