intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2023 – 2024 MÔN: SINH HỌC 9 MÃ ĐỀ: SH 901 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: /12 /2023 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Tô vào phiếu trả lời chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Nội dung của di truyền học là A. nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế của hiện tượng di truyền. B. nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. C. nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền. D. nghiên cứu cơ sở vật chất, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Câu 2. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Menđen là: A. Ruồi giấm. B. Cải bắp. C. Lúa. D. Đậu Hà Lan. Câu 3. Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. C. kiểu gen của tất cả các tính trạng. D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. Câu 4. Ở đậu Hà Lan, hạt trơn (A) là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt nhăn (a). Nếu F1 được hai kiểu hình gồm hạt trơn và hạt nhăn thì kiểu gen của bố, mẹ là (1) Aa x Aa (2) Aa x aa (3) AA x aa (4) AA xAA A. (1), (3). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (2), (4). Câu 5. Ở cà chua, tính trạng cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. P: Cà chua thân cao thuần chủng x Cà chua thân thấp, kết quả F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây? A. Toàn cà chua thân cao. B. Toàn cà chua thân thấp. C. 1 thân cao : 1 thân thấp. D. 3 thân cao : 1 thân thấp. Sử dụng hình 1. Bộ nhiễm sắc thể ruồi giấm để trả lời các câu hỏi 6, 7, 8 Câu 6. Bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm cái có số lượng là A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 7. Bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm đực có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể thường? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8. Mô tả bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm cái về hình dạng: A. 1 cặp hình chữ V, 2 cặp hình hạt và 1 cặp hình que. B. 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt và 1 cặp hình que. Mã đề SH 901 Trang 2/4
  2. C. 1 cặp hình chữ V, 2 cặp hình hạt và 1 cặp hình móc. D. 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt, 1 chiếc hình móc và 1 chiếc hình que. Câu 9. Trong thí nghiệm của Moocgan, kết quả phép lai phân tích giữa ruồi đực thân xám, cánh dài lai với ruồi cái thân đen, cánh cụt là: A. 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt. B. 1 thân xám, cánh cụt: 1 thân đen, cánh dài. C. 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt. D. 3 thân xám, cánh cụt: 1 thân đen, cánh dài. Câu 10. Một tế bào cải bắp 2n = 18 giảm phân hình thành giao tử. Số NST trong mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là A. 5. B. 9. C. 18. D. 36. Câu 11. Chức năng của ADN là: A. Lưu giữ thông tin. B. Truyền đạt thông tin. C. Lưu giữ và truyền đạt thông tin. D. Tham gia cấu trúc của NST. Câu 12. Cấu trúc prôtêin bậc nào sau đây được tạo ra từ hai hoặc nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau? A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4. Câu 13. Sơ đồ nào sau đây đúng theo thứ tự về mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Biết rằng: (1) - Gen (một đoạn ADN); (2) - Prôtêin; (3) – mARN; (4) - Tính trạng. A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (3) → (2) → (4). C. (1) → (2) → (4) → (3). D. (1) → (3) → (4) → (2). Câu 14. Trong quá trình hình thành chuỗi axit amin, các loại nuclêôtit ở mARN và tARN khớp với nhau theo nguyên tắc bổ sung là: A. A với T và G với X. B. A với G và T với X. C. A liên kết với X và G liên kết với T. D. A liên kết với U và G liên kết với X. Câu 15. Bản chất mối liên hệ giữa prôtêin và tính trạng là gì? A. Prôtêin tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện. B. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng. C. Prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện. D. Prôtêin đóng vai trò xúc tác cho mọi quá trình sinh lí của tế bào và cơ thể, tạo điều kiện cho tính trạng được biểu hiện. Câu 16. Một ADN tái bản 6 lần. Số ADN con được tạo ra là A. 6. B. 32. C. 64. D. 128. Câu 17. Đề cập đến chức năng của ARN, nội dung nào sau đây không đúng? A. rARN có vai trò tổng hợp các chuỗi pôlypeptit đặc biệt tạo thành ribôxôm. B. mARN là bản phiên mã từ mạch khuôn của gen. C. tARN vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin. D. rARN vận chuyển axit amin và chuyển đổi trình tự các nucleotit trên ARN. Câu 18. Sự thay đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit của cấu trúc gen gọi là: A. Thường biến. B. Đột biến gen. C. Đột biến cấu trúc NST. D. Đột biến số lượng NST. Câu 19. Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. B. ngay ở thế hệ sau. C. ngay ở cơ thể mang đột biến. D. khi ở thể đồng hợp. Mã đề SH 901 Trang 2/4
  3. Câu 20. Nếu cặp NST thứ 21 ở người có thêm một chiếc NST sẽ gây ra A. bệnh hồng cầu hình liềm. B. hội chứng Down. C. bệnh ung thư máu. D. hội chứng Tơcnơ. Câu 21. Đột biến cấu trúc NST là A. những biến đổi liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. B. những biến đổi về cấu trúc NST. C. những biến đổi về số lượng NST. D. những biến đổi về kiểu hình của sinh vật. Câu 22. Thể đa bội thường gặp ở A. thực vật. B. động vật. C. người. D. vi sinh vật. Câu 23. Sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tạo nên A. thể tam bội. B. thể đa bội. C. thể dị bội. D. thể lục bội. Câu 24. Thời điểm gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là: A. Kì trung gian. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 25. Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả: A. Gây chết hoặc làm giảm sức sống. B. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể. C. Không ảnh hưởng gì đến đời sống sinh vật. D. Có thể chết khi là hợp tử. Câu 26. Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số NST ở thể lục bội là A. 8 NST. B. 25 NST. C. 36 NST. D. 72 NST. Câu 27. Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nuclêôtit loại G của gen là 600. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến nào ? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen). A. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. B. Mất một cặp A – T. C. Thay thế một cặp G – X. bằng một cặp A – T D. Thêm một cặp G – X. Câu 28. Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây? A. Lặp đoạn NST. B. Chuyển đoạn trên 1 NST. C. Mất đoạn NST. D. Chuyển đoạn tương hỗ. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1 điểm): Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau: Mạch 1: − T – T – G – X – T – X – G – T – A – │ │ │ │ │ │ │ │ │ Mạch 2: − A – A – X – G – A – G – X – A – T − Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2. Câu 2 (1 điểm): Vào những năm 80 của thế kỷ XX, việc ra đời của công nghệ ADN ứng dụng trong điều tra và xét xử tội phạm đã mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển của khoa học hình sự thế giới. Ngày nay những bằng chứng dựa trên ADN ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, không những trong việc nhận diện tội phạm, mà còn giúp những người vô tội thoát khỏi vòng lao lý. Bằng những kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao ADN là trợ thủ đắc lực trong giám định dấu vết tội phạm? Mã đề SH 901 Trang 2/4
  4. Câu 3 (1 điểm): Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của cà độc dược là 2n = 24. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể không nhiễm? ********** Chúc các con làm bài tốt ************ Mã đề SH 901 Trang 2/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2