intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân

  1. UBND QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn kiểm tra: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề kiểm tra gồm 01 trang) Phần I (6,0 điểm) Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân: “[…] Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” (Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9 - tập 1, trang 162 – 163, NXB Giáo dục, 2021) 1. Điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn Làng được đặt vào nhân vật nào? Việc đặt điểm nhìn như vậy có tác dụng gì? 2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra hình thức ngôn ngữ đó? 3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp (gạch dưới, chú thích rõ câu ghép và lời dẫn trực tiếp). 4. Kể tên một tác phẩm (nêu rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 9 cũng nhắc đến nỗi nhớ quê hương, nhớ làng quê của những người đi xa. Phần II (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 – Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012) 1. Vì sao tác giả lại khẳng định: “Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão”? 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng qua hình ảnh “hoa hồng” và “chông gai” trong câu văn in đậm? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
  2. 3. Từ văn bản trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: “Để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”. ----------Hết---------- Ghi chú : Điểm phần I : 1 (1,0 điểm) ; 2 (1,0 điểm) ; 3 (3,5 điểm) ; 4 (0,5 điểm) Điểm phần II : 1 (1,0 điểm) ; 2 (1,0 điểm) ; 3 (2,0 điểm) ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM CÂU ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Phần I 1 - Điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn « Làng » được đặt vào nhân vật ông 0,5 Hai. Tác dụng: 0,5 + Giúp tác giả dễ dàng đi sâu miêu tả diễn biến tâm trạng của ông Hai ở những tình huống khác nhau. + Tạo thuận lợi cho việc bộc lộ tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến của nhân vật. 2 - Hình thức ngôn ngữ: độc thoại nội tâm 0,5 - Dấu hiệu nhận biết: 0,5 + Ông Hai tự bộc bạch cảm xúc của chính mình, không nói thành lời, không có gạch đầu dòng, nhằm thể hiện tâm trạng nhớ làng da diết. + Có các từ ngữ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: “nghĩ ngợi vẩn vơ”, “lại nghĩ”, “ông thấy mình như trẻ hẳn ra”, “lại muốn”, “nhớ làng, nhớ cái làng quá”… 3 * Hình thức: 1,5 - Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; - Đúng đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp; - Sử dụng đúng và gạch dưới một câu ghép, lời dẫn trực tiếp * Nội dung: Biết bám sát văn bản Làng và khai thác hiệu quả các tín hiệu 2,0 nghệ thuật (ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh, chi tiết, tình huống...) để làm rõ vẻ đẹp của nhân vật ông Hai với những nội dung chính: - Chất phác, thật thà; mang đậm ngôn ngữ của người nông dân (bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, rõ ràng....) - Hay lao động (khi còn ở làng ông thường cùng anh em đào hào, đắp ụ; khi ở nơi tản cư vỡ đất, trồng sắn…) - Yêu làng, yêu nước, có tinh thần kháng chiến: + Khi kháng chiến nổ ra, nghe theo lời kêu gọi của kháng chiến, của cụ Hồ
  3. ông đi tản cư. + Ở nơi tản cư, ông nhớ làng da diết, rất muốn về làng để cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Tình yêu làng, nhớ làng luôn thường trực trong ông. + Ông Hai còn rất quan tâm đến tình hình của cuộc kháng chiến: Ông thường ra phòng thông tin để ngóng trông tin tức của cuộc kháng chiến, tin tức của làng. Ông nghe được nhiều tin hay“chẳng sót một câu nào”, trước những tin chiến thắng của quân ta: "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá" Đó là biểu hiện của tình yêu làng, yêu nước tha thiết mãnh liệt của ông Hai. Niềm vui của ông là niềm vui của một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc, là niềm vui mộc mạc của một người nông dân thật thà, chất phác, của một tấm lòng yêu nước chân thành. - Nghệ thuật: + Tình huống truyện độc đáo, điểm nhìn phù hợp + Độc thoại nội tâm đặc sắc. + Sử dụng biện pháp tu từ (liệt kê, nói quá...); câu cảm thán...  Nhân vật ông Hai là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp của người nông dân thời kì đầu kháng chiến. Qua nhân vật này, ta càng yêu, càng tự hào và kính trọng những người nông dân hiền lành, chất phác nhưng son sắt một tình yêu làng, yêu nước và phơi phới niềm tin chiến thắng. 4 - Tác phẩm: Đồng chí 0,25 - Tác giả: Chính Hữu 0,25 PHẦN II 1 - Tác giả lại khẳng định: “Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão” vì: 1,0 Tuổi thiếu niên gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời 2 - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ 0,5 + Hoa hồng: Niềm vui, hạnh phúc, thuận lợi, thành công + Chông gai: Nỗi buồn, khó khăn, thất bại - Tác dụng: 0,5 + Giúp cho câu văn tăng sức gợi hình, gợi cảm, người đọc có thể hình dung rõ hơn về những thành công và thất bại trong cuộc sống. + Qua đó, tác giả muốn nhắn nhủ đến người đọc: để có hạnh phúc, thành công, chúng ta phải đối mặt và vượt qua những khó khăn, thử thách. Câu 3 * Kiểu bài nghị luận xã hội (2,0 * Vấn đề nghị luận: Y kiến: “Để trưởng thành, những thử thách và thất bại điểm) bao giờ cũng là điều cần thiết”. Hình thức: 0,5 - Đúng hình thức đoạn văn, đủ độ dài theo quy định - Trình tự mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt 1,5 (Đoạn văn dưới 1/2 trang hoặc trên 1 trang trừ 0,5 điểm) Nội dung: - Nêu vấn đề nghị luận, khẳng định quan điểm cá nhân về ý kiến (đồng ý/ không đồng ý…)
  4. - Giải thích vấn đề: + Giải thích khái niệm « thử thách », « thất bại » (thử thách là những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà ta phải trải qua ; thất bại là khi những mong muốn, những mục tiêu của mình chưa đạt được). => Ý kiến đã khẳng định ý nghĩa của những thử thách, thất bại trong cuộc đời mỗi con người, nó sẽ giúp con người trưởng thành hơn (suy nghĩ chín chắn hơn, biết cách ứng xử, có trách nhiệm, có bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống) - Bình luận : + Những thử thách, thất bại trong cuộc sống là không thể trách khỏi. + Thử thách, thất bại sẽ cho ta thêm những bài học quý báu, giúp ta rút ra được kinh nghiệm cho bản thân. + Giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về bản thân, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, khám phá được những giới hạn của bản thân ; hiểu thêm về cuộc sống, tạo cho ta động lực… Từ đó giúp ta trưởng thành hơn trong nhận thức, suy nghĩ và tình cảm. - Lấy dẫn chứng phù hợp. - Mở rộng, phản đề: Phê phán những người khi gặp thử thách, thất bại lại rơi vào bi quan, tuyệt vọng, sợ hãi, không rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, không dám đứng dạy. - Liên hệ rút ra bài học cho bản thân: dám đối diện với những thử thách, những thất bại trong cuộc sống và luôn có ý thức nhìn lại bản thân sau mỗi lần thất bại để nỗ lực, cố gắng và trưởng thành hơn. ---------------Hết--------------- Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, tổ chấm cần trao đổi, thống nhất để có được sự đánh giá phù hợp nhất với bài làm của học sinh.
  5. UBND QUẬN THANH XUÂN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn kiểm tra: Ngữ văn Ngày kiểm tra: ………… Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Tên chủ đề Vận dụng Vận dụng cao I. Văn bản: - Nhận diện điểm nhìn trần thuật - Hiểu được nhan đề Lặng lẽ - Vận dụng viết được Làng (Kim Lân) trong tác phẩm; hình thức ngôn ngữ Sa Pa; đoạn văn nghị luận văn của văn bản cho trước. - Hiểu nội dung văn bản để trả học cảm nhận về vẻ đẹp - Nhận diện được văn bản có cùng lời câu hỏi và viết đoạn văn của nhân vật ông Hai nội dung về nỗi nhớ quê hương. nghị luận văn học. trong tác phẩm; - Tích hợp sử dụng kiến thức Tiếng Việt: lời dẫn trực tiếp, các kiểu câu phân loại theo cấu tạo. Số câu 3 1 4 Số điểm 4,5 1,5 6 Tỉ lệ % 45 % 15% 60% II. Văn bản: - Nhận diện biện pháp nghệ thuật tu - Lí giải được một nội dung Viết đoạn văn nghị luận Đoạn văn trích từ trong văn bản. về một vấn đề xã hội có trong Hạt giống - Tác dụng của biện pháp tu từ liên quan đến văn bản. tâm hồn dành trong đoạn trích. cho tuổi teen, - Hiểu vấn đề xã hội cần nghị tập 2 – Nhiều tác luận. giả Số câu 2 1 3 Số điểm 3,5 0,5 4,0 Tỉ lệ % 35% 5% 40% Tổng số câu 5 2 7 Tổng số điểm 8,0 2,0 10 Tỉ lệ % 80% 20% 100%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2