Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Vĩnh Linh, Quảng Trị
lượt xem 2
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Vĩnh Linh, Quảng Trị’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Vĩnh Linh, Quảng Trị
- SỞ GDĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT VĨNH LINH NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 90 phút; Họ tên : .......................................................... Lớp: ……...... Số báo danh:……............. I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc truyện ngắn sau: HẠT GỬI MÙA SAU - Nguyễn Ngọc Tư - Ông già như lật tung cái nhà lên. Ông chui xuống gầm giường, ông thò đầu vào lục lọi trong tủ chén. Đầu vướng đầy mạng nhện, ông cằn nhằn cử nhử, rõ ràng, mình cất ở đây, sao bây giờ nó mất biệt rồi, kỳ quá, kỳ quá. Tụi nhỏ cũng chạy lại, nghiêng chỗ này, ngó chỗ kia, cũng nói lạ quá trời, tự nhiên mất vậy cà. Nói, mà sợ tím ruột bầm gan, vì cái vật mà ông già muốn tìm tụi nhỏ đã cương quyết giấu biệt rồi. Ai mà biết ông già coi trọng mớ bông vạn thọ, mồng gà khô đó dữ vậy, tụi nhỏ chống chế. Nhưng rõ ràng, tụi nhỏ biết. Sống chung một nhà, làm gì mà không rõ mỗi lần chim én bay hấp háy, đậu trên đám chà dưới mé sông, ông già lại đi lật lịch thăm chừng. Một tháng trước tết, ông vác cuốc ra sân, tụi nhỏ dù muốn dù không cũng phải vác cuốc đi theo, xới nhừ mảnh sân trước nhà, lụi hụi tưới nước cho mềm xốp lại. Ông già đi lục lọi mớ bông để giống từ tết năm ngoái, rải hạt. Kế Tết, lúc ông già đứng tỉa lại hàng bông bụp, bông lồng đèn thì bông vạn thọ, mồng gà, sao nhái đã nở rực cả vạt sân. Bông móng tay thấy thân phận nhợt nhạt của mình, nép thành một hàng dài dọc đường đi. Nghỉ tay, ông đứng chống nạnh, khoan khoái đứng ngắm bông, hết đứng gần rồi lại lùi ra, cười khà khà khà, khoái trá. Với ông, Tết mà không trồng bông thì mất vui đi. Dù cực, dù ngày mấy lượt khệ nệ xách thùng đi tưới. Có cho đi, thì mới nhận lại, thử hỏi, ba ngày Tết, ngồi khề khà mấy ly trà, ngó ra cái sân vàng rực mênh mông, bông chật ních con mắt, có sướng không? Sướng! Vì vậy mà khi trời bắt đầu trở chướng, ông già thì trở… chứng, không chịu ở trong nhà. Suốt ngày tha thẩn ngoài sân, sửa sang, uốn lại mấy bụi chùm rụm, tỉa hai cây sộp, chăm sóc đám bông… Ông gọi là bông thì tụi nhỏ không được gọi hoa, ông nói hoa là hoa hồng hoa huệ gì đó, còn mồng gà, vạn thọ hay sao nhái thì phải kêu bằng bông, cũng như núm mối mà cứ học đòi nấm mối, cái thứ dân dã, mọc vườn hoang phải kêu sao cho dân dã, dễ nghe (ông mà đọc được bài này, hẳn ông giãy nảy lên, cái gì mà gửi, gì mà hạt, sao không nói “gởi hột…”). Đám trẻ tịt ngòi. Tụi nó thấy đám bông đúng là mang rắc rối tới cho tụi nó. Mấy bữa ông đi đám giỗ xa, về nhà, thấy bông héo, ông rầy tụi nó cả buổi. Mà, tụi nhỏ thấy bông cũng có ích lợi gì lắm đâu, ừ, có bông thì nhà sẽ đẹp mấy ngày Tết, nhưng mắc công. Sau tết, bông tàn, lại phải chọn những bông lớn nhất, đẹp nhất, già nhất đem phơi khô, lại phải nhổ bỏ đám cây rụi lá, dọn dẹp cho sạch, chuẩn bị sân phơi lúa. Tụi nhỏ nghĩ, đẹp, mà không ăn được, thì cũng phí.
- Một phần, tụi nhỏ thương ông già, cứ lụi hụi cho cực thân. Ba năm rồi, đất nhiễm mặn, tan hoang, trồng bông cũng không nước tưới. Ngày xưa còn bờ dừa còn liếp chuối, bông trên sân phối hợp với cảnh chung quanh, giờ cây cỏ đìu hiu, cái màu vàng rực lên của sao nhái, vạn thọ càng làm khó chịu, chói gắt con mắt. Một bữa dọn dẹp ổ mối trong tủ, tụi nhỏ lén đem cái gói bông khô giấu trên giàn củi. Và ông già tìm kiếm trong tuyệt vọng. Không thể tưởng tượng được, tết này lại không có bông, ông già rầu rĩ, nằm gác tay lên trán. Ngày dài, nằm chán, ông già ra đằng trước, nhìn cái sân chang chang nắng, thở dài ứ hự, mắt hoang vắng, thất thần. Tụi nhỏ đã dự tính trước, ông già sẽ buồn, nhưng nghĩ nỗi buồn qua mau, mai mốt ông quên tuốt. Nhưng ngó bộ dạng ông vẫn long đong tìm kiếm, tụi nó hoảng hồn, Tết sau, sau nữa, ông cũng sẽ nhớ hoài mùa bông cũ. Tụi nhỏ nhận ra, ông già trồng bông không hẳn vì chúng đẹp (bởi thật ra chúng đâu có đẹp, thậm chí, bông vạn thọ hôi rình), trồng để thấy tuổi xế bóng còn làm được việc thần kỳ, còn có thể vun đắp sự sống từ bàn tay cứng quèo, gân guốc, trồng bông để nhớ cái thời sạ lúa trên đồng, và bông như một món quà Tết duy nhất ông có thể làm cho con cháu. Bữa sau, ông tìm được gói bông khô trên cái gióng cá khô treo đầu bếp. Ông mừng quýnh, nói kỳ quá, kỳ quá, tao kiếm ở đây nát hết mà không thấy, vậy mà bây giờ tự nhiên nằm chình ình, y như ma giấu. Tụi nhỏ ngó nhau cười cười, mếu mếu. Lại phải phụ ông già cuốc đất, lại gieo, lại đeo cây nước bơm từng thùng đem tưới. Bông lại nở rực trước sân nhà. Và tết tàn, ông già lại nâng niu đi hái từng bông hoa héo khô, rũ cánh, giữ hạt cho mùa sau. Nghe như một người tàn và bông hoa tàn đang hát thầm bài ca cuộc sống. Tụi nhỏ ngậm ngùi, ông già dường như làm điều gì lớn lao hơn là giữ hạt. Giữ cho tụi nhỏ không xuề xòa, lười biếng (bệnh này đang lan nhanh dữ dội từ hồi chuyển sang làm vuông nuôi tôm). Giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ… Giữ cho cái sân bông rực rỡ, lung linh trong ký ức của những đứa trẻ xa nhà… (https://isach.info/story.php?story=hat_gui_mua_sau_nguyen_ngoc tu) Chú thích: Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Văn phong Nguyễn Ngọc Tư giản dị, nhẹ nhàng, đậm màu sắc Nam Bộ. Sáng tác của chị chủ yếu viết về những con người chân chất hồn hậu, thấm đẫm cái tình của làng, của đất ở vùng sông nước quê hương. Tác giả đã mượn văn hóa Nam Bộ để bao bọc khát vọng đem tình người ấm áp hòa giải mọi ranh giới, mọi khoảng cách để gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Xác định ngôi kể và người kể chuyện: A. Ngôi thứ nhất, người kể chuyện hạn tri B. Ngôi thứ ba, người kể chuyện toàn tri C. Ngôi thứ nhất, người kể chuyện toàn tri D. Ngôi thứ ba, người kể chuyện hạn tri Câu 2: Các phương thức biểu đạt trong văn bản là: A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm B. Tự sự, biểu cảm, nghị luận C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh D. Biểu cảm, thuyết minh, nghị luận
- Câu 3: Lí do quan trọng nhất khiến nhân vật ông già luôn thích gieo bông vào khoảng thời gian một tháng trước tết là: A. Do yêu bông B. Để trang trí, làm đẹp cho ngày tết C. Để hồi tưởng quá khứ D. Để giữ cho tụi nhỏ không xuề xòa, lười biếng; giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ. Câu 4: Vì sao tụi nhỏ lại giấu gói bông hạt giống của ông già: A. Vì ghét ông già B. Vì thấy ông già lẩm cẩm C. Vì thấy ông già phiền phức D. Vì thương ông già vất vả Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 5: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật điệp trong đoạn văn sau: Tụi nhỏ ngậm ngùi, ông già dường như làm điều gì lớn lao hơn là giữ hạt. Giữ cho tụi nhỏ không xuề xòa, lười biếng (bệnh này đang lan nhanh dữ dội từ hồi chuyển sang làm vuông nuôi tôm). Giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ… Câu 6: Nêu cảm nhận của em về hành động trồng bông của nhân vật ông già. Câu 7: Nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn trong truyện. Câu 8: Từ nội dung văn bản, anh/chị rút ra được những thông điệp gì cho bản thân? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích nhân vật ông già để làm nổi bật chủ đề của truyện “Hạt gửi mùa sau” (Nguyễn Ngọc Tư). -----------HẾT-----------
- SỞ GD&ĐT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 VĨNH LINH Năm học 2023 - 2024 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0.5 2 A 0.5 3 D 0.5 4 D 0.5 5 - Biện pháp tu từ điệp 1,0 từ: “giữ” - Tác dụng: Tạo giọng điệu, nhip điệu cân đối, hài hòa; nhấn mạnh sự cần thiết phải rèn luyện cho tụi nhỏ tính cách không xuề xòa, lười biếng; biết lưu giữ và trân trọng những giá trị truyền thống của gia đình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh nêu được ý 1: 0,25 điểm - Học sinh nêu được ý 2 (tác dụng): 0,75 điểm (sắc thái tu từ
- 0,25, nội dung 0,5) Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong đáp án bằng các từ ngữ/ cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 6 Học sinh trình bày được cảm nhận riêng của bản thân về hành động trồng bông của ông già song cần đảm bảo được các ý sau: + Ông già là người say mê lao động, rất chăm chỉ, cần mẫn, yêu hoa. + Giáo dục tụi trẻ về tinh thần lao động, duy trì nếp nhà cũng như những phong tục lâu đời, tốt đẹp của 1,0 cha ông. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời các ý trong đáp án bằng các từ ngữ/ cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 7 Nhà văn đã có cách 1,0 sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, chủ yếu lời ăn tiếng nói hàng ngày đậm chất Nam Bộ và có
- giá trị biểu cảm cao. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được một ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời các ý trong đáp án bằng các từ ngữ/ cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 8 HS rút ra những 1.0 thông điệp ý nghĩa cho bản thân từ văn bản: phù hợp, thuyết phục Gợi ý: - Biết gìn giữ, phát huy, trân trọng nếp nhà và những phong tục lâu đời, tốt đẹp của ông cha - Cần xây dựng cho mình tính cách không được xuề xòa, lười biếng - Cần có tinh thần siêng năng, chăm chỉ trong lao động - Cần biết ơn đối với các thế hệ đi trước đã để lại những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cho con cháu đời sau - ... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời thông điệp phù hợp, thuyết phục (2 thông điệp trở lên): 1,0
- điểm - Học sinh trả lời được một thông điệp hợp lí, có ý nghĩa: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời có ý nhưng diễn đạt chưa thuyết phục: từ 0,25 đến 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời: 0,0 điểm * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời cách khác nhưng thuyết phục vẫn cho điểm tối đa. VIẾT 4.0 PPhân tích nhân vật ông già để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm “Hạt ggửi mùa sau” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư a. Đảm bảo cấu trúc II bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển 0,25 khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích nhân vật ông già để làm nổi 0,25 bật chủ đề của tác phẩm “Hạt gửi mùa sau” (Nguyễn Ngọc Tư). c. Triển khai vấn đề 3,0 nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của
- mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: MB: - Giới thiệu ngắn gọn 0,5 về tác giả, tác phẩm, nhân vật ông già và nội dung của tác phẩm “Hạt gửi mùa sau”. - Khái quát chủ đề của truyện: Truyện xoay quanh câu chuyện về một ông già thích gieo bông trong tháng giáp tết. Qua đó, nhà văn muốn ngợi ca vẻ đẹp của con người siêng năng, chăm chỉ trong lao động; yêu thiên nhiên hoa cỏ; có ý 1,5 thức lưu truyền nếp nhà cũng như những phong tục lâu đời, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và giáo dục con cháu về những giá trị truyền thống của ông cha. TB: * Phân tích nhân vật ông già - Nhân vật được gọi là ông già - cách gọi thân mật, gần gũi, 0,25 quen thuộc, chỉ người lớn tuổi, đại diện cho thế hệ đi trước trong gia đình. - Ông già là người siêng năng, chăm chỉ, say mê lao động, có thói quen, lối sống
- giản dị, mộc mạc. (HS chọn dẫn chứng phân tích) - Là người cao tuổi 0,5 trong gia đình, ông có sở thích và quan niệm sống cao đẹp - gìn giữ nếp nhà, lưu truyền những phong tục, những giá trị truyền thống tốt đẹp cho đời sau. (HS lựa chọn dẫn chứng phân tích, chú ý cảm xúc, tâm trạng của ông già). Đặc biệt, với ông, điều quan trọng nhất của việc trồng bông là để gìn giữ, 0,25 lưu truyền, ươm mầm những điều tốt đẹp cho con cháu, là để giáo dục cho tụi nhỏ hình thành những tính cách tốt: không xuề xòa, lười biếng; yêu lao động; có ý thức gìn giữ và phát huy nếp nhà cũng như những phong tục lâu đời tốt đẹp của ông cha. “trồng bông để nhớ cái thời sạ lúa trên đồng, và bông như một món quà Tết duy nhất ông có thể làm cho con cháu”...“Tụi nhỏ ngậm ngùi, ông già dường như làm điều gì lớn lao hơn là giữ hạt. Giữ cho tụi nhỏ không xuề xòa, lười biếng (bệnh này đang lan nhanh dữ dội từ
- hồi chuyển sang làm vuông nuôi tôm). Giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ…Giữ cho cái sân bông rực rỡ, lung linh trong ký ức của những đứa trẻ xa nhà…” * Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông già - Được khắc họa từ ngôi kể thứ ba, với việc xây dựng điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri. Tác giả đã khéo léo di chuyển điểm nhìn khá linh hoạt giữa quá khứ với hiện tại, kết hợp điểm nhìn bên ngoài với điểm nhìn bên trong, đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để làm nổi bật chân dung, tính cách của nhân vật vật ông già. - Nhân vật được khắc họa qua lời nói, hành động, nội tâm nên rất sinh động và chân thực. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật nhẹ nhàng, tinh tế, mộc mạc phù hợp với tâm lí thường thấy của người lao động. - Ngôn ngữ giản dị, lời ăn tiếng nói trong đời sống hàng ngày của nhân dân, đậm chất Nam bộ và có giá trị biểu cảm cao.
- * Đánh giá vai trò của nhân vật - Nhân vật ông già trong truyện ngắn “Hạt gửi mùa sau” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm, góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm gắn bó của nhà văn với mảnh đất và con người Nam Bộ. Tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp cuả người dân lao động siêng năng, chăm chỉ, gắn bó với mảnh đất quê hương và đặc biệt là ý thức gìn giữ, trao truyền những giá trị truyền thống tốt đẹp cho con cháu. Chủ đề và nhân vật có mối quan hệ mật thiết. Qua đó đã góp phần thể hiện nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. - Câu chuyện của ông già đã mang lại những bài học sâu sắc cho mọi người trong cuộc sống. Từ thói quen thích gieo bông của ông già nhà văn gửi gắm vào đó lời nhắn nhủ nhẹ nhàng tới bạn đọc: nếp nhà, truyền thống cũ, những phẩm chất đáng quý của con người “không xuề
- xòa, lười biếng” đôi khi được bắt nguồn từ những việc làm giản dị, bình thường trong cuộc sống. KB: - Tác phẩm “Hạt gửi mùa sau” là truyện ngắn tiêu biểu, có ý nghĩa nhân văn, có tính giáo dục cao của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. - Truyện đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc, gieo vào lòng người đọc những bài học giá trị về việc cần thiết phải rèn luyện cho mình tính cách không xuề xòa, lười biếng; biết trân trọng những giá trị truyền thống của gia đình. Hơn vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống của quê hương, đất nước. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3.0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,5 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,5 điểm d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chính tả,
- ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo Vận dụng hợp lý các thao tác nghị luận; thể hiện suy nghĩ sâu 0,25 sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. TỔNG ĐIỂM (I + 10,0 II) ...................HẾT..................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình
5 p | 36 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 75 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
3 p | 29 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Phong
4 p | 44 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phan Rí Cửa 6
5 p | 38 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn