intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

9
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Thơ Đường luật Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn phân Số câu tích một tác phẩm 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % văn học 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút Nội dung/ T Đơn vị Mức độ đánh giá T kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, cách ngắt nhịp, gieo vần, biện pháp nghệ thuật. Thơ Đường Thông hiểu: luật - Hiểu được nội dung của bài thơ. - Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. Vận dụng: - Nêu được thông điệp từ bài thơ. - Trình bày được suy nghĩ về tình bạn. 2 Viết: Nhận biết: Viết bài văn phân - Xác định được kiểu bài nghị luận văn học. tích một tác phẩm văn - Xác định được bố cục bài văn, văn bản cần nghị luận. học Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng các khía cạnh của văn bản. - Nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.
  3. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.
  4. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH &THCS TRẦN PHÚ MÔN: NGỮ VĂN 8 Họ tên:………………………………………. Năm học: 2023 – 2024 Lớp: 8 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) Điểm Lời phê I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu, nước cả, khôn chài cá; Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ; Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta. (Nguyễn Khuyến, NXB Gíáo dục) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 7: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Lục bát D. Thất ngôn bát cú Câu 2. Cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ là: A. Ngắt nhịp 3/4 B. Ngắt nhịp 4/3 C. Ngắt nhịp 2/5 D. Ngắt nhịp 2/2/3 Câu 3. Hai câu thơ đầu bài thơ được gieo vần gì? A.Vần lưng. C. Vần chân. B. Vần liền. D. Vần cách. Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về bài thơ? A. Thể hiện tâm trạng lo lắng, phải đãi khách khi đến chơi nhà. B. Sử dụng từ ngữ thuần Việt, gần gũi với cuộc sống thôn quê. C. Thể hiện cuộc sống nghèo túng, khốn khó và nổi hổ thẹn với bạn. D. Thể hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết. Câu 5. Từ câu thơ thứ 2 đến câu 7, tác giả nói đến sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích gì?
  5. A. Sống khép kín không mốn gặp bạn lần sau. B. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình. C. Không muốn tiếp đãi bạn của mình. D. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc. Câu 6. Cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà”có điểm giống nhau là A. đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều thể hiện tâm trạng của chủ thể trữ tình. B. biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên. C. đều nói về tâm trạng buồn, cô đơn, chỉ một người, một tâm trạng. D. thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo Câu 7. Dòng nào sau đây là đúng khi nói về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà? A. Tình bạn mưu lợi, ích kỉ trong cuộc sống. B. Tình bạn chân thành, thắm thiết, không màng tới vật chất. C. Tình bạn nghèo nàn, thiếu thốn đủ đường. D. Tình bạn vì mục đích cá nhân trong cuộc sống. 2. Trả lời câu hỏi /Thực hiện yêu cầu sau: (HSKT không làm câu 9 và câu 10) Câu 8. (1,0 điểm) Em hãy nêu một biện pháp tu từ có trong bài thơ Bạn đến chơi nhà và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 9. (1,0 điểm) Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm đến cho em thông điệp gì?. Câu 10. (0,5 điểm) Từ thông điệp của bài thơ Bạn đến chơi nhà, em hãy trình bày đoạn văn nêu suy nghĩ về tình bạn. II. Viết (4,0 điểm). Em hãy phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến để thấy rõ tình cảm bạn bè của tác giả được nêu trong bài thơ. -------- Hết ------
  6. H ƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn lớp 8 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời D B C A D A B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Phần tự luận: Câu Nội dung Điểm Câu 8. * Biện pháp tu từ có trong bài thơ Bạn đến chơi nhà và tác dụng của biện pháp tu từ đó: - Liệt kê, … 0,5 - Tác dụng: tăng sức biểu cảm cho bài thơ (tạo sự hóm hỉnh đùa vui, yêu đời cho cảnh sống thanh bạch giản dị của tác giả) 0,5 Câu 9. * Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ: - Mức 1: Học sinh nêu được quan điểm cá nhân, phù hợp. 1,0 Gợi ý: Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả - Mức 2: Học sinh nêu được những thông điệp phù hợp nhưng 0,5 chưa sâu sắc, toàn diện, diễn đạt chưa thật rõ. - Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. 00 Câu 10. - Mức 1: Học sinh nêu được suy cá nhân về tình bạn, phù hợp. Có thể nêu những quan điểm khác nhau nhưng phải đúng với 0,5 quan điểm về đạo đức. Gợi ý:
  7. - Tình bạn là tình cảm giữa những người bạn đồng trang lứa, được xây dựng trên cơ sở hiểu và cảm thông cho nhau, cùng nhau xây dựng tình bạn chuẩn mực đạo đức, trong sáng và thân thiết, lâu bền. Tình bạn không chỉ là xuất hiện cùng nhau trong những niềm vui mà cần sẵn sàng giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau khi gặp khốn khó. Không vì lợi ích của riêng mình mà “phản bạn”, thay đổi tình cảm với bạn. Mức 2: Học sinh nêu được những những suy nghĩ về tình bạn phù hợp nhưng chưa sâu sắc, toàn diện, diễn đạt chưa thật rõ. 0,25 Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. 00 Phần II: VIẾT (4,0 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học 0,25 Mở bài: Giới thiệu được tác giả và bài thơ. Thân bài: Phân tích được đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một tác phẩm thơ thất ngôn 0,25 bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. c. Viết bài 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về 0,5 bài thơ. 2. Thân bài - Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng 0,5 thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), 0,25 - Khái quát chủ đề của bài thơ. 0,5 - Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; 0,25 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…);…). 3. Kết bài 0,5 Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 e. Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. 0,5 Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
  8. H ƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I HS KHUYẾT TẬT NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn lớp 8 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời D B C A D A B Điểm 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 Phần tự luận: Câu Nội dung Điểm Câu 8. * Biện pháp tu từ có trong bài thơ Bạn đến chơi nhà và tác dụng của biện pháp tu từ đó: - Liệt kê, … 0,25 - Tác dụng: tăng sức biểu cảm cho bài thơ (tạo sự hóm hỉnh đùa vui, yêu đời cho cảnh sống thanh bạch giản dị của tác giả) 0,5 Phần II: VIẾT (4,0 điểm)
  9. Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học 0,25 Mở bài: Giới thiệu được tác giả và bài thơ. Thân bài: Phân tích được đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một tác phẩm thơ thất ngôn 0,25 bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. c. Viết bài 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về 0,5 bài thơ. 2. Thân bài - Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng 0,5 thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), 0,25 - Khái quát chủ đề của bài thơ. 0,5 - Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; 0,25 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…);…). 3. Kết bài 0,5 Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 e. Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. 0,5 Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2