intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức (Đề A)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức (Đề A)’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức (Đề A)

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: LỊCH SỬ– Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN CẤP ĐỘ NHẬN THÔNG VẬN VẬN BIẾT HIỂU DỤNG DỤNG CỘNG CAO CHỦ ĐỀ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Việt - Địa điểm, - Xác định - Vai trò Nam trong ý nghĩa được kẻ của NAQ những năm của hội thù của trong hội 1930-1945. nghị thành nhân dân nghị thành lập Đảng. ĐD thời kỳ lập đảng - Đỉnh cao 36-39. - Bài học của p trào - Sự khác rút ra từ 1930-1931. nhau về CMT8 - Nguyên hình thức, năm 1945 nhân thắng pp đấu lợi của tranh thời CMT8. kỳ 30-31 và 36-39. Số câu: 3 1 2 2 8 Số điểm: 1 2 0,66 0,66 4,33 2. Việt - Mục tiêu - Những Liên hệ Nam từ của ta mở khó khăn nguyên 1946 đến chiến dịch của nước nhân thắng 1954. Biên giới. ta sau lợi của - Chiến CMT8. cuộc k/c thắng - Sách chống chấm dứt lược đấu Pháp cuộc chiến tranh của
  2. tranh xâm Đảng ta lược của năm 1946 Pháp ở - Hiểu ĐD. đường lối - Địa điểm k/c của tiến hành Đảng. ĐH Đảng - Nguyên toàn quốc nhân bùng lần thứ 2. nổ cuộc k/c toàn quốc Số câu: 3 4 1 8 Số điểm: 1 1,33 0,33 2,66 3. Việt - Âm mưu - Điểm Nam từ và thủ giống và 1954 đến đoạn của khác nhau 1975 Mĩ trong giữa chiến lược “CTCB” và “ VN hoá “ VNHCT” chiến tranh” Số câu: ½ ½ 1 Số điểm: 1 2 3 TS Câu 6 1 6 ½ ½ 3 17 TS điểm 2 2 2 1 2 1 10đ PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNGTHCS NGUYỄNVĂNTRỖI KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên: …………………..………. MÔN: LỊCH SỬ– Lớp 9 Lớp: ………… Thời gian: 45phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ A
  3. Điểm Nhận xét Giám thị 1 Giám thị 2 Giám khảo I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn ý trả lời đúng và ghi vào phần bài làm từ câu 1-15. Câu 1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 diễn ra ở đâu? A. Ma Cao ( Trung Quốc). B. Hương Cảng ( Trung Quốc). C. Hà Nội. D. Pác Bó. Câu 2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp các nhân tố nào? A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ. B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân. C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân. Câu 3. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam diễn ra tại đâu? A. Nghệ An- Hà Tĩnh. B. Thanh Hoá – Nghệ An. C. Hà Tĩnh- Quảng Bình. D. Thanh Hoá- Hà Tĩnh. Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930? A. Là người chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. B. Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. C. Thống nhất các tổ chức Cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D.Tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê nin cho những người cộng sản Việt Nam. Câu 5. Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ 1936-1939 là A. bọn phản động thuộc địa . B. chủ nghĩa phát xít. C. bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai. D. thực dân Pháp và chính quyền phong kiến. Câu 6. Điểm khác nhau về hình thức và phương pháp đấu tranh thời kỳ 1936-1939 so với thời kỳ 1930-1931 là A. đấu tranh bí mật. B. đấu tranh công khai. C. đấu tranh bất hợp pháp. D. đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp, công khai nửa công khai . Câu 7. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. nạn đói, nạn dốt . B. chế độ thực dân phong kiến. C. đế quốc và tay sai đông, mạnh. D. chính quyền cách mạng non trẻ.
  4. Câu 8. Sách lược của ta trước ngày 6/3/1946 là A. hoà với Tưởng, đánh với Pháp ở Nam bộ. B. hoà với Pháp để đuổi Tưởng. C. hoà với Pháp và Tưởng. D.đánh cả Pháp lẫn Tưởng. Câu 9. Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay? A. Nhanh chóng chớp lấy thời cơ thuận lợi. B. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn và bạn bè quốc tế. C. Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực. D. Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Câu 10. Đường lối kháng chiến chống Pháp toàn diện của ta diễn ra trên các mặt trận; quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao. Vậy chủ yếu là quyết định ở mặt trận nào? A. Quân sự. B. Chính trị. C. Kinh tế. D. Ngoại giao. Câu 11. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp của nhân dân ta bùng nổ vào đêm 19-12-1946 là do A. nhân dân ta đã chuẩn bị đủ tiềm lực mọi mặt để đánh Pháp. B. được quân Anh giúp sức, quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Nam Bộ. C. thực dân Pháp đã có hành động phá hoại các hiệp ước được kí kết. D. sự thoả thuận của Trung Hoa Dân quốc, quân Pháp ra miền Bắc. Câu 12. Ta mở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 nhằm A. phá vỡ hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4. B. thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước. C. khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc. D. tiêu diệt địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng. Câu 13. Chiến thắng quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương là A. Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Điện Biên Phủ 1954. C. Đông Xuân 1953-1954. D. Biên giới thu-đông 1950. Câu 14. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951) họp tại đâu? A. Hương Cảng ( Trung Quốc). B. Ma Cao ( Trung Quốc). C. Chiêm Hoá( Tuyên Quang). D. Pác Bó( Cao Bằng). Câu 15. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. C. có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân
  5. D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm).Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 2: (3,0 điểm).Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh”và “ Đông Dương hoá chiến tranh”(1969-1973). Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau? BÀI LÀM …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ– Lớp 9 MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm; 3 câu đúng được 1 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C A D C D C A D A C D B C A II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Nêu nguyên nhân thắng lợi 2,0 đ của cách mạng tháng Tám năm 1945. - Truyền thống yêu nước của dt, 0,5
  6. sự lãnh đạo của Đảng và mặt 0,5 trận VM 1,0 - Có khối liên minh công nông vững chắc. - Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại phát xít Đức- Nhật. 2 Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ 3,0 đ trong chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh”và “ Đông Dương hoá chiến tranh”(1969-1973). Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau? a. Âm mưu và thủ đoạn 1,0 của Mĩ trong chiến lược “ Việt Nam hoá chiến 0,5 tranh”và “ Đông Dương hoá chiến 0,5 tranh”(1969-1973). - Âm mưu:Tiến hành bằng lực lượng quân đội sài gòn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự “dùng người ĐD đánh người ĐD” -Thủ đoạn: mở những cuộc hành quân xâm lược Cam pu Chia và Lào. b. Điểm giống và khác nhau 2,0 trong Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và
  7. chiến lược “ Việt Nam hoá 0,5 chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam? * Điểm giống: - Đều là chiến lược chiến tranh 1,5 xâm lược thực dân mới của Mĩ, nhằm xâm lược và thống trị miền Nam. - Đều tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc * Điểm khác: Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” - Lực lượng: quân Mĩ, quân Đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. (0,25) - Qui mô: Tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại. .(0,25) - Vai trò của Mĩ: vừa trực tiếp chiến đấu vừa làm cố vấn chỉ huy .(0,25)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2