intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Ngọc Giá, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

8
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Ngọc Giá, Điện Bàn” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Ngọc Giá, Điện Bàn

  1. PHÒNG GD&ĐT TX ĐIỆN BÀN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC GIÁ Môn: LỊCH SỬ– Lớp 8 Thời gian: 45 phút I. KHUNG MA TRẬN Cấp độ Tên chủ tư duy Cộng đề Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN 1. Cuộc Những 3 3 kháng nét chính 10% chiến từ về kháng năm chiến 1858 chống Pháp ở đến năm Đà Nẵng 1873 và 3 tỉnh miền Đông Nam kì. 2. Kháng 3 2 1 6 Kháng chiến ở 20% chiến Hà Nội lan rộng và các ra toàn tỉnh ở đồng quốc bằng Bắc (1873 - kì (1873- 1884) 1874)
  2. Kháng 3 1 2 6 chiến 20% của nhân dân Bắc kì lần (1882- 1883) 3. Phong 1 1 Phong trào Cần 20% trào vương kháng bùng nổ chiến và phát triển chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX 4. Khởi Nguyên ½ ½ nghĩa nhân 10% Yên Thế bùng nổ và So sánh ½ ½ phong với các 20% trào cuộc chống khởi Pháp nghĩa cùng của thời đồng bào miền núi cuối thế kỉ
  3. XIX Tổng số ½ 9 1 3 ½ 3 17 câu hỏi Số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 40,0% 30,0% 20,0% 10,0% 100,0% Tỉ lệ % II. ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KT CUỐI KÌ II- NĂM HỌC: 2022-2023- LỊCH SỬ 8 TT CHỦ ĐỀ NỘI DUNG HÌNH THỨC CÁC MỨC ĐỘ ĐIỂM 1 CUỘC Những nét - Biết được liên quân Pháp-Tây Ban TN Nhận biết 0.33 KHÁNG chính về Nha xâm lược Việt Nam tại Đà CHIẾN TỪ kháng chiến Nẵng. NĂM 1858- chống Pháp ở 1884. Đà Nẵng và 3 tỉnh miền
  4. Đông Nam kì. - Biết được Hiệp ước đầu tiên kí với TN Nhận biết 0.33 Pháp vào ngày 5/6/1862. - Biết được những nhân vật lịch sử TN Nhận biết 0.33 trong kháng chiến từ 1858-1873. Kháng chiến ở - Biết được chủ trương của nhà TN Nhận biết 0.33 Hà Nội và các Nguyễn thực hiện trước khi Pháp tỉnh ở đồng đánh chiến Bắc Kì lần 1. bằng Bắc kì (1873-1874) - Biết được những nhân vật lịch sử TN Nhận biết 0,33 trong kháng chiến từ Bắc Kì lần 1. CUỘC KHÁNG 2 CHIẾN TỪ 1873-1884 - Biết được nguyên nhân Pháp đánh TN Nhận biết 0,33 chiếm Bắc Kì lần 1.
  5. - Hiểu được vì sao quân ta đông TN Thông hiểu 0.33 nhưng vẫn bị Pháp đánh bại. - Hiểu được trận đánh tiêu biểu trong TN Thông hiểu 0.33 kháng chiến chống Bắc Kì lần 1. - Giải thích được nguyên nhân sâu TN Vận dụng cao 0.33 xa Pháp đánh Bắc Kì lần 1. Kháng chiến - Biết đượcvùng đất mà triều đình TN Nhận biết 0,33 của nhân dân Huế cai quản trực tiếp. Bắc kì lần (1882-1883) - Biết được hoàn cảnh Pháp tấn công TN Nhận biết 0,33 vào Huế.
  6. - Biết được vị tướng chỉ huy Pháp TN Nhận biết 0.33 sang xâm lược Bắc Kì lần 2. - Hiểu được vì sao khi quay lại lần 2, TN Thông hiểu 0.33 Pháp muốn chiếm bằng được Bắc kì. - Thái độ của quân Pháp khi bại trận TN Vận dụng cao 0.33 Cầu Giấy lần 2. - Rút ra được bài học quan trọng TN Vận dụng cao 0.33 nhất cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau 3 Phong trào Phong trào - Hiểu được phong trào cần vương TL Thông hiểu 2.0 kháng chiến Cần vương nổ ra và phát triển. chống Pháp bùng nổ và trong những phát triển năm cuối thế kỉ XIX
  7. 4 Khởi nghĩa Yên Nguyên nhân - Trình bày được nguyên nhân bùng TL Nhận biết 1.0 Thế và phong bùng nổ nổ khởi nghĩa Yên Thế . trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX - So sánh khởi nghĩa Yên Thế với TL Vận dụng 2.0 So sánh với các cuộc khởi nghĩa cùng thời. TL các cuộc khởi nghĩa cùng thời PHÒNG GD&ĐT TX ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC GIÁ MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 8 THỜI GIAN: 45 PHÚT ĐỀ: I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau và ghi vào giấy bài làm. Chẳng hạn, câu 1 chọn phương án B thì ghi là 1B. Câu 1: Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì? A. Trận phục kích ở Cầu Giấy - Hà Nội. B. Trận phục kích của ở cầu Hàm Rồng. C. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng. D. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội. Câu 2: Vị tướng chỉ huy quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1883) là ai? A. Gác-ni-ê. B. Bô-la-éc. C. Rơ-ve. D. Ri-vi-e. Câu 3: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của nhân vật lịch sử nào? A. Phan Tôn. B. Phan Liêm. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân. Câu 4: Trước khi Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì? A. Kêu gọi nhân dân đoàn kết chống Pháp. B. Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời. C. Chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt để kháng Pháp.
  8. D. Xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ. Câu 5: Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất? A. Phan Thanh Giản. B. Nguyễn Tri Phương. C. Hoàng Tá Viêm. D. Lưu Vĩnh Phúc. Câu 6: Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì? A. Mượn đường để tấn công Trung Quốc. B. Để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội. C. Giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội. D. Giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh. Câu 7: Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất. B. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai. C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. D. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. Câu 8: Thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây? A. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì. B. Độc chiếm con đường sông Hồng. C. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa. D. Chiếm than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp. Câu 9: Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước A. Giáp Tuất. B. Hác-măng. C. Nhâm Tuất. D. Pa-tơ-nốt. Câu 10: Khu vực nào thuộc quyền cai quản của triều đình Nguyễn theo hiệp ước Hác-măng? A. Bắc Kì. B. Trung Kì. C. Nam Kì. D. Thuận Quảng. Câu 11: Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội năm 1873, quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại? A. Nhà Nguyễn không còn tướng tài. B. Nhân dân không ủng hộ của kháng chiến. C. Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém. D. Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn. Câu 12: Thực dân Pháp đã lợi dụng cơ hội gì để mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế trong năm 1883? A. Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng. B. Việt Nam thắng lợi ở trận Cầu Giấy. C. Triều Nguyễn nhượng bộ nhiều quân Pháp. D.Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục tìm người kế vị. Câu 13: Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?
  9. A. Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam. B. Do triều đình Huế đang ra sức tập hợp lực lượng chống Pháp. C. Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất. D. Do nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp. Câu 14: Lý do nào thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai? A. Nguồn than đá dồi dào. B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ. D. Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì. Câu 15: Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì? A. Phương thức tác chiến. B. Vấn đề đoàn kết quốc tế. C. Vai trò của giai cấp lãnh đạo. D. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 16: Phong trào Cần vương nổ ra và phát triển như thế nào? (2 điểm) Câu 17: Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? (3 điểm) - HẾT- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2022-2023 LỊCH SỬ 8 I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0.33 điểm. (3 câu đúng đạt 1.0 điểm).
  10. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A A D C B B B D A C B C D D A C II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu ĐÁP ÁN Điểm CCâu 16: Phong trào Cần vương nổ ra và phát triển như thế nào? 2đ - Sau cuộc phản công tại Kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua 0.25đ Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). - Ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu 0.5đ gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước 0.25 đ Câu 16 - Phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi dưới ngọn cờ Cần vương 0.5 đ 2đ - Phong trào diễn ra 2 giai đoạn + GĐ 1 (1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các 0.5 đ tỉnh Bắc Kì và Trung Kì nhưng tháng 11/1888: vua Hàm Nghi bị bắt và đầy sang An-giê-ri. + GĐ 2 (1888-1896): Tuy vua Hàm nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn được duy trì và dần dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn 1 Câu 17 CCâu 17: Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế? 1đ 3đ - Dưới thời Nguyễn, tình hình kinh tế ngày càng sa sút, khiến cho một số nông 0.5đ dân phải rời quê hương lên vùng Yên Thế sinh sống. - Thế nhưng, khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng thì Yên Thế cũng trở 0.5đ thành mục tiêu bình định của chúng. Không cam chịu, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa 2đ cùng thời? - Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục 0.25 đ chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời. - Lãnh đạo: là những người xuất thân từ nông dân chứ không phải các văn 0.25 đ thân, sĩ phu - Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu 0.25 đ cuộc sống. - Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc 0.25 đ Kì.
  11. - Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa 0.25 đ khi cần thiết,… - Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch 0.25 đ nhiều tổn thất. - Tính chất: là phong trào nông dân mang tính tự phát 0.25 đ -> Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác 0.25 đ dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp. - HẾT -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2