intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh

  1. KHUNG MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Khung ma trận đề kiểm tra học kì 2 môn KHTN6 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối kì 2 - Thời gian làm bài: 75 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm,50% tự luận). - Cấu trúc:  Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.  Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm (gồm 14 câu hỏi nhận biết, 3 câu hiểu, 3 câu vận dụng thấp)  Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 0,5 điểm; thông hiểu: 2,25 điểm; Vận dụng: 1,25 điểm; Vận dụng cao: 1 điểm)  Khung ma trận
  2. Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số ý/ số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao câu Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1câu 6 câu 1 câu 1 câu 1/2 3 câu 1/2 1. Đa dạng thế giới sống 3 10 5.0đ (0,5đ) (1,5đ) (0,75đ) (0,25) (0,75đ) (0,75) (0,5đ) 2 câu 1 câu 3 câu 2. Năng lượng 0,75 đ (0,5đ) (0,25) 2 câu 1 câu 1 câu 2 câu 2 câu 3. Trái đất và bầu trời 1,75 đ (0,5đ) (0,75đ) (0,5đ) 4. Chương III. Một số vật 2câu liệu, nguyên liệu, nhiên (0,5đ) 2 0,5 liệu. Lương thực, thực phẩm thông dụng 1câu 1/2 câu 1câu 5. Hỗn hợp các chất 1/2 2 1,25 (0,25) 0,75đ (0,25) 6. Tách chất ra khỏi hỗn 1câu 1/2 1/2 1 0,75 hợp (0,25) 0,5đ Số câu 1 câu 14 câu 2,5 câu 3 câu 1 câu 3 câu 1,5 câu 0 6 20 Điểm số 0,5đ 3,5 2,25đ 0,75 1,25 0,75 1,0 5 5 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Tự Trắc Trắc Tự luận luận nghiệm nghiệm 1. Năng lượng Nhận biết - Đơn vị của năng lượng. 2 C2 Nêu được năng lượng tái tạo, năng lượng không tái tạo C1 Thông hiểu - Chỉ ra được năng lượng nào là hữu ích, năng lượng nào là 1 C3 hao phí. 2. Trái đất và Nhận biết - Mặt Trăng là một vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. 2 C5 Bầu trời - Nêu được sao, hành tinh. C4 Thông hiểu - Mô tả được sơ lược cấu trúc hệ Mặt Trời. Nêu được các 1 C21 hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau Vận dụng cao Vận dụng được kiến thức mặt trăng vào đời sống thực tế 1 C22 VII. Đa dạng thế giới sống Vi khuẩn - Nêu được khái niệm vi khuẩn. Nhận biết - Nêu được một số bệnh do vi khuẩn gây ra. - Mô tả được hình dạng của vi khuẩn và kể tên các môi trường sống để nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn. Thông hiểu - Mô tả cấu tạo đơn giản của vi khuẩn. - Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và trong đời sống con người.
  4. - Vận dụng được hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu Vận dụng 1 bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu, ...). Virus - Nêu được khái niệm virus Nhận biết - Nêu được: hình dạng, cấu tạo của virus. - Nêu được một số bệnh do vi khuẩn gây ra. - Nêu được vai trò và ứng dụng của virus - Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và Hiểu đã có cấu tạo tế bào). - Trình bày được một số bệnh do virus và cách phòng bệnh. C16, Vận dụng 2 C13 Nguyên sinh vật Nhận biết - Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. - Nhận biết được một số loài nguyên sinh vật thông qua quan 1 C17 sát tranh, ảnh. Thông hiểu - Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. Vận dụng - Thực hành quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. - Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh 1 C19 vật gây ra. Vận dụng cao Nấm Nhận biết - Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. - Nêu được khái niệm nấm. - Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật.
  5. Thông hiểu - Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm. - Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...). Vận dụng - Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp). - Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra. 1 C26b Vận dụng cao - Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện C26a tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ... - Thực vật Nhận biết Nhận biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch 1 C15 (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín). Nêu được các đại diện thuộc các nhóm/ ngành thực vật. Nhận biết được loài thực vật nào gây hại cho con người? 1 C12 Thông hiểu - Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm 1 C20 thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín). - Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng 1 C25 và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...). Đề B Vận dụng - Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. Vận dụng cao
  6. - Động vật Nhận biết - Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống. - Nhận biết được loài động vật nào gây hại cho nông nghiệp/ con người? - Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa 1 C12 vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của 1 C24 (Đề A) chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). 1 (Đề A) 1 C11 Gọi được tên một số con vật điển hình. C14 - Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. 1 1 C24 (Đề B) C18 Thông hiểu - Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ. 1 C25 -Trình bày được vai trò của động vật trong đời sống và trong Đề A tự nhiên. Vận dụng - Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên. Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL(ý TN TL TN số ) (số câu ) III. Một số Vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu. Lương thực – thực phẩm thông dụng 12. Một số vật - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu Nhận biết (kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh,...)
  7. liệu - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của Thông hiểu một vật liệu. - Biết cách lựa chọn, phân loại sử dụng một số vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. Vận dụng - Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu. - Có thể học cách tái sử dụng một số vật liệu thông dụng Vận dụng cao trong gia đình 13. Một số - Nhận biết được nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo, một số tính chất thông thường của một số nguyên liệu nguyên liệu Nhận biết tự nhiên(đá, vôi...) 1 C9 - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu (Quặng, đá vôi,...) - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của Thông hiểu một số nguyên liệu. - Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu. Vận dụng - Nêu được cách khai thác và sử dụng một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. 14. Một số nhiên - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu (Than, gas, xăng, dầu,...), sơ lược về an ninh năng liệu Nhận biết lượng. - Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. Thông hiểu - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu. Vận dụng - Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.
  8. - Nêu được cách khai thác và sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. 15. Một số - Hiểu và phân biệt được các nhóm lương thực, thực phẩm, 1 C8 vai trò cung cấp chất dinh dưỡng của từng nhóm thức ăn. lương thực, thực Nhận biết - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số loại phẩm lương thực, thựcphẩm. - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số thành phần và tính chất của một số lương thực, thực phẩm. - Hiểu được tác hại của một số đồ ăn nhanh, ăn quá nhiều Thông hiểu mà ít hoạt động sẽ dẫn đến cơ thể không cân đối, sức khỏe không tốt. - Thu thập số liệu, thảo luận, so sánh để rút ra tính chất của Vận dụng một số lương thực, thực phẩm. - Biết cách sử dụng các loại thực phẩm để có cơ thể khỏe mạnh, Vận dụng cao đủ năng lượng để học tập và vui chơi. IV. Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp 16. Hỗn hợp các - Nêu được khái niệm chất tinh khiết, hỗn hợp 2 C6,C7 chất - Nhận ra được một số khí cũng có thể hòa tan trong nước Nhận biết để tạo thành một dung dịch; các chất rắn cũng có thể hòa tan và không tan trong nước. - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất rắn hòa tan trong nước - Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng Thông hiểu 1/2 1 C23a C10 nhất, dung dịch huyền phù, nhũ tương qua quan sát.
  9. - Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch. Vận dụng - Quan sát một số hiện tượng trong thực tế để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. 17. Tách chất - Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi khỏi hỗn hợp hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.. Nhận biết - Chỉ ra được mối liên hệ tính chất vật lí của một số chất thông với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn - Phân biệt được các chất có trong hỗn hợp có sự khác nhau Thông hiểu về tính chất, biết dựa trên sự khác nhau đó để tách chất ra khỏi hỗn hợp. - Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất Vận dụng ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết. 1/2 C23b
  10. UBND HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ Môn: KHTN – Lớp 6 Thời gian: 75 phút ĐỀĐỀ CHÍNH CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) THỨC MÃ ĐỀ: A (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM. (5,0 điểm) Chọn đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau đây và ghi vào phần bài làm? Câu 1. Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng sinh khối. B. Năng lượng khí tự nhiên. C. Năng lượng than đá. D. Năng lượng dầu mỏ. Câu 2. Đơn vị của năng lượng là A. Niu tơn (N). B. độ C (0C). C. Jun (J). D. kilôgam (kg). Câu 3. Khi quạt điện đang hoạt động thì điện năng chuyển hóa thành năng lượng có ích là A. thế năng hấp dẫn. B. nhiệt năng. C. động năng. D. quang năng. Câu 4. Thiên thể không tự phát sáng và quay quanh sao gọi là A. Sao. B. Hành tinh. C. Vệ tinh. D. Chòm sao. Câu 5. Vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất là A. Mặt trăng. B. Trái đất. C. Mặt trời. D. Hỏa tinh. Câu 6. Trong các phương án sau, đâu là thực phẩm? A. Ngô. B. Lúa mì. C. Thịt gà. D. Khoai lang. Câu 7. Hỗn hợp gồm A. một chất duy nhất. B. hai hay nhiều chất không trộn lẫn với nhau. C. hai hay nhiều chất riêng biệt. D. hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Câu 8. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước? A. Chiết. B. Dùng máy li tâm. C. Cô cạn. D. Lọc. Câu 9. Nhà máy sản xuất đường ăn từ cây mía . Vậy cây mía là A. chất. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. khoáng sản. Câu 10. Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. B. Nghiền nhỏ muối ăn. C. Đun nóng nước . D. Bỏ thêm đá lạnh vào. Câu 11. Trong các động vật sau, đâu là loài động vật không xương sống? A. Chim sẻ, san hô. B. Ốc sên, sứa, mực, giun đũa. C. Voi, cá sấu, tôm. D. Bò, ếch giun, cá. Câu 12. Động vật nào sau đây là động vật gây hại cho cây trồng? A. Ong. B. Chó, mèo. C. Ốc bưu vàng, chuột. D. Giun đất. Câu 13. Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus? A. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp. B. Chăm sóc sức khỏe, tập thể dục, sinh hoạt điều độ. C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. D. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường.
  11. Câu 14. Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát? A. Ếch. B. Thằn lằn. C. Chim sẻ. D. Lươn, cá. Câu 15. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là: A. cây cau, cây ổi, cây xoài. B. rêu, cây vạn tuế. C. cây dương xỉ, cây rêu. D. cây thông, cây vạn tuế. Câu 16. Vaccine được con người tạo ra dùng để phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào? A. Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh. B. Khi cơ thể khỏe mạnh. C. Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh. D. Sau khi khỏi bệnh. Câu 17. Sinh vật nào sau đây là nguyên sinh vật? A. Nấm mốc, vi khuẩn. B. Virus, vi khuẩn. C. Trùng roi, tảo, trùng kiết lị. D. Rêu, cá, chim. Câu 18. Động vật có xương sống bao gồm các lớp nào? A. Ruột khoang, Giun, chân khớp. B. Cá, Chân khớp, Bò sát. C. Thân mềm, Chim, Thú. D. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú Câu 19. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét? A. Phát quang bụi rậm. B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy. C. Mắc màn khi đi ngủ. D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt. Câu 20. Thực vật đã có mạch, có rễ thật, sinh sản bằng bào tử đây là đặc điểm của ngành thực vật nào? A. Rêu. B. Thực vật hạt kín. C. Thực vật hạt trần. D. Dương xỉ. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. ( 0,5 điểm) Trong hệ Mặt Trời: a. Thiên thể nào ở trung tâm trong hệ mặt trời? b. Nêu các hành tinh vòng trong của hệ mặt trời? c. Hành tinh gần mặt trời nhất? Câu 22. (0,5 điểm) Một người ở trên trái đất tại một vị trí nhất định để quan sát hình dạng của trăng thì thấy trăng non (không trăng). Hỏi sau bao nhiêu tuần thì người đó thấy trăng tròn và trăng bán nguyệt đầu tháng? Câu 23. (1,25 điểm) Tiến hành thí nghiệm sau: hòa tan muối ăn vào nước được hỗn hợp nước muối. a. Chỉ ra dung môi, chất tan, dung dịch trong thí nghiệm trên? b. Trình bày cách tách riêng muối ra khỏi hỗn hợp nước muối? Câu 24. Nêu đặc điểm của động vật thuộc ngành thân mềm? (0,5 điểm) Câu 25. Động vật có vai trò gì đối với con người? (0,75 điểm) Câu 26. (1,25 điểm) a. Giải thích vì sao khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng? (0,5 điểm) b. Em hãy đề ra biện pháp để phòng, tránh bệnh do nấm gây ra ở người? (0.75 điểm) Hết
  12. UBND HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ Môn: KHTN – Lớp 6 Thời gian: 75 phút ĐỀĐỀ CHÍNH CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) THỨC MÃ ĐỀ: B (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM. (5,0 điểm) Chọn đáp án trả lời đúng nhất và ghi vào phần bài làm? Câu 1. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? A. Năng lượng nước. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng mặt trời. D. Năng lượng từ than đá. Câu 2. Đơn vị của năng lượng là A. Niu tơn (N). B. độ C (0C). C. Jun (J). D. kilôgam (kg). Câu 3. Khi đèn huỳnh quang đang hoạt động thì điện năng chuyển hóa thành năng lượng có ích là A. thế năng hấp dẫn. B. nhiệt năng. C. động năng. D. quang năng. Câu 4. Thiên thể tự phát sáng gọi là A. Sao. B. Hành tinh. C. Vệ tinh. D. Chòm sao. Câu 5. Vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất là A. Mặt trăng B. Trái đất C. Mặt trời. D. Hỏa tinh. Câu 6. Trong các phương án sau, đâu là thực phẩm? A. Ngô. B. Lúa mì. C. Thịt gà. D. Khoai. Câu 7. Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu. B. Nghiền nhỏ muối ăn. C. Đun nóng nước . D. Bỏ thêm đá lạnh vào. Câu 8. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước? A. Chiết. B. Dùng máy li tâm. C. Cô cạn. D. Lọc. Câu 9. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy, người ta gọi gỗ là A. nguyên liệu. B. vật liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 10. Chất tinh khiết là chất A. chỉ có một chất. B. gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. C. có tính chất thay đổi phụ thuộc vào thành phần chất bên trong. D. gồm có hai chất trộn lẫn với nhau. Câu 11. Trong các động vật sau, đâu là loài động vật có xương sống? A. Chim sẻ, cá, ếch, thằn lằn. B. Ốc sên, nhện, mực, giun đũa C. Voi, cá sấu, tôm. D. Sán lá gan, giun đất, san hô. Câu 12. Loài thực vật nào có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người? A. Cây nha đam. B. Cây cao su. C. Cây thuốc phiện, trúc đào. D. Cây bạc hà. Câu 13. Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus? A. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp. B. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  13. C. Chăm sóc sức khỏe, tập thể dục, sinh hoạt điều độ. D. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường. Câu 14. Đại diện nào dưới đây thuộc lớp lưỡng cư? A. Cóc nhà, ếch. B. Thằn lằn. C. Gà, chim. D. Lươn, cá. Câu 15. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm các cây thuộc ngành Hạt trần? A. Cây lúa, cây dưa. B. Cây thông, cây vạn tuế, bách tán. C. Cây dương xỉ, cây rêu. D. Cây ổi, rêu, xoài. Câu 16. Vaccine được con người tạo ra dùng để phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào? A. Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh. B. Khi cơ thể khỏe mạnh. C. Sau khi khỏi bệnh. D. Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh. Câu 17. Sinh vật nào sau đây là nguyên sinh vật? A. Trùng sốt rét, virus. B. Nấm, vi khuẩn. C. Trùng biến hình, tảo, trùng roi. D. Vi khuẩn, giun, sán. Câu 18. Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào? A. Ruột khoang, Giun, Chân khớp, Thân mềm. B. Cá, Chân khớp, Bò sát. C. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. D. Thân mềm, Giun, Chim, Thú. Câu 19. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét? A. Phát quang bụi rậm. B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy. C. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt. D. Mắc màn khi đi ngủ. Câu 20. Thực vật đã có mạch, có hoa, có hạt nằm trong quả, đây là đặc điểm của nhóm thực vật nào? A. Rêu. B. Thực vật hạt kín. C. Thực vật hạt trần. D. Dương xỉ. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. ( 0,5 điểm) Trong hệ Mặt Trời: a. Thiên thể nào ở trung tâm trong hệ mặt trời? b. Nêu các hành tinh vòng ngoài của hệ mặt trời? c. Hành tinh xa mặt trời nhất? Câu 22. (0,5 điểm) Một người ở trên trái đất tại một vị trí nhất định để quan sát hình dạng của trăng thì thấy trăng non (không trăng). Hỏi sau bao nhiêu tuần thì người đó thấy trăng tròn và trăng bán nguyệt cuối tháng? Câu 23. (1,25 điểm) Tiến hành thí nghiệm sau: hòa tan đường vào nước được hỗn hợp nước đường. a. Chỉ ra dung môi, chất tan, dung dịch trong thí nghiệm trên? b. Trình bày cách tách riêng đường ra khỏi hỗn hợp nước đường? Câu 24. Nêu đặc điểm của động vật thuộc lớp thú? (0,5 điểm) Câu 25. Thực vật có vai trò gì đối với con người? (0,75 điểm) Câu 26. (1,25 điểm) a. Giải thích vì sao khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng? (0,5 điểm) b. Em hãy đưa ra biện pháp phòng, tránh bệnh do nấm gây ra ở người? (0,75 điểm) Hết
  14. UBND HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ Môn: KHTN – Lớp 6 Thời gian: 75 phút ĐỀĐỀ CHÍNH CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) THỨC MÃ ĐỀ: KT (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM. (8,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất và làm vào phần bài làm. Câu 1. Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng sinh khối. B. Năng lượng khí tự nhiên. C. Năng lượng than đá. D. Năng lượng dầu mỏ. Câu 2. Đơn vị của năng lượng là A. Niu tơn (N). B. độ C (0C). C. Jun (J). D. kilôgam (kg). Câu 3. Khi quạt điện đang hoạt động thì điện năng chuyển hóa thành năng lượng có ích là A. thế năng hấp dẫn. B. nhiệt năng. C. động năng. D. quang năng. Câu 4. Thiên thể không tự phát sáng và quay quanh sao gọi là A. Sao. B. Hành tinh. C. Vệ tinh. D. Chòm sao. Câu 5. Vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất là A. Mặt trăng. B. Trái đất. C. Mặt trời. D. Hỏa tinh. Câu 6. Trong các phương án sau, đâu là thực phẩm? A. Ngô. B. Lúa mì. C. Thịt gà. D. Khoai lang. Câu 7. Hỗn hợp gồm A. một chất duy nhất. B. hai hay nhiều chất không trộn lẫn với nhau. C. hai hay nhiều chất riêng biệt. D. hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Câu 8. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước? A. Chiết. B. Dùng máy li tâm. C. Cô cạn. D. Lọc. Câu 9. Nhà máy sản xuất đường ăn từ cây mía . Vậy cây mía là A. chất. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. khoáng sản. Câu 10. Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. B. Nghiền nhỏ muối ăn. C. Đun nóng nước . D. Bỏ thêm đá lạnh vào. Câu 11. Trong các động vật sau, đâu là loài động vật không xương sống? A. Chim sẻ, gà. B. Ốc sên, sứa, mực. C. Voi, cá sấu. D. Bò, lợn, cá. Câu 12. Động vật nào sau đây là động vật gây hại cho cây trồng? A. Ong. B. Chó. C. Ốc bưu vàng, chuột. D. Giun đất. Câu 13. Loại nấm nào sau đây được dùng làm thức ăn? A. Nấm độc, nấm mốc. B. Nấm rơm, nấm hương. C. Nấm mốc. D. Nấm linh chi, đông trùng hạ thảo. Câu 14. Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát? A. Ếch. B. Thằn lằn. C. Chim sẻ. D. Lươn, cá. Câu 15. Loài thực vật nào có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
  15. A. Cây nha đam. B. Cây cao su. C. Cây thuốc phiện. D. Cây bạc hà. Câu 16. Sống ở dưới nước, hô hấp bằng mang, di chuyển bằng vây là đặc điểm của lớp động vật nào? A. Lớp Cá. B. Lớp lưỡng cư. C. Lớp Bò sát. D. Lớp Chim. II. TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 17. (1,5 điểm) Cho các loài động vật sau: gà, chim sẻ, thằn lằn, con ếch, bò, khỉ, cá ngừ, cá sấu, thỏ, con người. a. Kể tên những loài động vật thuộc lớp thú (động vật có vú)? (0,5 điểm) b. Đặc điểm của động vật thuộc lớp thú? (1.0 điểm) Câu 18. (0,5 điểm) Tiến hành thí nghiệm sau: hòa tan muối ăn vào nước được hỗn hợp nước muối. Em hãy chỉ ra chất tan, dung dịch trong thí nghiệm trên?
  16. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN KHTN 6 ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án A C C B A C D D C D B C A B A C C D D D II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm Câu 21 Trong hệ Mặt Trời: 0,75 a. Thiên thể nào ở trung tâm trong hệ mặt trời là mặt trời. 0,2 đ điểm b. Các hành tinh ở vòng trong của của hệ mặt trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh 0,4 đ c. Hành tinh xa mặt trời nhất là Thủy tinh. 0,15 điểm Câu 22 Một người ở trên trái đất tại một vị trí nhất định để quan sát 0,5 – Sau 2 tuần thì người đó thấy trăng tròn. 0,25 đ điểm – Sau 1 tuần thì người đó thấy trăng bán nguyệt đầu tháng. 0,25 đ Câu 23 a. Dung môi: nước 0,25 Dung dịch: nước muối 0,25 Chất tan : muối 0,25 b. Người ta tách riêng muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách đun 0,5 nóng dung dịch này cho đến khi nước bay hơi hết còn lại muối. Câu 24 Đặc điểm của động vật thuộc ngành thân mềm: - Cơ thể rất mềm, thường được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài, có 0,25 nhiều loài vỏ cứng tiêu giảm hoặc không có vỏ. - Số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi 0,125 trường sống. - Môi trường sống chủ yếu dưới nước, một số sống trên cạn. 0,125 Câu 25 Vai trò của động vật đối với con người: - Động vật cung cấp thức ăn cho con người. VD: tôm, cá, lợn, gà, bò … - Cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống. VD: mật ong, lông cừu, da động vật… - Phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh cho con người. VD: khỉ, cá heo, chó nghiệp vụ,… - Một số loài có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây hại giúp con người bảo vệ mùa màng như chim sẻ, ong mắt đỏ, mèo, chuột, rắn... - Một số loài được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và trang sức. VD: trai, da cá sấu,… - Một số loài dùng làm thí nghiệm phục vụ nghiên cứu như chuột bạch, ếch, khỉ… (HS trả lời đúng mỗi ý cho 0,125 điểm)
  17. Câu 26 a. Khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của thực phẩm vì: - Hạn sử dụng là thời gian bảo quản thực phẩm tốt nhất, sau thời gian 0.25 này, thực phẩm sẽ rất dễ bị nấm mốc và các vi sinh vật khác xâm nhập và làm hỏng. - Khi thực phẩm có màu sắc bất thường hay quá hạn sử dụng, rất dễ 0,25 chứa nấm mốc độc hại, sản phẩm đã bị biến chất, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người khi sử dụng. b. Cách phòng, chống bệnh do nấm gây ra ở người: (0,75 điểm) - Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không mặc quần áo ẩm ướt. 0,25 - Không dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn tắm, quần áo,…) với người bệnh. 0,25 - Không tiếp xúc trực tiếp với người, hoặc vật nuôi bị nhiễm bệnh do nấm. 0,25 (HS trả lời đúng mỗi ý cho 0,25 điểm) ĐỀ B I/TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án D C D A A C D D A A A C A A B D C A C B II. PHẦN TỰ LUẬN 5,0 điểm Câu Đáp án Điểm Câu 21 Trong hệ Mặt Trời: 0,75 đ a. Thiên thể nào ở trung tâm trong hệ mặt trời là mặt trời. 0,2 đ b. Các hành tinh ở vòng ngoài của của hệ mặt trời: Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh. 0,4 đ c. Hành tinh xa mặt trời nhất là Hải vương tinh. 0,15 đ Câu 22 Một người ở trên trái đất tại một vị trí nhất định để quan sát 0,5 đ – Sau 2 tuần thì người đó thấy trăng tròn. 0,25 đ – Sau 3 tuần thì người đó thấy trăng bán nguyệt đầu tháng. 0,25 đ Câu 23 a. Dung môi: nước 0,25 Dung dịch: nước đường. 0,25 Chất tan : đường 0,25 b. Người ta tách riêng đường ra khỏi hỗn hợp nước đường bằng cách đun nóng dung dịch này cho đến khi nước bay hơi hết còn lại 0,5 đường. Câu 24 Đặc điểm của động vật thuộc lớp thú:
  18. Lớp Thú: - Có lông mao bao phủ cơ thể 0.125 - Phần lớn đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ tiết ra bằng tuyến vú 0.125 - Hô hấp bằng phổi 0.125 - Môi trường sống đa dạng 0.125 (HS trả lời đúng mỗi ý cho 0,125 điểm) Câu 25 Thực vật có vai trò đối với con người: - Thực vật cung cấp oxygen cho con người và động vật. 0.125 - Thực vật có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: + Cung cấp lương thực, thực phẩm. VD: cây lúa, bắp, cà chua,… 0,125  + Cung cấp nguyên liệu cho ngành xây dựng và công nghiệp. VD: 0,125 cây bạch đàn, cây keo, cây gỗ sưa... + Dùng để làm cảnh. VD: cây hoa hồng, cây phượng, cây hoa lan,…. 0,125 + Dùng để làm thuốc, dược liệu. VD: Cây Sâm Ngọc Linh, cây sen, 0,125 cây Hà thủ ô,… - Một số cây trồng trong nhà để hút các khí độc trong nhà như dương 0,125 xỉ, lưỡi hổ, lan ý, … (HS trả lời đúng mỗi ý cho 0,125 điểm ) Câu 26 a. Khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của thực phẩm vì: - Hạn sử dụng là thời gian bảo quản thực phẩm tốt nhất, sau thời gian 0.25 này, thực phẩm sẽ rất dễ bị nấm mốc và các vi sinh vật khác xâm nhập và làm hỏng. - Khi thực phẩm có màu sắc bất thường hay quá hạn sử dụng, rất dễ 0,25 chứa nấm mốc độc hại, sản phẩm đã bị biến chất, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người khi sử dụng. b. Cách phòng, chống bệnh do nấm gây ra ở người: (0,75 điểm) - Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không mặc quần áo ẩm ướt. 0,25 - Không dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn tắm, quần áo,…) với 0,25 người bệnh. - Không tiếp xúc trực tiếp với người, hoặc vật nuôi bị nhiễm bệnh do 0,25 nấm. (HS trả lời đúng mỗi ý cho 0,25 điểm)
  19. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT I. TRẮC NGHIỆM: 8,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/án A C C B A C D D C D B C B B C A II. PHẦN TỰ LUẬN 2,0 điểm Câu Đáp án Điểm 17a Những loài động vật thuộc lớp thú là: con bò, khỉ, con thỏ, con người. 0,5 17b Đặc điểm của động vật thuộc lớp thú: - Có lông mao bao phủ cơ thể 0,25 - Phần lớn đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ tiết ra bằng tuyến vú 0,25 - Hô hấp bằng phổi 0,25 - Môi trường sống đa dạng 0,25 (HS trả lời đúng mỗi ý cho 0,25 điểm) Câu 18 Dung dịch: nước muối 0,25 Chất tan : muối 0,25 NGƯỜI DUYỆT ĐỀ GIÁO VIÊN RA ĐỀ Ninh Quang Trí Nguyễn Thị Tuyết Nguyễn Thị Luyện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2