intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

  1. - Người ra đề: Lê Thị Thanh Trân – Tổ : Xã hội –Trường THCS NBKhiêm. - Đề kiểm tra HKII – Môn: Lịch sử 8. Năm học 2022-2023. I. MỤC TIÊU: - Qua kiểm tra, giáo viên đánh giá được năng lực học tập của học sinh, khả năng tiếp thu bài và lĩnh hội kiến thức của từng em. Từ đó có biện pháp rèn luyện, đôn đốc học sinh học tập tốt hơn,đồng thời đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp dạy học một cách phù hợp. - Học sinh vận dụng các kiến thức vào bài làm. + Cuộc kháng chiến từ năm 1858-1884. + Phong trào Cần Vương. + Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX. + Trào lưu cải cách . + Chính sách khai thác thuộc địa và phong trào yêu nước. - Rèn kĩ năng phân tích đề, kĩ năng tổng hợp, tái hiện kiến thức, trình bày theo quy định. - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc, ra sức học hỏi tích lũy kiến thức phục vụ đất nước sau này . - Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước. 2. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC KIỂM TRA - Trắc nghiệm khách quan 50% + tự luận 50% 3. MA TRẬN ĐỀ: - Đề kiểm tra HKII Lịch sử 8, chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 30 tiết, phân phối cho chủ đề và nội dung từ bài 24 đến bài 30 môn lịch sử 8. Dựa vào cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn kiến thức kỹ năng quan trọng tiến hành xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 CẤP NHẬN THÔNG ĐỘ VẬN DỤNG TỔNG BIẾT HIỂU CHỦ CỘNG ĐỀ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. CUỘC - Trình bày - Hiểu được Vận dụng kiến KHÁNG hoàn cảnh, duyên cớ để thức chứng CHIẾN nội dung Pháp đánh minh hậu quả CHỐNG Hiệp ước chiếm Bắc của việc kí THỰC DÂN Hác-măng, Kì lần 2. hiệp ước Hắc – PHÁP TỪ Nhâm Tuất. - Hiểu được Măng NĂM 1858 - Biết được thái độ của Hiệp ước ĐẾN CUỐI những nhân nhân dân ta Nhâm Tuất THẾ KỈ XIX vật lịch sử , khi triều các cuộc đình kí với kháng Pháp hiệp chiến của ước Hác-
  2. dân tộc ta măng. trong - Hiểu được kháng mục tiêu, chiến lãnh đạo, sự chống Pháp kiện chấm từ 1858 – dứt của cuối TK phong trào XIX. Cần Vương Số câu: 6 1/2 6 ½ 13 Số 2đ 2đ 2đ 1đ 7 điểm điểm: 20 20 20 10 60 Tỉ lệ 2. XÃ HỌI - Chính sách - Giải thích VIỆT NAM khai thác được vì sao năm TỪ NĂM thuộc địa 1911 Nguyễn 1897 ĐẾN của pháp. Tất Thành quyết 1918 - Hoạt động định ra đi tìm yêu nước đường cứu nước của Nguyễn - Trào lưu cải Tất Thành cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX có kết cục và hậu quả của những đề nghị cải cách. Số câu: 3 1 4 Số 1đ 2đ 3d điểm: 10 20 30 Tỉ lệ Tổng sốcâu: 6, 5 9 1 0,5 17 Tổng sốđiểm: 4 3 2 1 100% Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 4. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ MÔ TẢ 1. CUỘC KHÁNG - Trình bày hoàn cảnh, nội dung Hiệp ước CHIẾN CHỐNG Hác-măng, Nhâm Tuất. THỰC DÂN PHÁP Nhận biết - Biết được những nhân vật lịch sử , các cuộc TỪ NĂM 1858 ĐẾN kháng chiến của dân tộc ta trong kháng chiến CUỐI THẾ KỈ XIX chống Pháp từ 1858 – cuối TK XIX. Thông hiểu - Hiểu được duyên cớ để Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2. - Hiểu được thái độ của nhân dân ta khi triều đình kí với Pháp hiệp ước Hác- măng. - Hiểu được mục tiêu, lãnh đạo, sự kiện chấm
  3. dứt của phong trào Cần Vương Vận dụng kiến thức chứng minh hậu quả của Vận dụng việc kí hiệp ước Hắc –Măng Hiệp ước Nhâm Tuất . 2. XÃ HỌI VIỆT Nhận biết NAM TỪ NĂM 1897 - Chính sách khai thác thuộc địa của pháp. Thông hiểu ĐẾN 1918 - Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành - Giải thích được vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước Vận dụng - Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX có kết cục và hậu quả của những đề nghị cải cách. 5. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
  4. Phòng GD&ĐT Huyện Phú Ninh ĐỀ KIỂM TRA HKII- NĂM HỌC 2022-2023 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm MÔN: LỊCH SỬ 8 (Thời gian 45’ không kể phát đề) MÃ ĐỀ: A Học sinh làm bài trên giấy thi riêng. NỘI DUNG ĐỀ. I. Trắc nghiệm:(5đ) Chọn đáp án đúng nhất ghi vào phần bài làm: Câu 1. Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859) đã bước đầu làm thất bại âm mưu nào của Pháp? A. Đánh chắc tiến chắc. B. Vừa đánh vừa đàm. C. Đánh nhanh thắng nhanh. D. Chinh phục từng gói nhỏ. Câu 2. Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì? A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết. B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. C. Giảng hòa với phái chủ chiến. D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại. Câu 3. Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam bao gồm hai giai cấp cơ bản nào? A. Địa chủ phong kiến và nông dân. B. Địa chủ phong kiến và tư sản . C. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản. D. Công nhân và nông dân. Câu 4. Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần? A. Nguyễn Lộ Trạch. B. Nguyễn Trường Tộ. C. Bùi Viện. D. Phạm Phú Thứ. Câu 5. Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng? A. Hoàng Diệu. C. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định. Câu 6. Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông? A. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự. B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân. C. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp. D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương. Câu 7. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai? A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp, C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen. D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh. Câu 8. Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). C. Hiệp ước Hác - măng (1883). B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Câu 9. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phái chủ chiến trong triều đình Huế đại diện là ai mạnh tay hành động chống Pháp?
  5. A. Nguyễn Trường Tộ. B. Tôn Thất Thuyết. C. Tôn Thất Thuyết. D. Nguyễn Văn Tường. Câu 10. Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì? A. Phong trào nông dân. C. Phong trào Cần vương. B. Phong trào nông dân Yên Thế. D. Phong trào Duy Tân. Câu 11. Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai? A. Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh. B. Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai. C. Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến. D. Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi. Câu 12. Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai? A. Nguyễn Thiện Thuật. C. Cao Thắng. B. Phan Đình Phùng. D. Phan Đình Phùng, Cao Thắng. Câu 13. Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại. B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại. C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 14. Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. Câu 15. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911- 1918 có ý nghĩa như thế nào? A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản. B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam. C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp. D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. II. TỰ LUẬN:(5 Điểm) Câu 1. Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam? Câu 2. Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? Em có nhân xét gì về Hiệp ước Giáp Tuất (1874) so với Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? Hết.
  6. Phòng GD&ĐT Huyện Phú Ninh ĐỀ KIỂM TRA HKII- NĂM HỌC 2022-2023 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm MÔN: LỊCH SỬ 8 (Thời gian 45’ không kể phát đề) MÃ ĐỀ: B Học sinh làm bài trên giấy thi riêng. NỘI DUNG ĐỀ. I. Trắc nghiệm:(5đ) Chọn đáp án đúng nhất ghi vào phần bài làm: Câu 1. Thái độ của nhân dân ta khi triều đình kí với Pháp hiệp ước Hác- măng A. đẩy mạnh kháng chiến chống Pháp. B. cùng triều đình chống pháp. C. tin tưởng sự lãnh đạo của triều đình. D. thừa nhận quyền cai quản của Pháp. Câu 2. Diễn biến của phong trào Cần Vương được chia làm mấy giai đoạn ? A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm Câu 3. Câu nói “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Trương Định. B. Trương Quyền. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 4. Vào năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên vua Tự Đức bản điều trần có tên là A. Thời vụ sách. B. Bình Ngô sách. C. Dương vụ. D. Canh tân. Câu 5. Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nào? A. Nông dân. B. Thợ thủ công . C. Nô tì. D. Binh lính Câu 6. Triều đình nhà Nguyễn đã kí bao nhiêu hiệp ước với Pháp ? A. 2 . B. 4. C. 3 . D. 5. Câu 7. Đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Mâu thuẫn giữa tiểu tư sản với vô sản. B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. C. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản. D. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai. Câu 8. Vì sao thực dân Pháp lại mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam? A. Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. B. Giúp Việt Nam khai hóa văn minh . C. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam . D. Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ. Câu 9. Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì? A. Phong trào nông dân . C. Phong trào Cần vương. B. Phong trào Duy Tân . D. Phong trào nông dân Yên Thế. Câu 10. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phải chủ chiến trong triều đình Huế đại diện là ai mạnh tay hành động chống Pháp? A. vua Hàm Nghi. B. Tôn Thất Thuyết.
  7. C. Nguyễn Trường Tộ. D. Nguyễn Văn Tường. Câu 11. Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian nào? A. Từ năm 1884 đến 1913. C. Từ năm 1885 đến 1913. B. Từ năm 1885 đến 1895. D. Từ năm 1884 đến 1895. Câu 12. Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập. B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập. C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ. D. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Câu 13. Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. C. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. Câu 14. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do? A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp. B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương. C. Không có sự đoàn kết của nhân dân. D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức. Câu 15. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế? A. Công nhân. C. Các dân tộc sống ở miền núi. B. Nông dân. D. Nông dân và công nhân. II. TỰ LUẬN:(5Đ) Câu 1. Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam? Câu 2. Tại sao nói từ 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn quân xâm lược? Hết.
  8. 5. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 HỌC KÌ II MÃ ĐỀ A A. Trắc nghiệm: (5điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất : 3 câu đúng làm tròn 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B B A C B A D D B C A B A B D án ĐÁP ÁN ĐỀ B I/ Trắc nghiệm : ( 5 điểm ) CÂ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 U ĐA C A B A C B D D C B A B C B D B. Tự luận: (5điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Những chính sách mà thực dân Pháp thi hành ởViệt Nam về chính (3,0 điểm) trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục:- Về chính trị: Pháp xây dựng bộ 0,5 máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và đều do Pháp chi phối.Về kinh tế:Nông nghiệp : Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.Công nghiệp : Tập trung khai thác mỏ than và kim loại. Sản xuất xi 0,5 măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ .Giao thông vận tải : tăng cường xây dựng hệ thống giao thông.Về thương nghiệp : Nắm độc quyền thị trường. Đánh thuế nặng các mặt hàng, đặc biệt 0,5 là muối, rượu và thuốc phiện.Tài chính: Đánh thuế nặng, đặt thêm thuế mới để tăng ngân sách.Về văn hóa – giáo dục:Giai đoạn đầu : 0,5 vẫn duy trì nền giáo dục Hán học.Năm 1905 : Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc học : Ấu học, Tiểu học và Trung học. Mở thêm trường, 0,5 tăng thêm tiếng Pháp.Năm 1907: Mở trường Đại học Đông Dương
  9. 0,5 để đào tạo người bản xứ phục vụ việc cai trị. Câu 2 - Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là một tính toán thiển cận của triều (2,0 đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và 1.0 điểm) dòng họ - So với Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874) thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp, đã làm mất thêm một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam, là bước trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước cuộc xâm lăng của tư bản phương Tây 1.0 MÃ ĐỀ B: A. Trắc nghiệm: (5đ) Chọn câu trả lời đúng nhất : 3 câu đúng làm tròn 1 điểm B. Tự luận: (5) Câu 1 Những chính sách mà thực dân Pháp thi hành ởViệt Nam về chính (3,0 điểm) trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục:- Về chính trị: Pháp xây dựng bộ 1,0đ máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và đều do Pháp chi phốiVề kinh tế:Nông nghiệp : Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.Công nghiệp : Tập trung khai thác mỏ than và kim loại. Sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ .Giao thông vận tải : 1,0đ tăng cường xây dựng hệ thống giao thông.Về thương nghiệp : Nắm độc quyền thị trường. Đánh thuế nặng các mặt hàng, đặc biệt là muối, rượu và thuốc phiện.Tài chính: Đánh thuế nặng, đặt thêm thuế mới Tài chính: Đánh thuế nặng, đặt thêm thuế mới để tăng ngân sách.Về văn hóa – giáo dục: Giai đoạn đầu : vẫn duy trì nền giáo dục Hán học.Năm 1905 : Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc học : 1,0đ Ấu học, Tiểu học và Trung học. Mở thêm trường, tăng thêm tiếng Pháp.Năm 1907: Mở trường Đại học Đông Dương để đào tạo người bản xứ phục vụ việc cai trị. - Trong quá trình xâm lược của thực dân pháp ở Việt nam từ 1858 0,5 đến 1884, Triều đình Huế đã lần lược kí với thực dân pháp các Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) :
  10. + Hiệp ước Nhâm Tuất (1862): Thừa nhận quyền cai quản của Câu 2 Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; mở ba cửa (2,0 0,25 biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán... điểm) + Hiệp ước Giáp Tuất (1874): thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc pháp... + Hiệp ước Hác-măng (1883): Triều đình Huế chính thức thừa 0,25 nhận nền bảo hộ của pháp ở bắc kì và Trung Kì...mọi việc giao tiếp với nước ngoài kể cà với trung Quốc đều do Pháp nắm... + Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của 0,25 nước pháp... - Qua những Hiệp ước trên, ta thấy những điều khoản, điều kiện trong các Hiệp ước ngày càng nặng nề hơn, tính chất thoả hiệp 0,25 ngày càng nghiêm trọng hơn, từ cắt đất, rút quân, triều đình đi đến công nhận sự bảo hộ của pháp ở từng vùng rồi cả nước... 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1