intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN HOÁ HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 Phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 101 Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C=12; O=16; N=14, Na=23, K=39; Cu=64; S=32. I-PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 28 câu- 7 điểm): Câu 1. Cho ankan A có công thức cấu tạo như sau : (CH3)2CHCH2CH3. Tên gọi của A là A. 2-metylbutan. B. 2-đimetylbutan. C. 3-metylbutan. D. Iso-butan. Câu 2. Khi cho toluen tác dụng với dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc ) theo tỷ lệ mol 1 : 1 thu được sản phẩm nào sau đây? A. o – nitrotoluen và m – nitrotoluen. B. o – nitrotoluen. C. m – nitrotoluen và p – nitrotoluen. D. o – nitrotoluen và p – nitrotoluen. Câu 3. Có thể nhận biết anken bằng cách nào sau đây ? A. Đốt cháy B. Tác dụng với nước C. Tác dụng với dung dịch axit D. Tác dụng với dung dịch nước brom Câu 4. Gốc C6H5- có tên gọi là A. benzyl. B. vinyl. C. phenyl. D. anlyl. Câu 5. Cho ancol etylic tác dụng được với chất nào sau đây: Na, NaOH, CuO, Cu(OH)2. Số chất tham gia phản ứng là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 6. Chất nào sau đây là ancol bậc 3 ? A. (CH3)2CHOH. B. HOCH2CH2 OH. C. (CH3)2CHCH2OH. D. (CH3)3COH. Câu 7. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường? A. Benzen B. Toluen C. Stiren D. Propan Câu 8. Cho dãy các chất sau: HNO3, H2SO4, etanol và glixerol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 9. Làm thí nghiệm như hình vẽ: Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong ống nghiệm khi cho một lượng dư glixerol vào và lắc đều? A. Kết tủa không tan, dung dịch có màu xanh. B. Kết tủa vẫn còn, dung dịch có màu trong suốt. C. Kết tủa tan, dung dịch có màu xanh lam. D. Không có hiện tượng gì. Câu 10. Chất nào sau đây là ankađien A. CH2=CH-CH=CH2 B. CH3-C ≡ C-CH3 C. CH2=CH-CH3 D. CH3-CH2-CH2-CH3 Câu 11. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan. A. C2H2, C3H4, C4H6 B. C2H6, C3H8, C5H10 C. CH4, C2H2, C3H4 D. CH4, C2H6, C4H10 Câu 12. Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. phản ứng thế. B. phản ứng cộng. C. phản ứng oxi hóa. D. phản ứng tách. Câu 13. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom? A. CH2=CH-CH3 B. CH3-C≡C-CH3 C. CH3-CH2-CH3 D. CH3-C ≡ CH3 Câu 14. Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5– trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. dung dịch Br2 B. Na kim loại. C. dung dịch NaOH. D. H2 (Ni, nung nóng).
  2. Câu 15. Đun nóng metanol với H2SO4 đặc ở 140 oC thu được sản phẩm chính là A. C2H5OSO3H. B. C2H5OC2H5. C. CH3OCH3. D. C2H4. Câu 16. Chất X là đồng đẳng của benzen, có phân tử khối là 92 đvC. Công thức phân tử của của X là A. C6H6. B. C8H10. C. C9H12. D. C7H8. Câu 17. Toluen không phản ứng với chất nào sau đây? A. Dung dịch Br2. B. HNO3/H2SO4 đặc. C. KMnO4/t0. D. H2/Ni, t0. Câu 18. Cho các chất và các dung dịch sau: (1) dung dịch HCl; (2) dung dịch brom; (3) dung dịch NaOH; (4) Na; (5) CH3OH. Những chất nào không tác dụng được với phenol? A. (2), (3). B. (1), (5). C. (3), (4). D. (4), (5). Câu 19. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankan có số nguyên tử cacbon tương ứng là vì giữa các phân tử rượu tồn tại A. liên kết ion. B. liên kết hiđro. C. liên kết phối trí. D. liên kết cộng hóa trị. Câu 20. Ankan X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 80%. Công thức phân tử của X là A. C4H10 B. C3H8 C. C5H12 D. C2H6 Câu 21. Cho etilen tác dụng với nước (điều kiện có đủ), sản phẩm thu được là A. C2H6OH. B. CH5OH. C. C2H4OH. D. C2H5OH. Câu 22. Khi cho phenol tác dụng với dung dịch NaOH hoặc kim loại Na đều thu được sản phẩm hữu cơ là A. C6H5Na. B. H2O. C. H2. D. C6H5ONa. Câu 23. Chất nào sau đây bị oxi hóa bởi CuO tạo thành anđehit? A. CH3CHOHCH3. B. CH3OH. C. (CH3)3COH. D. C6H4(OH)CH3. Câu 24. Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sản phẩm hữu cơ là A. C6H6Br6 B. C6H6Br4 C. C6H6Br2 D. C6H5Br Câu 25. Phân biệt các hiđrocacbon thơm: benzen, toluen và stiren chỉ bằng một thuốc thử, thì chọn thuốc thử nào dưới đây ? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch KMnO4. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch Br2. Câu 26. Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây ? A. Ung thư da. B. Ung thư gan. C. Ung thư phổi. D. Ung thư tuyến giáp. Câu 27. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Phenol có tính axit yếu nên làm quỳ tím hóa hồng. B. Phenol có tính axit mạnh hơn ancol nhưng yếu hơn axit cacbonic. C. Phenol phản ứng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng. D. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt. Câu 28. Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. II- PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm ): Câu 29(1điểm): Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có a. CH3CH2OH + CuO   b. C6H5OH + NaOH   Câu 30(1điểm): Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất khí sau (không cần viết phản ứng) : C2H6, C2H4, C2H2, CO2. Câu 31(1điểm): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 11,2 lít khí CO2 ở đktc và 12,6 gam H2O. a) Xác định CTPT của hai ancol ? b) Tính khối lượng anđehit thu được khi oxi hoá cùng một lượng 2 ancol trên bằng CuO nung nóng. Biết rằng các phản ứng đều xảy với hiệu suất 80% ? ----------- HẾT ----------
  3. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN HOÁ HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 Phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 102 Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C=12; O=16; N=14, Na=23, K=39; Cu=64; S=32. I-PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 28 câu- 7 điểm): Câu 1. Đun nóng metanol với H2SO4 đặc ở 140oC thu được sản phẩm chính là A. C2H4. B. C2H5OC2H5. C. CH3OCH3. D. C2H5OSO3H. Câu 2. Cho dãy các chất sau: HNO3, H2SO4, etanol và glixerol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 3. Ankan X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 80%. Công thức phân tử của X là A. C3H8 B. C2H6 C. C4H10 D. C5H12 Câu 4. Cho etilen tác dụng với nước (điều kiện có đủ), sản phẩm thu được là A. C2H4OH. B. C2H6OH. C. C2H5OH. D. CH5OH. Câu 5. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan. A. C2H6, C3H8, C5H10 B. CH4, C2H6, C4H10 C. CH4, C2H2, C3H4 D. C2H2, C3H4, C4H6 Câu 6. Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. phản ứng oxi hóa. B. phản ứng thế. C. phản ứng tách. D. phản ứng cộng. Câu 7. Chất nào sau đây bị oxi hóa bởi CuO tạo thành anđehit? A. CH3CHOHCH3. B. CH3OH. C. (CH3)3COH. D. C6H4(OH)CH3. Câu 8. Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9. Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5– trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. Na kim loại. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Br2 D. H2 (Ni, nung nóng). Câu 10. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường? A. Stiren B. Toluen C. Benzen D. Propan Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Phenol có tính axit yếu nên làm quỳ tím hóa hồng. B. Phenol phản ứng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng. C. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt. D. Phenol có tính axit mạnh hơn ancol nhưng yếu hơn axit cacbonic. Câu 12. Chất X là đồng đẳng của benzen, có phân tử khối là 92 đvC. Công thức phân tử của của X là A. C6H6. B. C8H10. C. C7H8. D. C9H12. Câu 13. Phân biệt các hiđrocacbon thơm: benzen, toluen và stiren chỉ bằng một thuốc thử, thì chọn thuốc thử nào dưới đây ? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch KMnO4. C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch NaOH. Câu 14. Chất nào sau đây là ancol bậc 3 ? A. HOCH2CH2 OH. B. (CH3)3COH. C. (CH3)2CHCH2OH. D. (CH3)2CHOH. Câu 15. Cho ancol etylic tác dụng được với chất nào sau đây: Na, NaOH, CuO, Cu(OH)2. Số chất tham gia phản ứng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 16. Toluen không phản ứng với chất nào sau đây? A. HNO3/H2SO4 đặc. B. Dung dịch Br2. C. KMnO4/t0. D. H2/Ni, t0. Câu 17. Gốc C6H5- có tên gọi là A. phenyl. B. anlyl. C. benzyl. D. vinyl.
  4. Câu 18. Có thể nhận biết anken bằng cách nào sau đây ? A. Đốt cháy B. Tác dụng với dung dịch axit C. Tác dụng với dung dịch nước brom D. Tác dụng với nước Câu 19. Cho ankan A có công thức cấu tạo như sau : (CH3)2CHCH2CH3. Tên gọi của A là A. 2-metylbutan. B. 2-đimetylbutan. C. 3-metylbutan. D. Iso-butan. Câu 20. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankan có số nguyên tử cacbon tương ứng là vì giữa các phân tử rượu tồn tại A. liên kết hiđro. B. liên kết phối trí. C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết ion. Câu 21. Chất nào sau đây là ankađien A. CH3-CH2-CH2-CH3 B. CH2=CH-CH=CH2 C. CH2=CH-CH3 D. CH3-C ≡ C-CH3 Câu 22. Làm thí nghiệm như hình vẽ: Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong ống nghiệm khi cho một lượng dư glixerol vào và lắc đều? A. Kết tủa tan, dung dịch có màu xanh lam. B. Kết tủa vẫn còn, dung dịch có màu trong suốt. C. Kết tủa không tan, dung dịch có màu xanh. D. Không có hiện tượng gì. Câu 23. Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây ? A. Ung thư tuyến giáp. B. Ung thư da. C. Ung thư phổi. D. Ung thư gan. Câu 24. Khi cho phenol tác dụng với dung dịch NaOH hoặc kim loại Na đều thu được sản phẩm hữu cơ là A. C6H5ONa. B. H2. C. C6H5Na. D. H2O. Câu 25. Khi cho toluen tác dụng với dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc ) theo tỷ lệ mol 1 : 1 thu được sản phẩm nào sau đây? A. o – nitrotoluen. B. o – nitrotoluen và m – nitrotoluen. C. o – nitrotoluen và p – nitrotoluen. D. m – nitrotoluen và p – nitrotoluen. Câu 26. Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sản phẩm hữu cơ là A. C6H5Br B. C6H6Br4 C. C6H6Br6 D. C6H6Br2 Câu 27. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom? A. CH3-C≡C-CH3 B. CH2=CH-CH3 C. CH3-CH2-CH3 D. CH3-C ≡ CH3 Câu 28. Cho các chất và các dung dịch sau: (1) dung dịch HCl; (2) dung dịch brom; (3) dung dịch NaOH; (4) Na; (5) CH3OH. Những chất nào không tác dụng được với phenol? A. (2), (3). B. (1), (5). C. (3), (4). D. (4), (5). II- PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm ): Câu 29(1điểm): Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có a. CH3CH2OH + CuO   b. C6H5OH + NaOH   Câu 30(1điểm): Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất khí sau (không cần viết phản ứng) : C2H6, C2H4, C2H2, CO2. Câu 31(1điểm): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 11,2 lít khí CO2 ở đktc và 12,6 gam H2O. a) Xác định CTPT của hai ancol ? b) Tính khối lượng anđehit thu được khi oxi hoá cùng một lượng 2 ancol trên bằng CuO nung nóng. Biết rằng các phản ứng đều xảy với hiệu suất 80% ? ----------- HẾT ----------
  5. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN HOÁ HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 Phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 103 Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C=12; O=16; N=14, Na=23, K=39; Cu=64; S=32. I-PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 28 câu- 7 điểm): Câu 1. Toluen không phản ứng với chất nào sau đây? A. Dung dịch Br2. B. HNO3/H2SO4 đặc. C. KMnO4/t0. D. H2/Ni, t0. Câu 2. Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 3. Phân biệt các hiđrocacbon thơm: benzen, toluen và stiren chỉ bằng một thuốc thử, thì chọn thuốc thử nào dưới đây ? A. Dung dịch KMnO4. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch Br2. Câu 4. Cho các chất và các dung dịch sau: (1) dung dịch HCl; (2) dung dịch brom; (3) dung dịch NaOH; (4) Na; (5) CH3OH. Những chất nào không tác dụng được với phenol? A. (3), (4). B. (1), (5). C. (2), (3). D. (4), (5). Câu 5. Chất nào sau đây bị oxi hóa bởi CuO tạo thành anđehit? A. CH3CHOHCH3. B. (CH3)3COH. C. CH3OH. D. C6H4(OH)CH3. Câu 6. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom? A. CH3-C ≡ CH3 B. CH3-C≡C-CH3 C. CH2=CH-CH3 D. CH3-CH2-CH3 Câu 7. Cho ankan A có công thức cấu tạo như sau : (CH3)2CHCH2CH3. Tên gọi của A là A. 2-metylbutan. B. 3-metylbutan. C. 2-đimetylbutan. D. Iso-butan. Câu 8. Cho ancol etylic tác dụng được với chất nào sau đây: Na, NaOH, CuO, Cu(OH)2. Số chất tham gia phản ứng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 9. Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. phản ứng thế. B. phản ứng cộng. C. phản ứng oxi hóa. D. phản ứng tách. Câu 10. Đun nóng metanol với H2SO4 đặc ở 140 oC thu được sản phẩm chính là A. C2H5OC2H5. B. C2H4. C. C2H5OSO3H. D. CH3OCH3. Câu 11. Có thể nhận biết anken bằng cách nào sau đây ? A. Đốt cháy B. Tác dụng với dung dịch nước brom C. Tác dụng với nước D. Tác dụng với dung dịch axit Câu 12. Cho etilen tác dụng với nước (điều kiện có đủ), sản phẩm thu được là A. C2H5OH. B. CH5OH. C. C2H4OH. D. C2H6OH. Câu 13. Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5– trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. Na kim loại. B. dung dịch Br2 C. dung dịch NaOH. D. H2 (Ni, nung nóng). Câu 14. Chất nào sau đây là ancol bậc 3 ? A. HOCH2CH2 OH. B. (CH3)2CHOH. C. (CH3)3COH. D. (CH3)2CHCH2OH. Câu 15. Khi cho toluen tác dụng với dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc ) theo tỷ lệ mol 1 : 1 thu được sản phẩm nào sau đây? A. o – nitrotoluen. B. o – nitrotoluen và p – nitrotoluen. C. o – nitrotoluen và m – nitrotoluen. D. m – nitrotoluen và p – nitrotoluen. Câu 16. Chất X là đồng đẳng của benzen, có phân tử khối là 92 đvC. Công thức phân tử của của X là A. C8H10. B. C7H8. C. C9H12. D. C6H6. Câu 17. Ankan X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 80%. Công thức phân tử của X là A. C5H12 B. C4H10 C. C2H6 D. C3H8
  6. Câu 18. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankan có số nguyên tử cacbon tương ứng là vì giữa các phân tử rượu tồn tại A. liên kết hiđro. B. liên kết cộng hóa trị. C. liên kết phối trí. D. liên kết ion. Câu 19. Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây ? A. Ung thư tuyến giáp. B. Ung thư da. C. Ung thư gan. D. Ung thư phổi. Câu 20. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt. B. Phenol có tính axit mạnh hơn ancol nhưng yếu hơn axit cacbonic. C. Phenol phản ứng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng. D. Phenol có tính axit yếu nên làm quỳ tím hóa hồng. Câu 21. Làm thí nghiệm như hình vẽ: Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong ống nghiệm khi cho một lượng dư glixerol vào và lắc đều? A. Kết tủa không tan, dung dịch có màu xanh. B. Không có hiện tượng gì. C. Kết tủa vẫn còn, dung dịch có màu trong suốt. D. Kết tủa tan, dung dịch có màu xanh lam. Câu 22. Gốc C6H5- có tên gọi là A. phenyl. B. vinyl. C. benzyl. D. anlyl. Câu 23. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan. A. C2H2, C3H4, C4H6 B. C2H6, C3H8, C5H10 C. CH4, C2H6, C4H10 D. CH4, C2H2, C3H4 Câu 24. Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sản phẩm hữu cơ là A. C6H6Br6 B. C6H6Br2 C. C6H6Br4 D. C6H5Br Câu 25. Cho dãy các chất sau: HNO3, H2SO4, etanol và glixerol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 26. Chất nào sau đây là ankađien A. CH3-C ≡ C-CH3 B. CH2=CH-CH=CH2 C. CH2=CH-CH3 D. CH3-CH2-CH2-CH3 Câu 27. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường? A. Stiren B. Toluen C. Benzen D. Propan Câu 28. Khi cho phenol tác dụng với dung dịch NaOH hoặc kim loại Na đều thu được sản phẩm hữu cơ là A. H2. B. H2O. C. C6H5ONa. D. C6H5Na. II- PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm ): Câu 29(1điểm): Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có a. CH3CH2OH + CuO   b. C6H5OH + NaOH   Câu 30(1điểm): Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất khí sau (không cần viết phản ứng) : C2H6, C2H4, C2H2, CO2. Câu 31(1điểm): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 11,2 lít khí CO2 ở đktc và 12,6 gam H2O. a) Xác định CTPT của hai ancol ? b) Tính khối lượng anđehit thu được khi oxi hoá cùng một lượng 2 ancol trên bằng CuO nung nóng. Biết rằng các phản ứng đều xảy với hiệu suất 80% ? ----------- HẾT ----------
  7. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN HOÁ HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 Phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 104 Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C=12; O=16; N=14, Na=23, K=39; Cu=64; S=32. I-PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 28 câu- 7 điểm): Câu 1. Phân biệt các hiđrocacbon thơm: benzen, toluen và stiren chỉ bằng một thuốc thử, thì chọn thuốc thử nào dưới đây ? A. Dung dịch KMnO4. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch Br2. Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt. B. Phenol có tính axit mạnh hơn ancol nhưng yếu hơn axit cacbonic. C. Phenol có tính axit yếu nên làm quỳ tím hóa hồng. D. Phenol phản ứng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng. Câu 3. Khi cho toluen tác dụng với dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc ) theo tỷ lệ mol 1 : 1 thu được sản phẩm nào sau đây? A. m – nitrotoluen và p – nitrotoluen. B. o – nitrotoluen. C. o – nitrotoluen và m – nitrotoluen. D. o – nitrotoluen và p – nitrotoluen. Câu 4. Cho ancol etylic tác dụng được với chất nào sau đây: Na, NaOH, CuO, Cu(OH)2. Số chất tham gia phản ứng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. o Câu 5. Đun nóng metanol với H2SO4 đặc ở 140 C thu được sản phẩm chính là A. C2H5OSO3H. B. C2H4. C. CH3OCH3. D. C2H5OC2H5. Câu 6. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường? A. Propan B. Benzen C. Toluen D. Stiren Câu 7. Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sản phẩm hữu cơ là A. C6H6Br2 B. C6H5Br C. C6H6Br4 D. C6H6Br6 Câu 8. Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế. C. phản ứng oxi hóa. D. phản ứng tách. Câu 9. Cho ankan A có công thức cấu tạo như sau : (CH3)2CHCH2CH3. Tên gọi của A là A. 2-metylbutan. B. 2-đimetylbutan. C. Iso-butan. D. 3-metylbutan. Câu 10. Khi cho phenol tác dụng với dung dịch NaOH hoặc kim loại Na đều thu được sản phẩm hữu cơ là A. H2. B. C6H5Na. C. C6H5ONa. D. H2O. Câu 11. Chất nào sau đây là ankađien A. CH3-CH2-CH2-CH3 B. CH2=CH-CH=CH2 C. CH2=CH-CH3 D. CH3-C ≡ C-CH3 Câu 12. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan. A. CH4, C2H6, C4H10 B. C2H2, C3H4, C4H6 C. C2H6, C3H8, C5H10 D. CH4, C2H2, C3H4 Câu 13. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankan có số nguyên tử cacbon tương ứng là vì giữa các phân tử rượu tồn tại A. liên kết ion. B. liên kết hiđro. C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết phối trí. Câu 14. Toluen không phản ứng với chất nào sau đây? A. Dung dịch Br2. B. H2/Ni, t0. C. HNO3/H2SO4 đặc. D. KMnO4/t0. Câu 15. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom? A. CH3-CH2-CH3 B. CH3-C ≡ CH3 C. CH3-C≡C-CH3 D. CH2=CH-CH3 Câu 16. Có thể nhận biết anken bằng cách nào sau đây ? A. Đốt cháy B. Tác dụng với dung dịch axit C. Tác dụng với dung dịch nước brom D. Tác dụng với nước Câu 17. Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 là
  8. A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18. Chất nào sau đây bị oxi hóa bởi CuO tạo thành anđehit? A. CH3CHOHCH3. B. (CH3)3COH. C. CH3OH. D. C6H4(OH)CH3. Câu 19. Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây ? A. Ung thư gan. B. Ung thư phổi. C. Ung thư da. D. Ung thư tuyến giáp. Câu 20. Làm thí nghiệm như hình vẽ: Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong ống nghiệm khi cho một lượng dư glixerol vào và lắc đều? A. Không có hiện tượng gì. B. Kết tủa tan, dung dịch có màu xanh lam. C. Kết tủa không tan, dung dịch có màu xanh. D. Kết tủa vẫn còn, dung dịch có màu trong suốt. Câu 21. Cho các chất và các dung dịch sau: (1) dung dịch HCl; (2) dung dịch brom; (3) dung dịch NaOH; (4) Na; (5) CH3OH. Những chất nào không tác dụng được với phenol? A. (2), (3). B. (3), (4). C. (1), (5). D. (4), (5). Câu 22. Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5– trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. H2 (Ni, nung nóng). B. Na kim loại. C. dung dịch Br2 D. dung dịch NaOH. Câu 23. Cho dãy các chất sau: HNO3, H2SO4, etanol và glixerol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 24. Chất nào sau đây là ancol bậc 3 ? A. HOCH2CH2 OH. B. (CH3)2CHOH. C. (CH3)3COH. D. (CH3)2CHCH2OH. Câu 25. Ankan X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 80%. Công thức phân tử của X là A. C2H6 B. C5H12 C. C4H10 D. C3H8 Câu 26. Cho etilen tác dụng với nước (điều kiện có đủ), sản phẩm thu được là A. C2H6OH. B. CH5OH. C. C2H5OH. D. C2H4OH. Câu 27. Chất X là đồng đẳng của benzen, có phân tử khối là 92 đvC. Công thức phân tử của của X là A. C8H10. B. C7H8. C. C6H6. D. C9H12. Câu 28. Gốc C6H5- có tên gọi là A. anlyl. B. vinyl. C. phenyl. D. benzyl. II- PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm ): Câu 29(1điểm): Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có a. CH3CH2OH + CuO   b. C6H5OH + NaOH   Câu 30(1điểm): Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất khí sau (không cần viết phản ứng) : C2H6, C2H4, C2H2, CO2. Câu 31(1điểm): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 11,2 lít khí CO2 ở đktc và 12,6 gam H2O. a) Xác định CTPT của hai ancol ? b) Tính khối lượng anđehit thu được khi oxi hoá cùng một lượng 2 ancol trên bằng CuO nung nóng. Biết rằng các phản ứng đều xảy với hiệu suất 80% ? ----------- HẾT ----------
  9. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN HOÁ HỌC 11 I-Trắc nghiệm ( 28 câu- 7 điểm): Đề/câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 101 A D D C C D C B C A D A C A 102 C D B C B B B B C A A C B B 103 A B A B C D A D A D B A B C 104 A C D B C D B B A C B A B A 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 101 C D A B B D D D B D B B A C 102 C B A C A A B A D A C A C B 103 B B C A C D D A C D D B A C 104 A C C C A B C C B C A C B C II- Tự luận ( 3 điểm ) Câu 29(1điểm): Viết đúng mỗi phản ứng 0,5 điểm to a. CH3CH2OH + CuO   CH3-CHO + Cu + H2O b. C6H5OH + NaOH   C6H5-ONa + H2O Câu 30(1điểm): Nhận biết được 1 chất khí 0,25 điểm -Lấy mỗi chất khí một ít làm mẫu thử, lần lượt cho tác dụng với nước vôi trong, mẫu nào làm đục nước vôi trong là CO2. - 3 mẫu còn lại cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 , mẫu nào có kết tủa vàng nhạt là C2H2. - 2 mẫu còn lại tác dụng với dung dịch Br2, mẫu nào làm mất màu của Br2 là C2H4, mẫu còn lại là C2 H6. Câu 31(1điểm): a) Đặt CnH2n+1OH là công thức chung của 2 ancol, theo bài ra ta có: CnH2n+1OH + 3n+1/2   nCO2 + (n+1) H2O 0,25 điểm 0,5mol 0,0,7mol 0,5(n+1)=0,7n => n=2,5. Vậy CTPT 2 ancol là: C2H5OH và C3H7OH 0,25 điểm  b) Nếu 2 ancol đều bậc 1 => Gọi x,y là số mol 2 ancol ta có: x+y = 0,7-0,5=0,2 2x+3y/x+y=2,5 => x= y= 0,1mol Ta xét H= 100% to C2H5OH + CuO   CH3-CHO + Cu + H2O 0,1mol 0,1mol to C3H7OH + CuO   C2H5-CHO + Cu + H2O 0,1mol 0,1mol Vì H=80% nên ta có :  m andehyt = 0,1(44+58).80/100 = 8,16 gam 0,25 điểm Nếu ancol C3H7OH là bậc 2 thì chỉ có ancol tạo andehyt ! Ta xét H= 100% to C2H5OH + CuO   CH3-CHO + Cu + H2O 0,1mol 0,1mol Vì H=80% nên ta có :  m andehyt = 0,1x44x80/100 = 3,52 gam 0,25 điểm Học sinh giải phương pháp khác đúng, vẫn cho điểm tối đa !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2