intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản

  1. Điểm: TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN KIỂM TRA HỌC KÌ  II Họ và tên:……………………… NĂM HỌC: 2022- 2023 Lớp:……….. MÔN: GDCD 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ BÀI I. PHẦN I: Trắc nghiệm (3 điểm)(Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất.) Câu 1: Bạo lực tinh thần là hành vi: A. Cỗ vũ B. Khen ngợi C. Lăng mạ D. Ghen ghét Câu 2:  Sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột thuộc nhóm nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường? A. Khách quan. B. Trực tiếp. C. Chủ quan. D. Gián tiếp. Câu 3: Để phòng, chống bạo lực học đường theo quy định tại Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học, hành vi nào dưới đây học sinh không được làm? A. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. B. Chia công việc để hỗ trợ nhau cùng thực hiện. C. Cùng nhau tham gia lao động. D. Đoàn kết xây dựng tập thể lớp tiên tiến. Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây là bạo lực học đường? A. Quan tâm giúp đỡ bạn khi khó khăn C. Chửi bới, đe doạ bạn B. Chép bài hộ bạn khi bạn bị ốm. D. Giảng lại bài khi bạn chưa hiểu Câu 5:  Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn T và bạn M bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh P khi đi học về. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời. C. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau. D. Gặp P để báo cho bạn thông tin mà mình nghe được. Câu 6: Bạo lực học đường gây ảnh hưởng, tổn hại về A. vật chất. B. thể chất và vật chất. C. tinh thần. D. thể chất và tinh thần. II.PHẦN II: Tự luận (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Nêu khái niệm và vai trò của gia đình? Câu 2: (2 điểm) Vì sao phải ứng phó với tình huống căng thẳng? Câu 3: (1 điểm) Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội ? Câu 4: (1 điểm) Tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia. a. Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? b. Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. I. PHẦN I: Trắc nghiệm (3 điểm) - Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm. Câu 1 Câu Câu 3 Câu 4 Câu Câu 6 2 5 C C A C B D II.PHẦN II: Tự luận (7 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Gia đình là: - Là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. - Làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật. 3 Vai trò của gia đình: - Là mái ấm yêu thương. - Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. - Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên. 2 Phải ứng phó với tình huống căng thẳng vì: - Khi những tình huống căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. 2 - Khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về vật chất và tinh thần. - Mất niền tin và phương hướng trong cuộc sống.. 3 - Bản thân em đã có những biện pháp để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội: + Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh. 1 + Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. + Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. + Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương. 4 a. Không đồng tình với suy nghĩ của C. b. Đưa ra lời khuyên với C: - Giải thích với C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ 1 nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định. - Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và
  3. góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2