intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM TỔ NGỮ VĂN HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Hướng dẫn 0,75 chấm: Câu 1: Chính luận - Học sinh trả lời như đáp án : 0,75 điểm - Học sinh trả lời sai: 0 điểm 2 Hướng dẫn 0,75 chấm: Câu 2: Tác nhân từ thế giới mạng, sự cám dỗ của việc kết nối. - Học sinh trả lời được 02 ý trong
  2. đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý trong đáp án: 0,5 điểm 3 Hướng dẫn 0,5 chấm: Câu 3: Phản ứng đó cho thấy họ lệ thuộc thái quá vào internet, không có internet là không được. - Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí : 0,5 điểm - Học sinh trả lời chung chung, không rõ ý 0,25 4 Hướng dẫn 1,0 chấm: Câu 4 Học sinh có thể bày tỏ quan điểm đồng tình hay không đồng tình với ý kiến “sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối” nhưng phải lí giải hợp lí,
  3. thuyết phục. - Học sinh trả lời được đồng tình hay không và lí giải hợp lí, thuyết phục : 1,0 điểm - Học sinh trả lời được đồng tình hay không nhưng lí giải chưa thật thuyết phục : 0,75 điểm - Học sinh trả lời được đồng tình hay không nhưng lí giải còn sơ sài : 0,5 điểm - Học sinh trả lời chung chung hoặc trả lời đồng tình hay không mà không lí giải được: 0,25 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn 2,0 văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của anh chị về vấn đề sử dụng
  4. mạng xã hội của giới trẻ ngày nay a. Đảm bảo yêu 0,25 cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định 0,25 đúng vấn đề cần nghị luận vấn đề sử dụng mạng xã hội của giới trẻ ngày nay c. Triển khai vấn 1,0 đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận. Khuyến khích lối suy
  5. nghĩ, diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. Có thể theo hướng sau: - Đa số các bạn trẻ hiện nay đều có một tài khoản Facebook, weibo, zalo,... - Là nơi trò chuyện, học hỏi , trao đổi thông tin, kết nối hiệu quả, hữu ích - Giới trẻ hiện nay đang nghiện mạng xã hội trầm trọng. - Nó đang từng ngày ăn sâu và làm xói mòn đi sức khoẻ, tiền bạc, tình cảm… của con người mà ta vô tình không để ý tới. - Nguyên nhân nào thu hút các bạn trẻ sử dụng nhiều các trang mạng xã hội - Đề xuất một số giải pháp tích cực để sử dụng mạng xã hội tích cực, hiệu quả. - Rút ra bài học…
  6. Hướng dẫn chấm: - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm) d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
  7. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 2 Phân tích 2 5,0 khổ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
  8. a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định 0,5 đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích 2 khổ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái 0,5 quát về tác giả, tác phẩm Hướng dẫn chấm: giới thiệu tác giả: 0,25
  9. điểm; giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm * Phân tích 3,0 đoạn trích Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng (1,25 đ) - Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: “Từ ấy trong tôi...” - Từ ấy, là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời “chân lí” cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn nhà thơ, “mặt trời chân lí” là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. - Câu thơ ca ngợi ánh sáng diệu kì của cách
  10. mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản - ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội. - Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. - Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: “vườn hoa lá”, “đậm hương”, “rộn tiếng chim”. - Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình
  11. yêu cách mạng, yêu đồng bào. Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống (1,0đ) - Hai dòng đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người. - Động từ “buộc” là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua “ranh giới” của “cái tôi” để chan hòa mọi người “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”. - Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến “trăm nơi” (hoán dụ) và “trang trải” sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và
  12. tự nguyện đến với những con người cụ thể. - Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ: “Để hồn tôi với bao hồn khổ” và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. - Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm - nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: “Khi chúng ta cầm tay mọi người - Đất nước vẹn tròn, to lớn”. => Tóm lại, Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời
  13. sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân. * Đánh giá chung (0,25đ) - Hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng. - Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình - chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng. - Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính. * Nghệ thuật thể hiện (0,25đ) - Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn. - Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.
  14. *Kết bài: Nêu cảm nhận cá nhân.(0,25đ) d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Học sinh đáp ứng được 2 yêu
  15. cầu trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 HẾT TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2021 - 2022 TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:……………………………… Số báo danh………. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của mạng kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng “á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy anh chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng wifi “chùa”. Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù. Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có một khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và tương tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối kiểu Kindle Fire. Luyện được cách ngắt kết nối trong thời
  16. đại số quả là khó khăn, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo vòng xoáy thông tin hỗn độn. Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối. Đó không phải là vòng luẩn quẩn nếu nhìn vào những thử thách mà con người cần phải trải để trở nên “Người” hơn. Bạn có nhận thấy, thực ra đó đâu phải chỉ là luyện tập để đọc, hay viết lách. Đó còn là cách “tu luyện” để giữ tâm hồn mình trong lặng trong bất kì hoàn cảnh nhiễu nhương xao động nào, ở bất cứ nơi đâu. (Trích Kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân theo Sống như cây rừng, NXB Văn học) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản Câu 2: Theo tác giả bài viết, một trong những tác nhân tạo nên khoảng cách giữa các thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ là gì? Câu 3: Phản ứng của các nhân vật trong văn bản khi ông bố tắt nguồn modem nói lên điều gì? Câu4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến cho rằng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối không? Vìsao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của anh chị về vấn đề sử dụng mạng xã hội của giới trẻ ngày nay. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích 2 khổ đầu trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim... Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. ( Trích Từ ấy – Tố Hữu, sgk trang 44 – NXBGD Việt Nam)
  17. …….Hết ……
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2