Trường THCS Hồ Hảo Hớn<br />
Lớp 8…..<br />
Họ và tên: ……………………………..<br />
<br />
Điểm:<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I, 2017-2018<br />
Môn: SINH HỌC 8<br />
Thời gian: 45 phút<br />
<br />
Lời phê của giáo viên:<br />
<br />
ĐỀ 1<br />
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm - thời gian làm bài 15 phút)<br />
Khoanh tròn chữ cái A, B, C, D đứng trước ý câu trả lời đúng ở các câu sau:<br />
Câu 1. Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là:<br />
A. hệ hô hấp.<br />
B. hệ thần kinh.<br />
C. hệ tiêu hóa.<br />
D. hệ bài tiết.<br />
Câu 2. Cơ thể người chia làm:<br />
A. 2 phần.<br />
B. 3 phần .<br />
C. 4 phần.<br />
D. 5 phần.<br />
Câu 3. Chức năng của hệ vận động là:<br />
A. nâng đỡ, vận động cơ thể.<br />
C. trao đổi khí với môi trường.<br />
B. bài tiết chất cặn bã.<br />
D. vận chuyển các chất.<br />
Câu 4. Khi hệ thần kinh bị tổn thương<br />
A. không ảnh hưởng đến hoạt động cơ thể.<br />
B. ảnh hưởng đến hoạt động của một vài cơ quan khác trong cơ thể.<br />
C. ảnh hưởng đến tất cả hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.<br />
D. hoạt động bài tiết bị ngừng trệ.<br />
Câu 5. Xương dài ra là nhờ sự phân chia của các tế bào<br />
A. tủy xương .<br />
B. sụn tăng trưởng .<br />
C. mô xương xốp.<br />
D. màng xương.<br />
Câu 6. Xương to ra là nhờ sự phân chia của các tế bào<br />
A. mô xương cứng.<br />
C. sụn tăng trưởng.<br />
B. khoang xương.<br />
D. màng xương.<br />
Câu 7. Trong vòng tuần hoàn nhỏ nơi máu về tim ở:<br />
A. tâm thất phải. B. tâm thất trái.<br />
C. tâm nhĩ trái.<br />
D. tâm nhĩ phải.<br />
Câu 8. Ngăn tim có thành cơ dày nhất là<br />
A. tâm thất trái.<br />
B. tâm thất phải.<br />
C. tâm nhĩ trái.<br />
D. tâm nhĩ phải.<br />
Câu 9. Bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp là:<br />
A. lông mũi và miêm mạc mũi.<br />
B. khí quản.<br />
C. phế quản.<br />
D. phổi.<br />
Câu 10. Nơi xảy ra sự trao đổi khí trong hệ hô hấp là:<br />
A. khoang mũi.<br />
B. khí quản.<br />
C. phế nang.<br />
D. phế quản.<br />
Câu 11. Loại chất nào không biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa?<br />
A. Prôtêin, tinh bột, lipit.<br />
C. Tinh bột chín.<br />
B. Axit nucleic, axit.<br />
D. Nước, vitamim, muối khoáng.<br />
Câu 12. Các chất trong thức ăn được biến đổi hoàn toàn ở ruột non là<br />
A. prôtêin, lipit, gluxit.<br />
C. đường đơn, glixerin.<br />
<br />
B. axit nucleic.<br />
Trường THCS Hồ Hảo Hớn<br />
Lớp 8…..<br />
Họ và tên: ……………………………..<br />
<br />
Điểm:<br />
<br />
D. tinh bột, axit béo.<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I, 2017-2018<br />
Môn: SINH HỌC 8<br />
Thời gian: 45 phút<br />
<br />
Lời phê của giáo viên:<br />
<br />
ĐỀ 2<br />
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm - Thời gian làm bài 15 phút)<br />
Khoanh tròn một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước ý câu trả lời đúng ở các câu sau:<br />
Câu 1. Cơ thể người chia làm:<br />
A. 2 phần.<br />
B. 3 phần.<br />
C. 4 phần .<br />
D. 5 phần.<br />
Câu 2. Chức năng của hệ vận động là:<br />
A. nâng đỡ.<br />
C. vận chuyển các chất.<br />
B. bài tiết chất cặn bã.<br />
D. vận động cơ thể.<br />
Câu 3. Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi<br />
A. cơ hoành.<br />
B. cơ tim.<br />
C.cơ trơn.<br />
D.cơ vận động.<br />
Câu 4. Khoang ngực chứa bộ phận nào?<br />
A. Tim, dạ dày.<br />
B. Ruột, gan.<br />
C. Thận, phổi.<br />
D. Tim, phổi.<br />
Câu 5. Trong cơ thể có mấy loại khớp?<br />
A. 2 loại.<br />
B. 3 loại.<br />
C. 4 loại.<br />
D. 5 loại.<br />
Câu 6. Khớp có vai trò bảo vệ nội quan, nâng đỡ là:<br />
A. Khớp động.<br />
C. Khớp bán động.<br />
B. Khớp bất động.<br />
D. Khớp động và bán động.<br />
Câu7. Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ<br />
A. tâm thất trái.<br />
B. tâm nhĩ trái.<br />
C. tâm thất phải.<br />
D. tâm nhĩ phải.<br />
Câu 8. Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ<br />
A. tâm thất trái.<br />
B. tâm nhĩ trái.<br />
C.tâm thất phải.<br />
D. tâm nhĩ phải.<br />
Câu 9. Nơi xảy ra sự trao đổi khí trong hệ hô hấp là:<br />
A. khoang mũi.<br />
B. khí quản.<br />
C. phế nang.<br />
D. phế quản.<br />
Câu 10. Bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp là:<br />
A. lông mũi và miêm mạc mũi.<br />
C. phổi.<br />
B. phế quản.<br />
D. khí quản.<br />
Câu 11. Loại chất nào không biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa?<br />
A. Nước, vitamim, muối khoáng.<br />
C. Tinh bột chín.<br />
B. Axit nucleic, axit.<br />
D. Prôtêin, tinh bột, lipit.<br />
Câu 12. Những loại chất trong thức ăn cần được tiêu hóa ở ruột non?<br />
A. Tinh bột và prôtêin.<br />
C. Tinh bột và lipít.<br />
B. Tinh bột và đường đôi, prôtêin và lipít. D. Prôtêin, lipít và nước.<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA SINH 8 HỌC KÌ I (2017 – 2018)<br />
<br />
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm, thời gian làm bài 30 phút)<br />
Câu 1. (1,5đ)<br />
Giải thích hiện tượng liền xương khi gãy xương?<br />
Câu 2. (2,5đ)<br />
Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Cho biết cấu tạo ngoài của tim như<br />
thế nào?<br />
Câu 3. (1,5đ)<br />
a) Nguyên nhân gián đoạn hô hấp.<br />
b) Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt khi cấp cứu người.<br />
Câu 4.(1,5đ)<br />
Hoạt động tiêu hóa ở ruột non diễn ra như thế nào?<br />
.................................................................................................................................................................<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA SINH 8 HỌC KÌ I (2017 – 2018)<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)<br />
Mỗi câu đúng 0,25 điểm<br />
ĐỀ 1<br />
1C<br />
2B<br />
3A<br />
4C<br />
5B<br />
6D<br />
7C<br />
8A<br />
9D<br />
10C<br />
11D<br />
12A, B<br />
ĐỀ 2<br />
1B<br />
2 A, D<br />
3A<br />
4D<br />
5B<br />
6B<br />
7D<br />
8B<br />
9C<br />
10 C<br />
11 A<br />
12 C<br />
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)<br />
Câu 1.(1,5đ)<br />
Giải thích hiện tượng liền xương khi gãy xương: khi xương bị gãy được cố định màng<br />
xương sẽ phân chia tạo nên các tế bào xương mới, các tế bào này liên kết với nhau hình thành<br />
lớp màng xương nối hai phần xương gãy, lớp màng này ngày một dày, đồng thời với quá trình<br />
canxi hóa làm cho xương gãy được hàn lại.<br />
Câu 2.(2,5đ)<br />
* Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo là: (1,25 điểm)<br />
- Hệ tuần hoàn gồm: tim và hệ mạch<br />
- Tim 4 ngăn chia làm 2 nửa: Nửa phải có máu đỏ thẫm; nửa trái có máu đỏ tươi. Mỗi<br />
nửa gồm TN (ở trên); TT (ở dưới).<br />
- Hệ mạch: + ĐM: xuất phát từ TT.<br />
+ TM: trở về TN.<br />
+ Mao mạch: Nơi tiếp giáp giữa ĐM và TM .<br />
* Cấu tạo ngoài: (0,75 điểm)<br />
- Tim có hình chóp<br />
- Bên ngoài được bao bạo bởi 1 màng tim bằng mô liên kết, mặt trong màng tim tiết<br />
ra một chất dịch giúp tim hoạt động dễ dàng<br />
Câu 3. (1,5đ)<br />
a) Nguyên nhân gián đoạn hô hấp (0,5đ)<br />
+ khi chết đuối, khi bị điện giật, bị thiếu khí hay có nhiều khí độc.<br />
b) Phương pháp hà hơi thổi ngạt khi cấp cứu người chết đuối: (1đ)<br />
+ Đặt nạn nhân nẳm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay<br />
+ Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn<br />
nhân, không để không khí thoát ra ngoài chổ tiếp xúc với miệng.<br />
+ Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp<br />
+ Thổi liên tục với 12- 20 lần / phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn<br />
định bình thường.<br />
Câu 4. (1,5đ)<br />
- Biến đổi lí học: thức ăn được hòa loãng trộn điều dịch tiêu hóa, phân nhỏ thức ăn (0,5)<br />
- Biến đổi hóa học(1đ)<br />
+ Tinh bột thành đường đơn<br />
+ Prôtêin thành axitamin<br />
+ Lipit thành glixêrin và axit béo<br />
+ Axit nuclêic thành nuclêôtit<br />
<br />