intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thái Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thái Sơn” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thái Sơn

  1. UBND HUYỆN AN LÃO KIỂM TRA CUỐI HKII TRƯỜNG THCS THÁI SƠN MÔN: NGỮ VĂN 8 ------------------- NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian làm bài 90’không kể thời gian giao đề a. MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Chủ đề Thấp  Cao 1. Đọc ­ hiểu Nhận   biết   về  BPNT   và   tác  PTBĐ,   nội  dụng   của  dung   của   văn  BPNT bản. Bài   học/  thông điệp Số câu:  2 2 4 Số điểm: 1 2 3 Tỉ lệ: 10% 20% 30% 2.   Tập   làm  Viết đoạn văn  Viết bài văn  văn nghị   luận   xã  nghị luận về  hội. mối quan hệ  giữa học và  hành Số câu  1 1 2 Số điểm  2 5 7 Tỉ lệ % 20 % 50% 70% Số câu  2 2 1 1 6 Số điểm  1 2 2 5 10 Tỉ lệ % 10% 20% 20% 50% 100%
  2. \ B. ĐỀ BÀI PHẦN I Đọc hiểu (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Nằm lại bên trận địa ác liệt, các anh đã chiến đấu và hy sinh, những người con ưu tú   của đất nước vẫn luôn nhận được hơi  ấm từ  nhân dân và đồng đội. Hàng nghìn chiến sĩ   quên mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ  lịch sử, nay đã an nghỉ  tại những nghĩa trang   trang trọng của thành phố  Điện Biên Phủ. Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, nghĩa trang liệt sĩ   Him Lam, nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ  phần lớn là những ngôi mộ  “chưa biết tên”.   Nhưng lòng yêu nước của người Điện Biên năm xưa vẫn còn đó, để  thế  hệ  tiếp sau không   bao giờ quên những chiến công phải đổi bằng xương máu và tuổi thanh xuân. Các anh hy   sinh để đất nước còn mãi, còn gì cao quý hơn sự hy sinh ấy!                                    (Trích Các anh đã bất tử trong lòng Điện Biên, Hữu Nghị;  dantri.com.vn ngày 04 tháng 05 năm 2014) Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3. (1,0 điểm) Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ  liệt kê được sử  dụng trong câu   văn sau:       Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, nghĩa trang liệt sĩ Him Lam, nghĩa trang liệt sĩ Điện   Biên Phủ phần lớn là những ngôi mộ “chưa biết tên”.  Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp tác giả gửi gắm đến người đọc qua đoạn trích trên là gì?  PHẦN II. Làm văn (7 điểm): Câu 1.  (2,0 điểm)  Từ  đoạn trích  ở  phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200  chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống. Câu 2. ( 5 điểm): Từ bài "Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành. ---------------------------------------------------Hết-----------------------------------------------
  3. C. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM PHẦN I.Đọc hiểu (3đ) Thang  Câu Yêu cầu cần đạt điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,5 Nội dung: Sự hi sinh của các chiến sỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ;  Câu 2 tấm lòng thành kính biết ơn của nhân dân cả nước, đồng đội dành cho  0,5 các anh. ­ Biện pháp tu từ liệt kê:  Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, nghĩa trang liệt   0,25 sĩ Him Lam, nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ ­ Tác dụng: + Làm cho lời văn thêm phong phú, sinh động, gợi tả, gợi cảm; tăng  sức hấp dẫn, lôi cuốn với người đọc người nghe. 0,25 Câu 3  + Diễn tả  đầy đủ, cụ  thể, sâu sắc tên các nghĩa trang mà các chiến sĩ  đã yên nghỉ  sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ  đó nhấn mạnh sự  mất   0,25 mát, đau đớn lớn lao của dân tộc, sự tàn khốc của chiến tranh.  + Trân trọng, ngợi ca và khâm phục sự hy sinh cao cả của các thế hệ đi  0,25 trước… Thông điệp: Có thể là: ­ Thấy được sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông đi trước để có ý  thức tránh nhiệm bảo vệ quê hương đất nước. ­ Biết ơn, trân trọng những đóng góp, hy sinh của các thế hệ cha ông từ  đó thêm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước. 1,0 Câu 4 ­ Phê phán những kẻ  vô  ơn, vong ân bội nghĩa, quay lưng lại với cội  nguồn… ­ Sống có lí tưởng, có trách nhiệm, có ý thức xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc sau này...  (Học sinh có thể  đưa ra thông điệp hợp lí theo quan điểm của mình.   GV linh hoạt khi chấm điểm.) PHẦN II: Làm văn(7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm ) Tiêu  Yêu cầu cần đạt Thang  chi điểm *Kĩ  năng  - Viết đúng hình thức một đoạn nghị luận xã hội 0,25 - Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, đảm bảo dung lượng
  4. *  Học sinh có thể  diễn đạt theo nhiều cách song cần đảm bảo một số  nội   Kiến  dung chính sau: thức ­ Nêu vấn đề: Lòng biết ơn trong cuộc sống 0,25 ­ Giải thích:  Lòng biết  ơn là sự  bày tỏ  thái độ  trân trọng, tình cảm và   0,25 những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình,   với những người có công với dân tộc, đất nước. ­ Biểu hiện: 0,25 + Có những hành động thể  hiện sự biết ơn: yêu quý, kính trọng ông bà,   cha mẹ, thăm hỏi thầy cô giáo cũ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ. +   Luôn   mong   muốn   đền   đáp   công   ơn   của   những   người   đã   giúp   đỡ  mình… ­ Ý nghĩa:  0,5 + Sống có lòng biết  ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong   đời sống của chúng ta. + Lòng biết ơn đã trở thành đạo lí tốt đẹp, truyền thống quý báu của con  người Việt Nam. + Góp phần xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con   người, xã hội phát triển văn minh. + Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống… ­ Mở rộng vấn đề: Phê phán những kẻ sống vô ơn, ích kỷ, bạc bẽo… 0,25 ­ Bài học nhận thức và hành động: 0,25 + Coi trọng, kế thừa, phát huy lối sống biết ơn.  + Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ  thể … Câu 2: 5 điểm Tiêu Thang Nội dung cần đạt chí điểm Kỹ - Viết đúng kiểu bài nghị luận, kết cấu chặt chẽ, có bố cục rõ ràng, hợp lí; năn luận điểm rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả. 0,5 g - Lời văn rõ ràng, khúc triết, có sự sáng tạo. điểm 1. Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt vấn đề. điểm Kiến - Nêu vấn đề nghị luận. thức 2. Thân bài. a. Giải thích nghĩa của lời dạy. 4,5 Từ xưa, La Sơn Phu Tử đã nhận thấy giữa "học" và "hành" có mối quan hệ điểm mật thiết gắn bó với nhau. 1,0 đ * Học có nghĩa là gì? - Là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận trong các bộ môn khoa học, là sự tiếp nhận các kinh nghiệm của ông cha đi trước. Học là sự trau dồi tri thức để mở mang trí tuệ bản thân. - Mục đích của việc học: để hiểu biết. * Hành có nghĩa là gì? - Hành: là làm, là thực hành, ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn đời
  5. sống. 2.0 đ - Mục đích của "hành": có kĩ năng thành thạo, rồi thành kĩ xảo. b. Vì sao phải kết hợp giữa học và hành? * Coi nhẹ một trong 2 yếu tố thì việc học không có hiệu quả cao. - Học mà không hành thì sao? + Học là chỉ nắm bắt kiến thức lí thuyết, lí thuyết không gắn với thực tế là lí thuyết suông. + Thực tế muôn hình vạn trạng, nhiều vấn đề nảy sinh .. khi bắt tay vào thực tế sẽ lúng túng. + Học chỉ nắm kiến thức mà không thực hành, bỏ phí thời gian, tiền của, công sức... + Nếu "học" không "hành": sẽ thiếu thiếu kinh nghiệm thực tế, hạn chế sự sáng tạo. ( Hs lấy ví dụ phân tích) - Hành mà không học? + Chỉ chú trọng vào "hành" mà không "học" thì "hành" không trôi chảy. + Không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng, kinh nghiệm dẫn dắt, ứng dụng vào thực tế không tránh khỏi sự mò mẫm, lúng túng, khó khăn, sai lầm. * Học kết hợp đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng đắn nhất từ xưa đến nay. - Học: để lĩnh hội kiến thức. Kiến thức là cơ sở lí thuyết có tác dụng, chỉ đạo, hướng dẫn thực hành, làm thực hành có hiệu quả cao. 1,5 đ - Hành: giúp đúc rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện lí thuyết được học. ( Hs lấy ví dụ phân tích). => "Học" kết hợp đi đôi với "hành" là ta trở thành người toàn diện, vừa có kiến thức, kĩ năng, phát huy hết khả năng bản thân. c. Thực hiện lời dạy trên như thế nào? * Trong bài, La Sơn Phu Tử dạy chúng ta cách học: - Học từ thấp đến cao: Học tiểu Học, đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Tùy đâu, tiện đấy mà học. Học rộng tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. -> Lời 0,5 khuyên đúng đắn.. điểm * Ngày nay: Là học sinh cần biết kết hợp giữa "học" và "hành" để nâng cao hiệu quả học tập. - Học ở đâu? Học trong sách vở, từ thầy cô, từ kinh nghiệm của người đi trước, bạn bè, trên phương tiện thông tin, internet... - Học như thế nào? + Tập trung nghe giảng để hiểu nhớ, nắm lí thuyết. + Học có luyện tập, thực hành. + Rèn tinh thần ham thích hiểu biết xung quanh, chăm chỉ, không ỷ lại... + Học kiến thức hôm qua, hôm nay phải bổ sung.... * Bàn luận, mở rộng: - Trong cuộc sống hàng ngày đã có nhiều học sinh biết kết hợp giữa "học" và "hành" nên kết quả học tập tốt thật đáng ca ngợi. Bên cạnh đó, có những học sinh không biết kết hợp giữa "học" và "hành" nên kết quả học tập không tốt cần phê phán. 3. Kết bài - Nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và đối với việc học.
  6. - Bản thân em vận dụng lời dạy trên vào việc học của mình để đạt kết quả cao nhất. Xác nhận của BGH Xác nhận của tổ CM Người ra đề Lê Văn Triển Dư Thị Khiến Trần Thị Gấm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2