intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định

  1. Sở GD & ĐT Bình Định KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 Trường THPT số 2 An Nhơn NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: HÓA 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo Họ và tên: ............................................................................ Mã đề 104 danh: ............. A. TRẮC NGHIỆM: (7đ) Câu 1. Dãy đồng đẳng benzen có công thức chung là A. CnH2n+2. B. CnH2n-6. C. CnH2n-4. D. CnH2n-2. Câu 2. Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic ? A. C2H5OH + CuO (to). B. CHCH + H2O (to, HgSO4). 0 C. CH3OH + CuO (t ). D. CH2=CH2 + O2 (to, xt). Câu 3. Chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 ? A. Etanol. B. Metanol. C. Propen. D. Glixerol. Câu 4. Fomalin hay fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng,... Fomalin là A. dung dịch rất loãng của anđehit fomic. B. dung dịch 37-40% fomanđehit trong nước. C. dung dịch axetanđehit khoảng 40%. D. tên gọi của H-CH=O. Câu 5. Phenol không phản ứng với chất nào sau đây ? A. Na. B. NaHCO3. C. Br2. D. NaOH. Câu 6. Thể tích H2 (đktc) vừa đủ để tác dụng với 11,2 gam anđehit acrylic ( CH2=CH-CHO ) là A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 8,96 lít. Câu 7. Phenol có công thức phân tử là A. C6H6O. B. C6H8O. C. C7H7OH. D. C6H6OH. Câu 8. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng? A. Propan. B. Toluen. C. Metan. D. Benzen. Câu 9. But-1-en tác dụng với HCl tạo ra sản phẩm chính là A. 1-clobutan. B. 2-clobuten. C. 2-clobutan. D. butan. Câu 10. Chất X là đồng đẳng của benzen, có công thức đơn giản nhất là C3H4. Công thức phân tử của của X là A. C6H8. B. C9H12. C. C3H4. D. C12H16. Câu 11. Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch axit HCl. C. Benzen. D. Nước. Câu 12. Các ankan không tham gia loại phản ứng nào ? A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng cháy. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng thế. Câu 13. Hợp chất: CH3 – CHO có tên thay thế là A. Axetanđehit. B. Anđehit axetic. C. Etanal. D. Etanol. Câu 14. Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 → X → CH3COOH. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng. X là chất nào sau đây? A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COONa. D. HCOOH. Câu 15. Cho m gam phenol (C6H5OH) tác dụng với natri dư thấy thoát ra 0,56 lít khí H2 (đktc), giá trị m của là A. 9,4 gam. B. 4,7 gam. C. 4,9 gam. D. 7,4 gam. Câu 16. X là 1 hiđrocacbon, mạch hở. Đốt cháy X được . X có thể là A. Propen. B. Butan. C. Etilen. D. Propin. Câu 17. Cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột sắt), thì khối lượng clobenzen thu được là bao nhiêu? A. 29,8 g. B. 21,5 g. C. 22,7 g. D. 22,5 g. Câu 18. Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? A. Đimetyl ete. B. Etan. C. Etanol D. Metanol. Mã đề 104 Trang 2/2
  2. Câu 19. Để phân biệt 3 mẫu hóa chất riêng biệt: phenol, axit acrylic, axit axetic bằng một thuốc thử, người ta dùng thuốc thử A. dung dịch Br2. B. dung dịch Na2CO3. C. Bột CaCO3. D. dung dịch AgNO3/NH3. Câu 20. Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ rằng : A. phenol có tính axit. B. ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol. C. ảnh hưởng của gốc –C6H5 đến nhóm –OH trong phân tử phenol. D. phenol có nguyên tử hiđro linh động. Câu 21. Công thức phân tử của toluen là A. C8H10. B. C6H6. C. C8H8. D. C7H8. Câu 22. Dung dịch axit axetic không phản ứng được với A. NaOH. B. Mg. C. NaHCO3. D. Na2SO4. Câu 23. Công thức phân tử của axit propionic là A. C4H8O2 B. C3H6O C. C2H4O2 D. C3H6O2. Câu 24. Công thức phân tử của isopren là ? A. C5H8. B. C5H10. C. C4H6. D. C4H10. Câu 25. Ancol nào sau đây thuộc loại ancol no, đơn, mạch hở? A. C3H5OH. B. C2H4(OH)2. C. C6H5OH. D. CH3OH. Câu 26. Chọn khái niệm đúng: Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử... A. có nhóm –OH liên kết với gốc hidrocacbon. B. có nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hidrocacbon no. C. có nhóm –OH. D. có nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hidrocacbon. Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn 3,68 gam glixerol thu được bao nhiêu gam CO2 ? A. 3,52. B. 1,96. C. 5,28. D. 1,76. Câu 28. Cho các công thức cấu tạo dưới đây, chất nào không phải anđehit? A. H-CH=O B. CH3 - CH = O C. O = CH - CH = O D. CH3 - CO - CH3 B. TỰ LUẬN : (3đ) Câu 29: (1đ) Hoàn thành các phương trình hóa học sau: (a) CH2 = CH2 + Br2 (b) CH3COOH + Ca(OH)2 (c) CHCH + AgNO3 + NH3 (d) + Br2 Câu 30: (1đ) Cho 10,4 g hỗn hợp hai anđehit đơn chức, no, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẵng tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 108 gam Ag.Xác định CTPT của hai anđehit.Tính % theo khối lượng mỗi andehit trong hỗn hợp đầu. Câu 31: (0,5đ) Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y có chứa b gam muối. Tính giá trị của a, b. Câu 32: (0,5đ) Cho 20g dung dịch ancol mạch hở X (không chứa nhóm chức khác) có nồng độ 46% tác dụng với lượng dư Na thu được 10,08 lit H2 (đktc). Xác định CTPT của X. Nguyên tử khối : C = 12; H = 1; O = 16; Na = 23 ; Ag = 108; Cl = 35,5. ( Đối với học sinh khuyết tật không yêu cầu giải câu 31 và 32 ) ------ HẾT ------ Mã đề 104 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2