intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Năm học: 2022- 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 MÃ ĐỀ 005 Năm học 2022 - 2023 Thời gian: 45 phút TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tô vào phiếu bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây là một trong những căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật. A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. C. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện. D. Hành vi do người trên 16 đến 18 tuổi thực hiện. Câu 2: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự? A. Công chức vi phạm thời giờ làm việc. B. Đi xe máy chở 3 người. C. Đánh người gây thương tích 12%. D. Đi xe vào đường một chiều. Câu 3: Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm pháp lí nào ? A. Kỉ luật. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 4: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền A. bầu cử đại biểu Quốc hội. B. ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. C. được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân. D. đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. Câu 5: Nam cho rằng “thời bình chỉ cần cố gắng làm ăn phát triển kinh tế là đủ còn việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tham gia thì tốt, không tham gia thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến an ninh tổ quốc”. Em thấy ý kiến của Nam như thế nào? A. Ý kiến của Nam thể hiện được suy nghĩ của thanh niên hiện nay. B. Ý kiến của Nam có lí vì phát triển kinh tế góp phần làm đất nước giàu mạnh cũng là góp phần bảo vệ an ninh tổ quốc. C. Ý kiến của Nam là sai vì thực hiện nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ thiêng liêng của thanh niên Việt nam được ghi nhận trong Hiến Pháp và pháp luật. D. Ý kiến của Nam là đúng vì thời bình cần tập trung phát triển kinh tế góp phần xây dựng quê hương đất nước. Câu 6: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến A. kỉ luật của tổ chức. B. quan hệ tài sản. C. kỉ luật lao động. D. qui tắc quản lí nhà nước. 1
  2. Câu 7: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm mục đích gì? A. Phạt tiền người vi phạm. B. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới. C. Lập lại trật tự xã hội. D. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác. Câu 8: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là gì ? A. Cảnh cáo. B. Phạt tiền. C. Kỉ luật. D. Truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 9: Hình thức khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khi xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước do pháp luật hành chính bảo vệ được áp dụng với người có hành vi nào dưới đây ? A. Vi phạm kỉ luật. B. Vi phạm dân sự. C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm hành chính. Câu 10: Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe là 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ? A. Kỉ luật và dân sự. B. Hình sự và hành chính. C. Dân sự và hành chính. D. Hình sự và dân sự. Câu 11: Bà N nhận nuôi số trẻ em cơ nhỡ sau đó bắt các em đi bán vé số, đánh giày, ăn xin. Tối đến, các em phải nộp đủ số tiền theo qui định. Nếu em nào không nộp đủ sẽ bị phạt và bỏ đói. Em có nhận xét gì về hành vi của bà N ? A. Vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật. B. Không vi phạm pháp luật cũng không vi phạm đạo đức. C. Chỉ vi phạm đạo đức. D. Chỉ vi phạm pháp luật. Câu 12: Trường hợp nào dưới đây không coi là vi phạm pháp luật ? A. Bạn M 16 tuổi, đi xe đạp điện cố ý không đội mũ bảo hiểm. B. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù. C. Anh T uống rượu say, đi xe máy và gây tai nạn. D. Chị N sản xuất và buôn bán thực phẩm giả. Câu 13: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về A. tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. B. tội phạm nghiêm trọng do vô ý. 2
  3. C. tội phạm do lỗi cố ý. D. mọi tội phạm. Câu 14: Người có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phải chịu trách nhiệm nào dưới đây ? A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm hình sự. C. Trách nhiệm hành chính. D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 15: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật ? A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện. B. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. C. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. D. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 16: Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chỉ tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân? A. Quyền tố cáo của công dân. B. Quyền khiếu nại của công dân. C. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc chung của xã hội. D. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội. Câu 17: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội? Viện kiểm A. B. Tòa án. C. Quốc hội. D. Chính phủ. sát. Câu 18: Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện ? A. Em M bị tâm thần nên lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền. B. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đập vỡ cửa kính của nhà hàng. C. Chị C bị trầm cảm nên đã làm bị thương con đẻ của mình. D. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn bị thương nặng. Câu 19: Nhà nước ta xác định quyền nào dưới đây là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân ? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 20: Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện của hành vi trái pháp luật ? A. Công dân làm những việc không được làm theo qui định của pháp luật. 3
  4. B. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm. C. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm. D. Công dân làm những việc phải làm theo qui định của pháp luật. Câu 21: Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự ? A. Lái xe máy đi ngược đường một chiều. B. Cố ý lây truyền HIV cho người khác. C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất. D. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Câu 22: Tội phạm là người có hành vi vi phạm A. pháp luật kỉ luật. B. pháp luật hình sự. C. pháp luật hành chính. D. pháp luật dân sự. Câu 23: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây ? A. Thực hiện pháp luật. B. Nghĩa vụ pháp lí. C. Trách nhiệm pháp lí. D. Vi phạm pháp luật. Câu 24: Trường học X bị mất một chiếc ti vi ở phòng họp do bảo vệ của trường quên không khóa cổng. Bảo vệ của trường phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ? A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm hình sự. C. Trách nhiệm kỉ luật. D. Trách nhiệm hành chính. Câu 25: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là A. buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng. B. giáo dục, răn đe là chính. C. có thể bị phạt tù. D. chủ yếu là đưa ra lời khuyên. Câu 26: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo qui định của pháp luật có độ tuổi là A. từ đủ 18 tuổi trở lên. B. từ 18 tuổi trở lên. C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 27: Bà V vay tiền của anh H, dây dưa mãi không chịu trả là hành vi vi phạm pháp luật A. hình sự. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hành chính. 4
  5. Câu 28: Hành vi nào dưới đây vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật ? A. Không chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ già yếu. B. Nói dối bố mẹ. C. Không nhường nhịn em nhỏ. D. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra. Câu 29: Ông T tình cờ phát hiện ông H là trưởng thôn đã cùng với chủ thầu xây dựng bớt xén nguyên vật liệu trong quá trình đổ đường bê tông của thôn. Ông T nên chọn cách nào dưới đây để thực hiện đúng quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội? A. Tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. B. Thẳng thắn phê bình ông H rút kinh nghiệm. C. Im lặng coi như không biết gì. D. Đe dọa, đòi ông H phải chia phần. Câu 30: Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật ? A. Hành vi xâm phạm tới các chuẩn mực xã hội. B. Hành vi xâm phạm tới các qui định của xã hội. C. Hành vi xâm phạm tới các phong tục, tập quán. D. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Câu 31: Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí của A. một số thanh niên. B. mọi công dân. C. riêng cơ quan nhà nước. D. riêng lực lượng vũ trang. Câu 32: Bạn A 16 tuổi, điều khiển xe mô tô vào đường cấm. Bạn A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 33: Theo qui định của pháp luật, quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội vừa là quyền vừa là A. nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi công dân. B. khát vọng cao đẹp của mọi công dân. C. trách nhiệm của công dân với nhà nước và xã hội. D. nhu cầu của công dân đối với nhà nước và xã hội. Câu 34: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện của hành vi trái pháp luật của công dân ? A. Làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội. B. Không làm những việc phải làm theo qui định của pháp luật. 5
  6. C. Làm những việc không được làm theo qui định pháp luật. D. Làm những việc được pháp luật cho phép làm. Câu 35: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm đến quan hệ nào dưới đây ? A. Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản. B. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. D. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm. Câu 36: Câu tục ngữ « Thương người như thể thương thân » nói về điều gì ? A. Sống có trách nhiệm. B. Sống có ý thức. C. Sống có đạo đức. D. Sống có kỉ luật. Câu 37: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây ? A. Thực hiện pháp luật. B. Trách nhiệm pháp lí. C. Tuân thủ pháp luật. D. Vi phạm pháp luật. Câu 38: Hành vi, việc làm nào dưới đây của công dân không có lợi cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ? A. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự. B. Tự ý chụp ảnh các khu quân sự và đưa lên mạng xã hội. C. Thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ. D. Tích cực học tập môn Giáo dục quốc phòng. Câu 39: Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự? A. Sản xuất buôn bán hàng giả có giá trị tương đương hàng thật 32 triệu đồng. B. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận. C. Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ. D. Vi phạm quy định về an toàn giao thông. Câu 40: Theo qui định của pháp luật nước ta, chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ? A. Tất cả mọi công dân. B. Chỉ người đứng đầu nhà nước. C. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước. D. Chỉ công dân đủ 21 tuổi trở lên. --- Hết --- 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2