intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS PHƯỚC CHÁNH NĂM HỌC: 2023- 2024 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Em hãy chọn 1 trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau và ghi vào giấy thi. Ví dụ: 1A, 2B... Câu 1. Văn bản pháp luật nào sau đây thể hiện rõ nhất quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? A. Luật trẻ em (năm 2016). B. Bộ luật Dân sự (năm 2015). C. Bộ luật Hình sự (năm 2015). D. Luật Hôn nhân và gia đình (năm 2014). Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “…… là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội”. A. Tệ nạn xã hội. B. Xâm hại trẻ em. C. Bạo hành trẻ em. D. Ngược đãi trẻ em. Câu 3. Biểu hiện nào sau đây thể hiện bạo lực học đường? A. Rủ rê, lôi kéo các bạn trong lớp trốn tiết. B. Véo tai, giật tóc bạn khi không hài lòng. C. Nhắn tin, gọi điện mượn tiền của người khác. D. Mượn đồ dùng học tập của bạn nhưng quên trả. Câu 4. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện đức tính A. tiết kiệm. B. siêng năng. C. chăm chỉ. D. khoan dung. Câu 5. Mối quan hệ giữa anh em trong gia đình được đề cập đến trong câu tục ngữ nào sau đây? A. Con hơn cha là nhà có phúc. B. Con có cha như nhà có nóc. C. Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì. D. Anh em như thể tay chân. Câu 6. Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội? A. Buôn bán ma túy. B. Đánh bài ăn tiền. C. Chặt phá cây rừng. D. Nghiện rượu, bia. Câu 7. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về tệ nạn cờ bạc? A. Cờ bạc là bác thằng bần. B. Ăn cắp quen tay. C. Bói ra ma, quét nhà ra rác. D. Ngủ ngày quen mắt. Câu 8. Để quản lí tiền có hiệu quả, cần A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền. B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình. C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học. D. đòi mẹ mua thứ mình thích dù không dùng đến. Câu 9. Quản lí tiền giúp chúng ta A. chủ động chi tiêu hợp lí. B. có tiền tiêu xài thoải mái. C. tốn kém thời gian quản lí . D. có nhiều tiền để chơi game. Câu 10. Mối quan hệ nào sau đây không thuộc phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? A. Ông bà và con cháu. B. Cha mẹ với con cái. C. Giáo viên với học sinh. D. Anh chị em với nhau. Trang 1/2
  2. Câu 11. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ? A. Chỉ chăm sóc cha mẹ khi được hưởng tài sản thừa kế. B. Kính trọng, yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. C. Mọi việc đều làm theo lời của cha mẹ bất kể đúng hay sai. D. Chỉ cần tập trung vào việc học, không cần phụ giúp cha mẹ. Câu 12. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Tố giác tội phạm buôn bán ma túy. B. Lôi kéo người khác tham gia bán dâm. C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh. D. Buôn bán những mặt hàng đúng quy định. Câu 13. P và Q đều là học sinh lớp 7A của trường THCS X. Vào giờ ra chơi, P rủ Q và một nhóm bạn khác cùng chơi đánh bài ăn tiền. Nếu là Q, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Từ chối chơi, nhưng đứng lại xem các bạn chơi đánh bài ăn tiền. B. Từ chối nhưng không ngăn các bạn vì không liên quan đến mình. C. Khuyên các bạn không nên chơi vì đó là một hình thức đánh bạc. D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia cho vui. Câu 14. Hành vi biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường? A. Để mặc cho việc bạo lực học đường xảy ra. B. Đánh nhau ở trong trường và nơi công cộng. C. Bình tĩnh, kiềm chế khi bị người khác khiêu khích. D. Nói những câu thách thức người có hành vi bạo lực. Câu 15. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tệ nạn xã hội? A. Tác động tiêu cực từ môi trường sống. B. Mặt trái của nền kinh tế thị trường. C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. D. Lười lao động, ham chơi, đua đòi. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? Câu 2 (1.0 điểm) Tình huống: M và em trai là chị em sinh đôi, học cùng lớp với nhau. Chủ nhật tuần này nhà trường tổ chức buổi tham quan ở khu dự trữ sinh quyển của tỉnh. M và em trai đều muốn đi nhưng mẹ lại chỉ cho em trai đi, mẹ bảo M là chị thì phải nhường em, ở nhà phụ giúp bố mẹ trồng và chăm sóc cây cảnh. Đây không phải lần đầu em trai M được bố mẹ cho đi chơi, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao ở trường, ở khu phố nhưng M thì không được đi. M không hài lòng về việc phân biệt đối xử của bố mẹ. Nếu là M, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khoá ở trường, lớp và khu dân cư? Câu 3 (2.0 điểm) Tình huống: Mấy năm trước, chị P bị nhóm tội phạm buôn người lừa bán cho một ổ mại dâm ở bên kia biên giới. Cách đây một tháng, chị đã được giải cứu và trở về nhà. Bà con trong xóm đều thông cảm với hoàn cảnh của chị P và giúp đỡ chị P rất nhiều để chị sớm ổn định lại cuộc sống. Tuy nhiên, gần đây khu xóm nhà chị P có chị K mới chuyển đến sinh sống, khi biết chuyện của chị P, chị K tỏ rõ thái độ khinh miệt và thường kể về quá khứ của chị P với người khác. Em có đồng tình với việc làm của chị K không? Vì sao? ----Hết---- Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2