intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My". Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Mứ Tổng TT Kĩ Nội c độ % năn dung nhậ điểm g /đơn n vị thứ kiến c thức N Thô Vậ V. kĩ h ng n dụng năng ậ hiể dụn cao n u g b i ế t TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện ngắn Số 4 3 1 1 1 10 câu Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 % Viết Viết bài văn phân Số 1* 1* tích 1* tác phẩm 1* 1 câu 2 Tỉ lệ 10 15 10 5 40 % Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Nội TT Kĩ năng dung/Đơn Mức độ đánh giá vị kiến thức Nhận biết: - Nhận biết ngôi kể, phương thức biểu đạt. - Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của Đọc Truyện văn bản. I hiểu ngắn - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản. Vận dụng: - Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn. - Rút ra bài học từ văn bản. Vận dụng cao: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. Viết bài Nhận biết: văn phân - Viết được một bài văn phân tích một tác phẩm truyện. tích một tác - Biết trình bày rõ ràng bố cục của một bài tập làm văn phân phẩm tích. truyện. Thông hiểu: Trình bày rõ vấn đề và thể hiện rõ cảm nhận của II Viết mình về tác phẩm đó. Vận dụng: Kĩ năng phân tích, trình bày cảm nhận. Vận dụng cao: Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm, từ vấn đề trong tác phẩm, liên hệ tới suy nghĩ, hành động của bản thân.
  3. Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Thị Đương Võ Thị Trinh Duyệt của Ban giám hiệu PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC TRÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II MY TRƯỜNG PTDTBT NĂM HỌC 2023 – 2024 TH&THCS MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 TRẦN PHÚ Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Tên:……………………….. Điểm Nhận xét của giáo viên Lớp: ……………………….. SBD:.................................... . PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai: - Con thấy chuyến đi thế nào? - Rất tuyệt bố ạ! Người bố hỏi: - Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa? - Vâng, con thấy rồi ạ! - Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này? Cậu bé trả lời: - Chúng ta có một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng
  4. ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng. Cậu bé nói thêm: - Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào! Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mỉm cười đáp: - Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ! (“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018) Câu 1. Truyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của người kể chuyện. B. Lời của người bố. C. Lời của người con. D. Lời của những người nghèo. Câu 2. Xác định ngôi kể của truyện A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ hai. Câu 3. Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thú một ngôi làng? A. Một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. B. Một ngôi làng đẹp đến mức nào. C. Một người có thể giàu có đến mức nào. D. Để thấy mình giàu có đến mức nào. Câu 4. Trong văn bản, các nhân vật chủ yếu được khắc họa ở phương diện nào? A. Hành động. B. Trang phục. C. Suy nghĩ. D. Lời nói. Câu 5. Tại sao người con lại thấy chuyến đi thăm ngôi làng “rất tuyệt”? A. Vì cậu bé nhận ra những người dân trong làng nghèo như thế nào. B. Vì cậu nhận ra gia đình của cậu giàu có. C. Vì cậu bé đã biết người nghèo sống như thế nào. D. Vì cậu thích được vui chơi cùng lúc với nhiều động vật. Câu 6. Lí do nào khiến nhân vật người bố “vô cùng ngạc nhiên” về con sau chuyến đi? A. Vì con được thăm thú, thưởng thức món ăn ở làng quê. B. Vì con thấy được sự cách biệt giữa giàu nghèo. C. Vì con thấy cuộc sống của hai bố con giàu có ra sao. D. Vì con đã thấy sự khác biệt trong cuộc sống của mình và những người ở trong làng. Câu 7. Tác dụng của trợ từ trong câu: “- Vâng, con thấy rồi ạ!” là A. tạo tình cảm thân mật, yêu mến của con dành cho bố. B. tạo sắc thái lễ phép, kính trọng của người con với bố. C. nhấn mạnh vào cái con đã thấy. D. dùng để hỏi.
  5. Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu Câu 8. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”. Câu 9. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Câu 10. Từ bài học ý nghĩa của câu chuyện trên, em thấy mình phải cần phải suy nghĩ và hành động ra sao? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích. ……...Hết…… HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm
  6. 1 A 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5
  7. 5 C 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5 8 Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”: - Các hình ảnh liệt kê: “những bức tường”, “ti vi”, “bạn bè, gia đình”, “họ hàng”. - Biện pháp liệt kê nhấn mạnh những sự khác biệt trong cuộc sống của hai cha con và những người ở ngôi làng mà họ đến thăm. Qua đó, thấy được suy nghĩ của cậu bé về giàu, nghèo. Từ đó giúp người đọc nhận ra giá trị tinh thần như tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, họ hàng mới là những giá trị đích thực làm cho cuộc sống con người thực sự giàu có. - Giúp cho đoạn văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm.
  8. Mức 1. Đạt những yêu cầu trên Mức 2. Học sinh trình bày được một trong ba ý trên, diễn đạt tương đối 1,0 rõ ràng, cụ thể. 0,5 Mức 3. Học sinh nêu được một ý trên, diễn đạt chưa gọn, rõ. Mức 4. Học sinh không trả lời được hoặc trả lời không phù hợp 0,25 Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm. 0,0 9 Bài học rút ra: Không phải vật chất đều mang đến hạnh phúc cho con người, niềm vui, niềm hạnh phúc có thể bắt đầu từ những điều bình dị nhất, ta nên biết trân trọng và tận hưởng những gì mình đang có, dù nghèo khó hay giàu sang, mỗi người đều phải biết dành thời gian cho gia đình của mình, gắn kết, hòa đồng với những người xung quanh. Mức 1: Học sinh nêu được các ý cơ bản trên, trình bày rõ ràng, sạch 1,0 đẹp, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. Mức 2: Học sinh nêu được các ý cơ bản nhưng trình bày chưa mạch lạc, còn mắc vài lỗi diễn đạt hoặc nêu chưa đủ ý. 0,5 Mức 3: Học sinh làm sai hoặc không làm bài. 0,0 10 Suy nghĩ và hành động: + Phải có suy nghĩ tích cực, trân trọng những điều bình dị xung quanh ta. 0,25 + Biết trân quý gia đình của mình, không nên vì mải mê theo đuổi vật chất phù du mà không quan tâm đến gia đình. 0,25 PHẦN II. VIẾT
  9. Nội dung a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm truyện. 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5 2,0
  10. 1. Mở bài - Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả). Nêu ý kiến khái quát về tác 0,5 phẩm. 2. Thân bài: - Nêu nội dung chính của tác phẩm. - Nêu chủ đề của tác phẩm. - Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện (cụ thể phân tích về đặc điểm nhân vật, tình huống truyện, nghệ thuật mà tác giả sử dụng để làm nổi bật nội dung và ý nghĩa của truyện). 3. Kết bài - Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện. Khẳng định lại ý nghĩa. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới 0,25 mẻ.
  11. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC TRÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II MY TRƯỜNG PTDTBT DÀNH CHO HS KHUYẾT TẬT TH&THCS NĂM HỌC 2023 – 2024 TRẦN PHÚ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Tên:……………………….. Điểm Nhận xét của giáo viên Lớp: ……………………….. SBD:.................................... . PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai: - Con thấy chuyến đi thế nào? - Rất tuyệt bố ạ! Người bố hỏi: - Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa? - Vâng, con thấy rồi ạ! - Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này? Cậu bé trả lời: - Chúng ta có một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng. Cậu bé nói thêm: - Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào! Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mỉm cười đáp: - Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ! (“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018)
  12. Câu 1. Truyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của người kể chuyện. B. Lời của người bố. C. Lời của người con. D. Lời của những người nghèo. Câu 2. Xác định ngôi kể của truyện: A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ hai. Câu 3. Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thú một ngôi làng? A. Một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. B. Một ngôi làng đẹp đến mức nào. C. Một người có thể giàu có đến mức nào. D. Để thấy mình giàu có đến mức nào. Câu 4. Trong văn bản, các nhân vật chủ yếu được khắc họa ở phương diện nào? A. Hành động. B. Trang phục. C. Suy nghĩ. D. Lời nói. Câu 5. Tại sao người con lại thấy chuyến đi thăm ngôi làng “rất tuyệt”? A. Vì cậu bé nhận ra những người dân trong làng nghèo như thế nào. B. Vì cậu nhận ra gia đình của cậu giàu có. C. Vì cậu bé đã biết người nghèo sống như thế nào. D. Vì cậu thích được vui chơi cùng lúc với nhiều động vật. Câu 6. Lí do nào khiến nhân vật người bố “vô cùng ngạc nhiên” về con sau chuyến đi? A. Vì con được thăm thú, thưởng thức món ăn ở làng quê. B. Vì con thấy được sự cách biệt giữa giàu nghèo. C. Vì con thấy cuộc sống của hai bố con giàu có ra sao. D. Vì con đã thấy sự khác biệt trong cuộc sống của mình và những người ở trong làng. Câu 7. Tác dụng của trợ từ trong câu: “- Vâng, con thấy rồi ạ!” là A. tạo tình cảm thân mật, yêu mến của con dành cho bố. B. tạo sắc thái lễ phép, kính trọng của người con với bố. C. nhấn mạnh vào cái con đã thấy. D. dùng để hỏi. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích. ……..Hết……
  13. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II DÀNH CHO HS KHUYẾT TẬT NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 A 0,75 2 B 0,75 3 A 0,75 4 D 0,75 5 C 1,0 6 D 1,0 7 B 1,0 PHẦN II. VIẾT Nội dung
  14. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm truyện. 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài - Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả). Nêu ý kiến khái quát về tác 0,5 phẩm. 2. Thân bài: - Nêu nội dung chính của tác phẩm. - Nêu chủ đề của tác phẩm. 2,0 - Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện (cụ thể phân tích về đặc điểm nhân vật, tình huống truyện, nghệ thuật mà tác giả sử dụng để làm nổi bật nội dung và ý nghĩa của truyện). 3. Kết bài 0,5 - Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện. Khẳng định lại ý nghĩa. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới 0,25 mẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2