intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 - THPT Lê Hoàng Chiếu

Chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Lệ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

551
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 - THPT Lê Hoàng Chiếu" có cấu trúc đề gồm 2 phần: phần 1 với 16 câu hỏi bài tập trắc nghiệm, phần 2 tự luận được chọn theo chương trình chuẩn hoặc nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 - THPT Lê Hoàng Chiếu

  1. Trường THPT Lê Hoàng Chiếu ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ K10 THỜI GIAN 60 PHÚT( TN:25 P; TL: 35P) PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nhận định nào sau đây là chính xác nhất: A. Một vật được xem là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi B. Một hệ quy chiếu gồm vật mốc, mốc thời gian và đồng hồ C. Để xác định vị trí của một vật ta cần chọn một vật làm mốc D. Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đối với vật khác theo độ dài đường đi Câu 2. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox, với vận tốc là v, gốc thời gian t0=0, tọa độ ban đầu x0=0 có dạng: A. x=x0+v.t B. x=v.t C. x=x0+v.(t-t0) D. x= v.(t-t0) Câu 3. Chọn câu Sai ? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì : A. gia tốc là đại lượng không đổi B. vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian C. quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian D. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc Câu 4. Một chất điểm chuyển động theo chiều dương trên một đường thẳng khi qua vị trí A có vận tốc là 2m/s sau đó chất điểm chuyển động nhanh dần đến B có vận tốc tại đó là 4m/s, thời gian từ A đến B là 5giây. Gia tốc của chất điểm có giá trị : A. -0,4m/s2 B. 0,4m/s2 C. 2,5m/s2 D. -2,5m/s2 Câu 5. Từ độ cao 45 mét một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc rơi tự do g=10m/s2. Vận tốc vật khi chạm đất có giá trị: A. 21,21m/s B. 9,48m/s C. 30m/s D. 42,42m/s Câu 6. Gọi r, v, ω , T, lần lượt là bán kính đường tròn quỹ đạo, tốc độ dài, tốc độ góc, chu kì, tần số của một vật chuyển động tròn đều. Biểu thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa các đại lượng trên: 1 1 2π A. v=r.ω;T= ; T = 2π .ω B. v=r.ω;T= ; f = f f ω v 1 v 1 ω C. ω = ;T= ; f = 2π .ω D. ω = ;T= ; f = r f r f 2π Câu 7. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc là 6,5km/h đối với dòng n ước chảy, vận tốc của dòng nước chảy đối với bờ sông là 1,5km/h. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của chiếc thuyền. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông có giá trị: A. 8km/h B. -8km/h C. 5km/h D. -5km/h Câu 8. Nhận định nào sau đây là chính xác? A.Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng như các lực đó B. Phân tích lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng như các lực đó C. Tổng hợp lực là thay thế một lực bằng nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật có tác dụng như các lực đó D. Phân tích lực là thay thế một lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực khác tác dụng vào vật đó Câu 10. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng vào vật, độ lớn gia tốc tỉ lệ thuận với khối lượng vật và tỉ lệ nghịch với độ lớn lực tác dụng vào vật B. Nếu một vật chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ bắt đầu chuyển động C. Nếu lực tác dụng thuộc loại gì thì phản lực cũng thuộc loại đó D. Trọng lượng của một vật đặt tại một điểm trên mặt đất có giá trị thay đổi phụ thuộc vào độ cao và vĩ độ Câu 11. Một vật có khối lượng 2kg trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 1,5m/s 2, lấy g=10m/s2. Độ lớn hợp lực của các lực tác dụng vào vật có giá trị bao nhiêu? So sánh độ lớn hợp lực trên với trọng lượng vật. A. Fhl=3N, Fhl>P B. Fhl=30N, FhlP D. Fhl=3N, Fhl
  2. −11 N .m 2 N .m 2 C. G = 6, 67.10 D. G = 6, 67.1011 kg 2 kg 2 Câu 13. Một lò xo có độ cứng 25N/m khối lượng không đáng kể, được treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật nặng có trọng lượng 1N thì lò xo dãn ra một đoạn: A. 0,4m B. 0,4cm C. 0,04cm D. 0,04m Câu 14. Từ độ cao 5 mét so với mặt đất, một vật được ném theo phương ngang với vận tốc 5m/s, lấy g=10m/s 2. Tầm bay xa vật có giá trị: A. 5 mét B. 50 mét C. 500 mét D. 0,5 mét Câu 15. Một vật có khối lượng m trượt trên mặt sàn nằm ngang với độ lớn áp lực do mặt sàn tác dụng lên vật gấp 4 lần độ lớn lực ma sát của vật. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn có giá trị : A.0,4 B. 0,25 C. 0,5 D. 0,2 Câu 16. Gọi m, v, ω , aht lần lượt là khối lượng, tốc độ dài, tốc độ góc, gia tốc hướng tâm của một vật chuyển động trên đường tròn bán kính r. Biểu thức nào sau đây dùng để tính độ lớn lực hướng tâm của vật : v2 v2 A. Fht = m. = m.ω 2 .r = m.aht B. Fht = m. = m.ω.r 2 = m.aht r r v v2 C. Fht = m. = m.ω 2 .r = m.aht D. Fht = m. = m.ω 2 .r 2 = m.aht r r
  3. Trường THPT Lê Hoàng Chiếu ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ K10 THỜI GIAN 60 PHÚT( TN:25 P; TL: 35P) Phần tự luận ( 6 điểm) Phần chung( 4 điểm) Câu 1. Một vật có khối lượng 1,5kg đang nằm yên trên mặt sàn nằm ngang, người ta tác dụng vào vật một lực kéo có độ lớn không đổi F=6N theo phương ngang làm vật bắt đầu trượt trên mặt sàn nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,25. Lấy g=10m/s2. a. Tìm gia tốc vật b. Tính đoạn đường mà vật trượt được sau 5 giây kể từ khi tác dụng lực kéo Câu 2. Một vật được ném từ điểm A ở độ cao 31,25mét so với mặt đất, với vận tốc ban đầu 6m/s theo phương nằm ngang, bỏ qua lực cản của không khí, lấy g=10m/s2. a. Xác định thời gian để vật chạm đất b. Xác định tầm bay xa của vật Câu 3. Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời, biết khối lượng của Trái Đất là 6.1024kg, khối lượng Mặt Trời là 2.1030kg, khoảng cách từ tâm Trái Đất đến tâm Mặt Trời là 149,6.106km. Phần tự chọn:( 2 điểm) Học sinh chọn phần A hoặc phần B Phần A. Câu 4A. Một lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng K, chiều dài tự nhiên lò xo là l0 , lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên cố định đầu dưới treo vật khối lượng 400gam thì chiều dài lò xo khi đó là 32cm. Khi treo thêm vật nữa có khối lượng 200gam thì chiều dài lò xo khi đó là 34cm. Lấy g=10m/s2. Tìm chiều dài tự nhiên l0 và độ cứng K của lò xo. Câu 5A. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1=F2=50N. a. Tính độ lớn hợp lực giữa hai lực trên biết góc hợp bởi hai lực trên có giá trị 600 b. Để độ lớn lực tổng hợp của hai lực trên có giá trị 50 2 N thì góc hợp bởi hai lực trên có giá trị bao nhiêu? Phần B. Câu 4B. Một lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng K, chiều dài tự nhiên lò xo là l0 , lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên cố định đầu dưới treo vật khối lượng 400gam thì chiều dài lò xo khi đó là 32cm. Khi treo thêm vật nữa có khối lượng 200gam thì chiều dài lò xo khi đó là 34cm. Lấy g=10m/s2. Tìm chiều dài tự nhiên l0 và độ cứng K của lò xo. Câu 5B. Một thanh OA có khối lượng không đáng kể dài 40cm có thể quay quanh trục nằm ngang O. Người ta tác dụng vào đầu A của thanh một lực F=10N theo phương vuông góc với r thanh OA(hình vẽ) F a. Tính mômen của lực F đối với trục quay O A b. Để mômen của lực F đối với trục quay O có giá trị là 25N.m thì cần phải tác dụng vào đầu A một lực F theo phương vuông góc với thanh có độ lớn là bao nhiêu? O
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2