Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh
lượt xem 3
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn GDCD - Lớp 7 (2023- 2024) Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Tổng Mức độ đánh giá Nhận biết Thông Vận Vận Số câu Tổng hiểu dụng dụng điểm Mạch Nội cao nội dung dung/Chủ TN TL TN T T TL T T T T đề/Bài L N N L N L Giáo 1. Phòng, 3 / 1 1 / / / / 4 1 333 dục kỉ chống bạo năng lực học sống đường Giáo 2. Phòng, 6 / 2 / / 1 / 1 8 2 5.67 dục chống tệ pháp nạn xã hội luật 3. Quyền 3 / / / / / / / 3 / 1 và nghĩa vụ của công dân trong gia đình Tổng số 12 / 3 1 / 1 / 1 15 3 10 câu Tỉ lệ % 40 / 10 20 / 20 10 50 50 100 % % % % % Tỉ lệ 40 30 20 10 50 50 100 chung BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 7 (Thời gian: 45 phút) Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận Mức độ đánh giá Mạch dung/chủ thức TT nội đề/bài Vận Nhận Thông Vận dung dụng biết hiểu dụng cao Nhận biết : 1 1. Phòng, - Nêu được các biểu hiện chống bạo của bạo lực học đường. 1 TN 3TN lực học - Nêu được một số quy 1TL đường định cơ bản của pháp luật
- liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. Thông hiểu: - Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. - Trình bày được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường. Vận dụng: - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường. Vận dụng cao: Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. 2. Phòng, Nhận biết: chống tệ - Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Thông hiểu: - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội. - Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với 2 TN 6TN 1TL 1TL bản thân, gia đình và xã hội. Vận dụng: - Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội. - Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Vận dụng cao: Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 3. Quyền Nhận biết: và nghĩa - Nêu được khái niệm gia vụ đình. của công - Nêu được vai trò của gia dân đình. trong gia - Nêu được quy định cơ đình bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Thông hiểu: Nhận xét được việc thực 3TN hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác. Vận dụng: Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể. Tổng 3TN 1TL 1TL 12TN 1TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100% TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: GDCD – Lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau,rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Những hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với A. tệ nạn xã hội. B. đời sống xã hội. C. cuộc sống xã hội. D. đời sống con người. Câu 2. Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội? A. Tổ chức và môi giới mại dâm. B. Buôn bán, sử dụng chất ma túy. C. Xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường. D. Tổ chức hoạt động đánh bài ăn tiền. Câu 3. Đối với cộng đồng xã hội, tệ nạn xã hội để lại hậu quả nào sau đây? A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần. B. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
- C. Tổn thất kinh tế, hạnh phúc tan vỡ. D. Tổn hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội? A. Thiếu những môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh. B. Sự thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ,… C. Pháp luật không có quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội. D. Thiếu sự giáo dục, quan tâm từ phía gia đình. Câu 5. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào dưới đây? A. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm. B. Tự do kinh doanh những mặt hàng đúng quy định. C. Tố giác những người có hành vi vi phạm pháp luật. D. Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống ma túy. Câu 6. Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Anh K lén lút trồng cây cần sa trong vườn để bán kiếm lời. B. Ông B tố giác bà Y thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan. C. Bạn B tích cực tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy. D. Chị H thiết lập lối sống lành mạnh, tuân thủ pháp luật. Câu 7. Luật Trẻ em năm 2016 không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Xây dựng các khu vui chơi lành mạnh. B. Cho trẻ em sử dụng chất kích thích. C. Bán cho trẻ em rượu, bia, thuốc lá. D. Bán những thực phẩm có hại cho trẻ em. Câu 8. Một trong những nguyên nhân của tệ nạn xã hội là gì? A . Ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ. B. Học hành dở dang. C. Vô lễ với cha, mẹ. D. Lười suy nghĩ. Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với mỗi người? A. Là mái ấm yêu thương. B. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên. C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. D. Là môi trường làm việc hiệu quả. Câu 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được quy định cụ thể nhất trong văn bản luật nào? A. Luật hình sự. B. Luật dân sự. C. Hiến pháp. D. Luật hôn nhân và gia đình. Câu 11. Chọn từ, cụm từ phù hợp để hoàn chỉnh câu sau: Cha mẹ có ........ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con. A. quyền và trách nhiệm. B. nghĩa vụ. C. trách nhiệm. D. quyền và nghĩa vụ. Câu 12. Theo em, hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng chống bạo lực học đường? A. Bình tĩnh, kiềm chế khi bị người khác khiêu khích. B. Đánh nhau ở trong trường và nơi công cộng. C. Nói những câu thách thích người có hành vi bạo lực. D. Để mặc cho sự việc xẩy ra. Câu 13. Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.. B. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. C. mong muốn thể hiện bản thân. D. sự thiếu hụt kĩ năng sống. Câu 14. Hãy cho biết ý kiến nào dưới đây là đúng? A. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe thể chất. B. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau. C. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra. D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục. Câu 15. Để phòng tránh bạo lực học đường, mỗi học sinh cần phải làm gì? A. Sử dụng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn, xích mích trong trường. B. Đua đòi tham gia những trò chơi mang tính bạo lực và tệ nạn xã hội.
- C. Sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trong nhà trường. D. Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1.(2đ) Em hãy nêu nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường? Câu 2.(2đ) Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội? Câu 3.Tình huống. Ông D là hàng xóm của gia đình T thường xuyên tổ chức sử dụng ma tuý cho thanh niên trong thôn. Thấy T hay sang chơi, ông D đã dụ dỗ T cùng thử ma tuý. Trước hành vi của ông D, T kiên quyết từ chối không dùng thử nên bị ông D cho mấy người nghiện ngập đe doạ. Thấy T có biểu hiện lo lắng, qua trò chuyện, bố mẹ biết được hành vi của ông D đối với con mình nên đã tố giác với cơ quan công an. Câu hỏi: a) Em hãy nhận xét hành vi của ông D, T và bố mẹ T b) Có ý kiến cho rằng, hành vi của ông D chỉ bị xử phạt hành chính là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: GDCD – Lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau,rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS? A. Cờ bạc, mê tín dị đoan. B. Rượu chè, ma túy. C. Thuốc lá, mại dâm. D. Ma túy và mại dâm. Câu 2. Hành vi nào dưới đây không phải là tệ nạn xã hội? A. Trồng các loại cây có chứa chất ma túy. B. Bán dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm. C. Hành nghề mê tín dị đoan (bói toán, cúng,…) D. Xả rác thải không đúng nơi quy định. Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội? A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, trí tuệ. B. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. C. Chỉ gây tổn hại về sức khỏe, thể chất. D. Suy kiệt tài chính, tan vỡ hạnh phúc. Câu 4. Chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây để tránh vấp phải tệ nạn xã hội? A. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội. B. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội. C. Thử tham gia tệ nạn xã hội một lần cho biết. D. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội. Câu 5. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lôi kéo trẻ em A. sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ. B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu. C. tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh. D. vui chơi, giải trí lành mạnh. Câu 6. Nhân vật nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Chị T lôi kéo bạn M tham gia vào đường dây mại dâm.
- B. Tập thể lớp 7E tham gia lớp học về phòng chống tệ nạn xã hội. C. Bà H tổ chức hoạt động “mua thần bán thánh” tại địa phương. D. Ông T bao che cho con trai mình khi có hành vi trộm cắp. Câu 7. Hành vi nào sau đây được coi là biểu hiện của tệ nạn xã hội : A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. C. Đánh bạc có tổ chức. B. Cãi nhau với hàng xóm. D. Bắt nạt trẻ em . Câu 8. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? A. Không phải ai mắc tệ nạn xã hội cũng là người xấu. B. Tệ nạn xã hội chỉ ảnh hưởng không tốt đến bản thân người mắc. C. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm riêng của cơ quan công an. D. Nên sống khép mình để phòng, chống tệ nạn xã hội. Câu 9. Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân? A. Phát huy truyền thống dân tộc. B. Hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. C. Kế thừa phát huy truyền thống dòng họ. D. Giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. Câu 10. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình ? A. Vợ chồng bình đẳng với nhau. B. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy. C. Chồng quyết định những chuyện quan trọng của gia đình. D. Vợ chồng phải tôn trọng nhau. Câu 11. Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? A. Anh chị em tranh chấp, chiếm đoạt tài sản của nhau. B. Cha mẹ quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp của con. C. Con cháu không phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. D. Con, cháu kính trọng, vâng lời ông bà cha mẹ. Câu 12. Khi gặp bạo lực học đường, em cần phải A. kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực. B. bình tĩnh, nhờ người khác giúp đỡ. C. tỏ thái độ khiêu khích, thách thức. D. sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả. Câu 13. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì? A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. D. Tác động từ các trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 14. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Bạn C rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn B. B. Lớp trưởng nhắc nhở các bạn hay nói chuyện riêng trong lớp. C. Bạn A hẹn gặp và đánh bạn H khi cả hai có mâu thuẫn trên lớp. D. Bạn K tát một bạn nam trong lớp vì nói xấu mình với các bạn. Câu 15. Theo em, sau khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh không nên làm gì? A. Thông báo sự việc với bố mẹ, thầy cô, nhà trường. B. Giấu giếm, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực. C. Báo công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn (nếu cần thiết). D. Nhờ sự trợ giúp từ phòng tư vấn tâm lí học đường. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1.(2đ) Em hãy nêu nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường? Câu 2.(2đ) Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội?
- Câu 3.Tình huống. Ông D là hàng xóm của gia đình T thường xuyên tổ chức sử dụng ma tuý cho thanh niên trong thôn. Thấy T hay sang chơi, ông D đã dụ dỗ T cùng thử ma tuý. Trước hành vi của ông D, T kiên quyết từ chối không dùng thử nên bị ông D cho mấy người nghiện ngập đe doạ. Thấy T có biểu hiện lo lắng, qua trò chuyện, bố mẹ biết được hành vi của ông D đối với con mình nên đã tố giác với cơ quan công an. Câu hỏi: a) Em hãy nhận xét hành vi của ông D, T và bố mẹ T b) Có ý kiến cho rằng, hành vi của ông D chỉ bị xử phạt hành chính là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: GDCD – Lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ KT I. TRẮC NGHIỆM (7.5điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau,rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Những hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với A. tệ nạn xã hội. B. đời sống xã hội. C. cuộc sống xã hội. D. đời sống con người. Câu 2. Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội? A. Tổ chức và môi giới mại dâm. B. Buôn bán, sử dụng chất ma túy. C. Tổ chức hoạt động đánh bài ăn tiền. D. Xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường. Câu 3. Đối với cộng đồng xã hội, tệ nạn xã hội để lại hậu quả nào sau đây? A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần. B. Tổn thất kinh tế, hạnh phúc tan vỡ. C. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. D. Tổn hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội? A. Pháp luật không có quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội. B. Sự thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ,… C. Thiếu những môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh. D. Thiếu sự giáo dục, quan tâm từ phía gia đình. Câu 5. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào dưới đây? A. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm. B. Tự do kinh doanh những mặt hàng đúng quy định. C. Tố giác những người có hành vi vi phạm pháp luật. D. Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống ma túy. Câu 6. Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Ông B tố giác bà Y thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan. B. Anh K lén lút trồng cây cần sa trong vườn để bán kiếm lời. C. Bạn B tích cực tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy. D. Chị H thiết lập lối sống lành mạnh, tuân thủ pháp luật. Câu 7. Luật Trẻ em năm 2016 không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Bán cho trẻ em rượu, bia, thuốc lá. B. Cho trẻ em sử dụng chất kích thích. C. Xây dựng các khu vui chơi lành mạnh. D. Bán những thực phẩm có hại cho trẻ em. Câu 8. Một trong những nguyên nhân của tệ nạn xã hội là gì?
- A . Vô lễ với cha, mẹ. B. Học hành dở dang. C. Ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ. D. Lười suy nghĩ. Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với mỗi người? A. Là mái ấm yêu thương. B. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên. C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. D. Là môi trường làm việc hiệu quả. Câu 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được quy định cụ thể nhất trong văn bản luật nào? A. Luật hình sự. B. Luật dân sự. C. Hiến pháp. D. Luật hôn nhân và gia đình. Câu 11. Chọn từ, cụm từ phù hợp để hoàn chỉnh câu sau: Cha mẹ có ........ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con. A. quyền và trách nhiệm. B. nghĩa vụ. C. quyền và nghĩa vụ. D. trách nhiệm. Câu 12. Theo em, hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng chống bạo lực học đường? A.Nói những câu thách thích người có hành vi bạo lực. B. Đánh nhau ở trong trường và nơi công cộng. C. Bình tĩnh, kiềm chế khi bị người khác khiêu khích. D. Để mặc cho sự việc xẩy ra. Câu 13. Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do A. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. B. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. C. mong muốn thể hiện bản thân. D. sự thiếu hụt kĩ năng sống. Câu 14. Hãy cho biết ý kiến nào dưới đây là đúng? A. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra. B. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau. C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe thể chất. D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục. Câu 15. Để phòng tránh bạo lực học đường, mỗi học sinh cần phải làm gì? A. Sử dụng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn, xích mích trong trường. B. Đua đòi tham gia những trò chơi mang tính bạo lực và tệ nạn xã hội. C. Sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trong nhà trường. D. Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội. II. TỰ LUẬN: (2.5 điểm) Câu 1.(1đ) Em hãy nêu nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường? Câu 2.(1,5đ) Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội? ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: ĐÊ A:I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,33 điểm. 3 câu đúng được ghi 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C B C A A A A D D D A B C D II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT BIỂU ĐIỂM
- Câu 1. - Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh.(0,5) (2 đ) - Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống,(0,5). - Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh.(0,5) - Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..(0,5) Câu 2 Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, (2 đ) xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.(0,5) Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.(0,5) Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.(0,5) Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.(0,5) Câu 3 a) (1 đ) + Hành vi của ông D đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. Vì, ông D đã: tổ chức sử dụng ma túy; cưỡng ép người khác sử dụng ma túy(0,25) + Hành vi của T và bố mẹ là đúng, thể hiện rõ trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.(0,25) b) Em không đồng tình với ý kiến trên. Vì: theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi tổ chức sử dụng ma túy và lôi kéo, ép buộc người khác sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).(0,5) * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp. ĐÊ B: I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,33 điểm. 3 câu đúng được ghi 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D D C C A B C A B C D B B B B II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)Như đề 1 * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT I. TRẮC NGHIỆM (7,5đ điểm) Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C B C A A A A D D D A B C D II. TỰ LUẬN (2.5 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Câu 1. - Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh.(0,25) 1đ - Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống,(0,25). - Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh.(0,25) - Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..(0,25) Câu 2 Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây 1,5đ dựng lối sống giản dị, lành mạnh.(0,5) Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.(0,25) Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.(0,25) Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.(0,55) Duyệt đề của TPCM Người ra đề Thái Thị Liên Huỳnh Thị Khánh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1238 | 34
-
Bộ 16 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
61 p | 212 | 28
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 453 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 302 | 19
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
34 p | 239 | 14
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 281 | 9
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p | 80 | 8
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án
45 p | 122 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
5 p | 70 | 7
-
7 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án
41 p | 87 | 6
-
Bộ 20 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
71 p | 185 | 6
-
7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 có đáp án
48 p | 53 | 5
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 86 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 250 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 66 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 90 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
7 p | 50 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 214 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn