intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Dương, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Dương, Điện Bàn” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Dương, Điện Bàn

  1. TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH DƯƠNG KIỂM TRA CUỐI HKII NĂM HỌC 2023-2024 Môn: LỊCH SỬ - LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 31) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN (Theo CV 247/PGDĐT- THCS ngày 11/4/2024) Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Nội dung/đơn vị TT (số câu) (số câu) (số câu) cao(số câu) Tổng kiến thức TNK TNK TNK TN TL TL TL TL Q Q Q KQ 1 VIỆT NAM TRONG NHỮNG 1 ½ 1 ½ 3 câu NĂM 1919-1930 Điểm 0,33 2,0 0,33 1,0 3,66đ Tỷ lệ % điểm 3,3 20 3,3 10 36,6% 2 CUỘC VẬN 3 1 4 câu ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Điểm 1,0 0,33 1,33đ Tỷ lệ % điểm 10 3 13,3% 3 VIỆT NAM TỪ 2 2 câu SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN Điểm 0,66 0,66đ Tỷ lệ % điểm 6,6 6,6 4 VIỆT NAM TỪ 1 2 2 5 câu CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954 Điểm 0,33 0,66 0,66 1,66 Tỷ lệ % điểm 3,3 6,6 6,6 16,6 5 VIỆT NAM TỪ 1 1 1 3 câu NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
  2. Điểm 0,33 2,0 0,33 2,66 Tỷ lệ % điểm 3,3 20 3,3 26,6 Tỉ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100 IV. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA LỊCH SỬ 9 CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023-2024 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/Đơn vị TT Mức độ đánh giá Thông Vận kiến thức Nhận Vận hiểu dụng biết dụng cao Nhận biết: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung chủ yếu, ý nghĩa lịch sử của 1 TN VIỆT NAM hội nghị thành lập Đảng. TRONG 1 Thông hiểu:Hiểu được ý nghĩa của NHỮNG NĂM ½ TL 1 TN việc thành lập Đảng. 1919-1930 Vận dụng cao: Lí giải được nhận ½ TL định về sự ra đời của Đảng. Nhận biết: - Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng CUỘC VẬN Việt Nam thời kì 1939 – 1945. ĐỘNG TIẾN - Thời cơ cuộc Tổng khởi nghĩa 3 TN TỚI CÁCH tháng Tám bùng nổ. 2 MẠNG - Diễn biến chính của Cách mạng THÁNG TÁM tháng Tám năm 1945. NĂM 1945 Vận dụng:Lý giải guyên nhân cơ bản Pháp và Nhật cấu kết với nhau. 1 TN VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH Vận dụng: MẠNG - Xác định nhiệm vụ cơ bản của cách THÁNG TÁM mạng ta sau Cách mạng tháng Tám 2TN 3 ĐẾN TOÀN 1945. QUỐC - Xác định nhiệm vụ trong thời kì KHÁNG bước đầu xây dụng chế độ mới. CHIẾN Nhận biết: Nắm được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 1TN (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Thông hiểu: VIỆT NAM TỪ - Hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng CUỐI NĂM 4 chiến toàn quốc chống thực dân 1946 ĐẾN Pháp (19/12/1946). NĂM 1954 2TN - Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp trên mặt trận ngoại giao. Vận dụng: - Xác định ý nghĩa cơ bản chiến cuộc 2TN Đông - Xuân 1953 -1954.
  3. - So sánh chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. Nhận biết: Biếtthủ đoạn Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh đặc 1TN biệt”. VIỆT NAM TỪ Thông hiểu: Hiểu nhiệm vụ, vai trò NĂM 1954 5 vị trí của Đại hội đại biểu toàn quốc 1TL ĐẾN NĂM lần thứ III. 1975 Vận dụng:Hiểu đượcý nghĩa của cuộc chiến đấu chống chiến lược 1TN “chiến lược chiến tranh cục bộ”. Tổng số câu 13/2 4 6 ½ Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  4. TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH DƯƠNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Năm học: 2023 - 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ - Lớp 9 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). Chọn đáp án đúng ở mỗi câu rồi điền vào bảng trả lời trắc nghiệm ở giấy bài làm (Mỗi câu đúng được ghi 0.33 điểm; 3 câu đúng được ghi 1.0 điểm). Câu 1.Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là do A. Phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác. B. Phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn. C. Tổng bộ Hội cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất. D. Các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng. Câu 2. Căn cứ vào đâu để khẳng định Cương lĩnh chính trị đẩu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn và sáng tạo? A. Khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận quan trọng của cách mạng thế giới. B. Thể hiện rõ tính độc lập dân tộc và tự do của dân tộc Việt Nam. C. Vạch ra vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam. D. Kêu gọi các dân tộc trên thế giới đòan kết chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Câu 3. Ngay khi nhận được tin chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã A. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào. B. phát động quần chúng chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa. C. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh Tổng khởi nghĩa. D. thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1. Câu 4. Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” là A. gom dân, lập “ấp chiến lược”. B. “bình định” toàn bộ Miền Nam. C. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. D. càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng. Câu 5. Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, … thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là mục đích của A. Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945. B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (6/1/1946). C. Mười chính sách của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân. D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 6. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là gì? A. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh. B. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. C. Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc. D. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ. Câu 7. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) là A. được coi như là “Ắp Bắc” đối với quân Mĩ. B. cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng Mĩ. C. nâng cao uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. D. khẳng định ta có khả năng đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Câu 8. Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương? A. Chiến thắng Điện Biên Phủ. B. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954. C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.
  5. Câu 9. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (19/12/1946) là do A. quân ta khiêu khích Pháp. B. Hội nghị Phông-ten-nơ-blô thất bại. C. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng. D. nhân dân tự phát nổi dậy đánh Pháp. Câu 10. Lý do chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương? A. Do phe phát xít đang chiếm ưu thế trên thế giới. B. Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật. C. Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công. D. Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờ-gôn phải lưu vong. Câu 11. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là A. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava. B. làm phân tán khối cơ động chiến lược của Nava. C. chuẩn bị về vật chất cho chiến dịch Điện Biên Phủ. D. củng cố tinh thần để quân dân Việt Nam mở cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ. Câu 12. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, các địa phương giành chính quyền sớm muộn khác nhau như: 1. Hà Nội; 2. Huế; 3. Quảng Nam; 4. Sài Gòn. Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian: A. 1-2-3-4. B. 2-1-3-4. C. 3-1-2-4. D. 3-2-1-4. Câu 13. Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về A. loại hình chiến dịch. B. địa hình tác chiến. C. đối tượng tác chiến. D. lực lượng chủ yếu. Câu 14. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là A. thực hiện đại đoàn kết dân tộc. B. đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. C. giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại. D. xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Câu 15. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. B. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. C. Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. D. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. II. TỰ LUẬN (5,0điểm) Câu 1 (3,0 điểm). Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)? Vì sao nói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam? Câu 2 (2,0 điểm). Ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960), Báo cáo chính trị có xác định: a/ Nhiệm vụ cách mạng của hai miền Bắc - Nam như thế nào? b/ Cách mạng miền Bắc có vai trò, vị trí gì đối với cách mạng Việt Nam? --------------------HẾT------------------
  6. TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: LỊCH SỬ 9 (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). Trả lời đúng 1 câu đạt 0,33 điểm, trả lời đúng 3 câu đạt 1,0 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/ÁN B C D C B C D D C B A C A D A II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)? Vì sao 3,0 nói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại điểm của lịch sử cách mạng Việt Nam? 1.1. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930): 0.5 - Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm 1 của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. 0.5 - Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành. 0.5 - Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 0.5 - Khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. 1.2. Nói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam vì: - Đảng Cộng sản ra đời giải quyết nguy cơ bị chia rẽ của cách mạng Việt Nam, 0.5 chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo - Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính chất tất yếu, quyết định cho 0.5 những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc ta. Ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam 2,0 (9/1960),Báo cáo chính trị có xác định: 2 điểm a/ Nhiệm vụ cách mạng của hai miền Bắc - Nam như thế nào? b/ Cách mạng miền Bắc có vai trò, vị trí gì đối với cách mạng Việt Nam? a/ Nhiệm vụ cách mạng của hai miền Bắc – Nam: 0.5 - Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN. - Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện 0.5 thống nhất nước nhà. b/ Cách mạng miền Bắc có vai trò, vị trí đối với cách mạng Việt Nam: - Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với 0.5 sự phát triển của cách mạng cả nước. - Cách mạng miền Bắc là nền tảng cho sự phát triển của cách mạng cả nước. 0.5
  7. TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH DƯƠNG KIỂM TRA CUỐI KÌ II. NĂM HỌC 2023 – 2024 Điểm Họ và tên:……………………………... MÔN: LỊCH SỬ 9 Lớp: 9/ SBD: …… Phòng KT: ….. Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Chữ kí Giám thị Chữ kí Giám khảo ĐỀ DÀNH CHO HSKT Chọn đáp án đúng rồi điền vào bảng trả lời trắc nghiệm ở phần giấy bài làm bên dưới (Đề gồm 10 câu trắc nghiệm, mỗi câu trả lời đúng được ghi 1.0 điểm) Câu 1.Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò như thế nào trong việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930? A. Chuẩn bị tư tưởng. B. Chủ trì hợp nhất ba tổ chức Cộng sản. C. Đấu tranh loại bỏ tư tưởng hữu khuynh. D. Truyền bá chủ nghĩa Mac- Lê Nin vào Việt Nam. Câu 2.Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản năm 1930 mang tầm vóc như một A. Đại hội thành lập Đảng. B. Hội nghị thành lập Đảng. C. Đại hội tổng kết hoạt động. D. Hội nghị toàn quốc của Đảng. Câu 3. Ngay khi nhận được tin chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã A. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào. B. phát động quần chúng chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa. C. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh Tổng khởi nghĩa. D. thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1. Câu 4. Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” là A. gom dân, lập “ấp chiến lược”. B. “bình định” toàn bộ Miền Nam. C. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. D. càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng. Câu 5. Phương châm tác chiến của quân ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 -1954 là gì? A. “Đánh chắc, thắng chắc”. B. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”. D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”. Câu 6. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là gì? A. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh. B. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. C. Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc. D. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ. Câu 7. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) là A. được coi như là “Ắp Bắc” đối với quân Mĩ. B. cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng Mĩ. C. nâng cao uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
  8. D. khẳng định ta có khả năng đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Câu 8. Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương? A. Chiến thắng Điện Biên Phủ. B. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954. C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương. Câu 9. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (19/12/1946) là do A. quân ta khiêu khích Pháp. B. Hội nghị Phông-ten-nơ-blô thất bại. C. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng. D. nhân dân tự phát nổi dậy đánh Pháp. Câu 10. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, các địa phương giành chính quyền sớm muộn khác nhau như: 1. Hà Nội; 2. Huế; 3. Quảng Nam; 4. Sài Gòn. Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian: A. 1-2-3-4. B. 3-1-2-4. C. 2-1-3-4. D. 3-2-1-4. BÀI LÀM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trả lời
  9. TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn LỊCH SỬ 9 (HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KT DÀNH CHO HSKT) Gồm 10 câu trắc nghiệm, mỗi câu trả lời đúng được ghi 1.0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A D C D C D A C B Người duyệt đề Người ra đề Hồ Thăng Ty Hồ Thị Thanh Thạch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2