Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
lượt xem 1
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp" hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
- SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN Năm học: 2023 - 2024 Môn : NGỮ VĂN - Lớp 10 MA TRẬN CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: (Gồm có 01 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Mức Kỹ độ Nội năng nhận dung/ thức Tổng % điểm đơn Nhận Thông Vận Vận vị kĩ biết hiểu Dụng Dụng năng Cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc Truyệ 0 4 0 3 0 2 0 1 60 n ngắn Viết Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen Tỉ lệ 30 0 40 0 20 0 10 0 100 % 30% 40% 20% 10% Tổng 70% 30%
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
- TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến đánh giá thức/Kĩ năng
- Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu Dụng cao
- 1 1. Truyện 4 câu 3 câu 2 câu 1 câu Đọc ngắn TL TL TL TL hiểu Nhận biết: –Nhận biết được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri), điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,… – Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu. – Nhận biết được cốt truyện, tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thông hiểu: – Nêu được nội dung bao quát của văn bản; tóm tắt được văn bản – Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật, tình huống. – Phân tích được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Vận dụng: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Rút ra được thông điệp từ văn bản. Vận dụng cao: – Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua văn bản.
- 2 Viết Viết bài 1* 1* 1* 1 luận Nhận biết: câuTL thuyết - Xác định được đúng yêu cầu về phục nội dung và hình thức của bài văn người nghị luận. khác từ - Nêu được thói quen hay quan bỏ một niệm mang tính tiêu cực, cần phải thói quen từ bỏ. - Xác định rõ được mục đích (khuyên người khác từ bỏ thói quan / quan niệm), đối tượng nghị luận (người / những người mang thói quen / quan niệm mang tính tiêu cực). Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Mô tả, lí giải được những khía cạnh mang tính tiêu cực, bất lợi của thói quen, quan niệm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: Thể hiện được thái độ tôn trọng với đối tượng thuyết phục; chỉ ra được lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp của phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho lập luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.
- SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN Năm học: 2023 -2024 Môn: Ngữ văn - Lớp: 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên:.........................................................Lớp:............Số báo danh............................... Phần I. Đọc (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: BẮT CÁ KÈO ... Bác Ba đang cùng với mấy đứa cháu lối xóm ngồi chuyện trò từ trưa đến giờ dưới gốc bụi tre tàu trước nhà. Gió chướng thổi xạc xào cành lá. Ngồi thấy bác Ba có vẻ mỏi mệt, không muốn kể chuyện thêm nữa, thằng Truyền cắc cớ, kiếm chuyện hỏi thêm. - Ừ! Cá kèo tao bắt dữ lắm. Có hôm lấy ghe mà chở - Bác Ba trả lời. - Thiệt vậy hả bác? Ủa mà hồi đó bác bắt cá kèo ở đâu vậy? Thằng Truyền lại hỏi, vẻ mặt coi bộ nghi ngờ, khó hiểu. Mấy đứa trẻ khác thì mở trừng mắt nhìn theo mấy ngón tay đang múa may như phù phép của bác. - Nè, coi tao bắt đây! Bác Ba đứng dậy trỏ một ngón tay xuống đất. Tụi con nên nhớ vùng biển Đá Bạc của mình hồi đó vô cho tới tận con kinh Lung Tràm này. Cá kèo lội đặc như bánh canh trong nồi. Nhưng ngày xưa mà, đâu có phương tiện gì nhiều để bắt cá kèo như bây giờ. Chủ yếu là bắt bằng tay thôi. Cũng không phải ai cũng bắt bằng tay giỏi như tao. Tụi con coi đây. Bác Ba xòe hai bàn tay giơ lên. - Đơn giản như vầy chứ mỗi lần tao thò tay xuống sông rồi giở tay lên là bắt được mười con, mỗi kẽ tay một con, nằm im không vẫy gì được. Cá kèo coi nó trơn lùi vậy chớ không con nào chạy tuột ra khỏi được tay tao đâu. Mấy đứa nhỏ ngồi nghe chợt thấm ý, bật cười, cái đầu tụi nó gục gặc. Chỉ riêng thằng Truyền không nói, cũng không cười. Nó ngồi yên, chỉ đưa hai bàn tay ra trước mặt, cái miệng nó lép nhép nói gì như đếm thầm. Vụt một cái nó đứng dậy bước tới, nắm tay áo bác Ba Phi lại, hỏi: - Bác mới vừa nói mỗi kẽ tay bác bắt một con. Hai bàn tay có tám kẽ tất cả, vậy làm sao bác bắt được mười con một lần? Thằng nhỏ bất ngờ hỏi "trẹo cẳng ngỗng", bác Ba đớ người một lúc rồi đưa tay vỗ vỗ xuống đầu nó như thể nựng nịu. Bác xuống giọng: - Đúng thế. Thằng Truyền hỏi đúng. Thông thường làm gì bắt được một lúc mười con cá kèo như vậy. Nhưng vì tay tao bắt cá "dính" quá, nên có số cá kèo nịnh lội tới lội lui, chực sẵn bên ngoài, chờ tao thò bàn tay xuống mỗi lần như vậy, là chúng nó nhào vô hai con một lượt để "dính ké". Nhờ vậy mà mỗi lần tao giơ tay lên thì được đến mười con! (http://vuimotchut.com/bac-ba-phi-ke-truyen/bat-ca-keo.html) Câu 1. Đoạn trích có những nhân vật nào? Câu 2. Chỉ ra 1 câu lời nhân vật, 1 câu lời người kể chuyện. Câu 3. Hãy chỉ ra từ địa phương trong câu: “Thằng nhỏ bất ngờ hỏi "trẹo cẳng ngỗng", bác Ba đớ người một lúc rồi đưa tay vỗ vỗ xuống đầu nó như thể nựng nịu.”
- Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu trong câu “Mấy đứa nhỏ ngồi nghe chợt thấm ý, bật cười, cái đầu tụi nó gục gặc. Chỉ riêng thằng Truyền không nói, cũng không cười.” Câu 5. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu “Cá kèo lội đặc như bánh canh trong nồi.” Câu 6. Đoạn trích được kể chủ yếu qua điểm nhìn của nhân vật bác Ba. Việc sử dụng điểm nhìn ấy mang lại tác dụng gì cho việc kể lại câu chuyện? Câu 7. Chủ đề của đoạn trích. Câu 8. Thông điệp của đoạn trích Bắt cá kèo. Câu 9. Qua đoạn trích Bắt cá kèo em hiểu gì về thiên nhiên và cuộc sống con người ở Nam Bộ. Câu 10. Viết một đoạn văn ngắn ( 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về một nét tính cách của nhân vật bác Ba trong đoạn trích làm em ấn tượng nhất? II. PHẦN VIẾT: Hãy viết một bài luận thuyết phục các bạn học sinh từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà. ----HẾT---
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 Ngày thi: Hướng dẫn chấm gồm có: 02 trang A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó. - Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải bảo đảm không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 Đoạn trích có những 0.5 nhân vật: Bác Ba, B mấy đứa cháu, thằng Truyền 2 Lời nhân vật: Ừ! Cá 0.5 kèo tao bắt dữ lắm. Có hôm lấy ghe mà chở Lời người kể chuyện: Mấy đứa nhỏ ngồi nghe chợt thấm ý, bật cười, cái đầu tụi nó gục gặc. 3 Từ địa phương: trẹo 0.5 cẳng ngỗng, đớ. 4 Phương thức biểu 0.5 đạt chủ yếu: tự sự
- 5 Tác dụng của biện 0.5 pháp tu từ so sánh: Giúp câu văn sinh động, gợi hình, gợi cảm. Giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về số lượng cá kèo có rất nhiều. 6 0.5 Việc sử dụng điểm nhìn ở nhân vật bác Ba mang lại ưu thế giúp người đọc tin tưởng hơn về tính chân thực của các sự việc trong đoạn trích. 7 Chủ đề của đoạn 0.5 trích: Con người và thiên nhiên vùng đất Nam Bộ trong buổi đầu khai hoang mở cõi 8 Thông điệp: Tình 0.5 yêu quê hương đất nước và con người Nam Bộ. 9 Thiên nhiên: hoang 1.0 vu, trù phú, gần gũi với con người. Con người: hiền hòa, thân thiện, lạc quan, yêu đời. 10 Đảm bảo cấu trúc 1 1.0 đoạn văn, diễn đạt, chính tả. Nêu được 1 nét tính cách của nhân vật bác Ba. Giải thích được vì sao ấn tượng với nét tính cách đó.
- II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc 0.25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: thuyết phục các bạn học sinh từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà. c. Triển khai vấn đề 3.0 nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Nội dung: Nêu được vấn đề 0.25 nghị luận: thuyết phục các bạn học sinh từ bỏ thói quen 0.75 không làm bài tập ở 0.75 nhà. - Lợi ích của việc từ
- bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà: + Có thời 0.75 gian ôn lại kiến thức và tự mở rộng, nâng cao các dạng bài tập. 0.5 + Tâm lí thoải mái, tự tin hơn khi đến lớp học. + Kết quả học tập tiến bộ, tạo hứng thú trong học tập. - Tác hại của thói quen không làm bài tập ở nhà: + Kết quả học tập giảm sút. ( Lí lẽ, dẫn chứng) + Tâm lí sợ sệt, chán nản với việc học.( Lí lẽ, dẫn chứng) - Giải pháp: + Cân bằng giữa thời gian học và chơi. + Lập thời gian biểu hợp lí và dành thời gian từ 1-2 tiếng mỗi ngày để tự học. * Đánh giá - Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà - Niềm tin vào sự cố gắng ở sự thành công của những người được thuyết phục từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà.
- d. Chính tả, ngữ 0.25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện 0.25 suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10.0 ----- Hết -----
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1237 | 34
-
Bộ 16 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
61 p | 212 | 28
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p | 80 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
6 p | 76 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
9 p | 138 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 75 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn