ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM 2017-2018 TRƯỜNG TIỂU HỌC HỮU VINH I. Bài kiểm tra đọc ( 10 đ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến 18 SGK Tiếng Việt 3 tập I . (Do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước ghi rõ tên bài đoạn đọc và số trang vào phiếu) cho từng học sinh bốc thăm, đọc thành tiếng. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) (Thời gian: 35 phút) Đọc bài đọc sau: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ 1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉn cười hiền hậu: - Nào, bác cháu ta lên đường! Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường. 2. Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát. 3. Nghe đằng trước có tiếng hỏi: - Bé con đi dâu sớm thế? Kim Đồng nói: - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi: - Già ơi ! Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa đấy ! 4. Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm. Theo TÔ HOÀI Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? A. Đi liên lạc với cán bộ. B. Dẫn đường cho cán bộ tránh bọn Tây. C. Đi đón thây mo về cúng cho mẹ ốm. Câu 2: Vì sao Bác cán bộ phải đóng vai một ông già người Nùng ? 1. Bác cán bộ già rồi. B. Bác muốn làm thầy cúng C. Để tránh bọn Tây nhận ra cán bộ của cách mạng. Câu 3: Khi gặp Tây đồn đem lính đi tuần Kim Đồng đã: A. Bình tĩnh huýt sáo B. cuống lên C. Kêu ầm lên Câu 4: Chọn câu đúng nhất nói lên cách đi đường của hai bác cháu trong bài Người liên lạc nhỏ: A. Người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường. B. Hai bác cháu cùng đi. C. Vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Câu 5: Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau Lưng đá to lù lù cao ngập đầu người. Câu 6: Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? ................................................................................................................................................ .................................................................................................................................. Câu 7: Gạch chân các hình ảnh so sánh trong câu sau: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan Câu 8: Bộ phận trả lời câu hỏi Ai trong câu: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm là: A. Anh Kim Đồng B. rất nhanh trí C. dũng cảm Câu 9: Hãy viết một câu theo mẫu Ai là gì ? ......................................................................................................................................... II. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết (4 điểm) - Thời gian 15 phút Bài: Về quê ngoại Em về quê ngoại nghỉ hè Gặp đầm sen nở mà mê hương trời Gặp bà tuổi đã tám mươi Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa Gặp trăng gặp gió bất ngờ Ỏ trong phố chẳng bao giờ có đâu Bạn bè ríu rít tìm nhau Qua có đường đất rực màu rơm phơi Bóng tre mát rợp vai người Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm. 2. Tập làm văn (6 điểm) - Thời gian 25 phút Đề bài: Em hãy nói về quê hương hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau: a, Quê em ở đâu ? b, Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ? c, Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ? d, Tình cảm của em với quê hương như thế nào?