Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY KHUNG MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/ đơn TT Kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao vị kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc Văn bản nghị 1 4 0 3 1 0 1 0 1 10 hiểu luận văn học Tỉ lệ % điểm 20 15 10 10 5 60 Viết Phân tích một 2 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 tác phẩm truyện Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 30 40 20 10 100 thức Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Nội dung/Đơn TT Kĩ năng Mức độ đánh giá vị kiến thức 1 Đọc hiểu Văn bản nghị Nhận biết: Nhận biết được thể loại, vấn đề, lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng trong văn bản. luận văn học Thông hiểu: - Hiểu được mục đích của văn bản. - Hiểu được cách triển khai văn bản, luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm, những luận điểm chính, . Vận dụng: - Nhận xét cách dùng lí lẽ và dẫn chứng của người viết. - Biết viết đoạn văn trình bày luận điểm về một văn bản văn học. 2 Viết Phân tích một - Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. tác phẩm truyện - Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) - Vận dụng: Viết được một viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện có kết hợp bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân một cách hợp lí. - Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá sự việc; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt.
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023 - 2024 Môn: Ngữ Văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu (Nguyễn Khuyến) Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho thấy một cảnh câu cá với ao thu và thuyền câu. Chiếc thuyền bé tẻo teo làm cho ao trở nên rộng: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Nhưng cái đáng chú ý trong cảnh này là không khí “lạnh lẽo” của mùa thu và làn nước “trong veo”, gợi ra một khung cảnh thật tinh khiết. Cả ao và thuyền như chỉ gợi ra cảnh câu cá, đúng hơn là một biểu trưng câu cá, tưởng như cảnh câu cá xinh xắn giữa một hòn non bộ nào. Nghĩa là nước trong, thuyền bé, gợi ra một cái thú chơi thanh tao, thoát tục, chứ không phải cuộc làm ăn kiếm lợi của ngư ông. Phong cảnh ao thu thật tươi tắn và yên tĩnh: Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Là vàng trước gió khẽ đưa vèo. Hai câu thơ dùng nét động để miêu tả cảnh tĩnh. “Sóng biếc” tương phản với “lá vàng” làm cho màu sắc sáng tươi, nổi bật, mĩ lệ. Nhưng đáng chú ý hơn là không khí vắng lặng như ngự trị không gian. Sóng biếc theo làn gió nhẹ chỉ hơi gợn một tí, một cái gợn rất mơ hồ, phải chú ý lắm mới thấy rõ. Có lẽ do thuyền câu bất động. Còn chiếc lá vàng rơi vừa khẽ, vừa nhanh (“khẽ đưa vèo”), không gây được một xao động nhỏ nào trong cái tĩnh mịch chung quanh. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. “Tầng mây lơ lửng” ở giữa trời, chứng tỏ trời trong xanh, yên tĩnh cao vút thăm thẳm như mở ra chiều cao sâu vô tận. “Ngõ trúc quanh co”, chứng tỏ ngõ dài, uốn khúc, có chiều sâu và vẫn “vắng teo”. Cả hai chiều không gian cao, rộng đều vắng lặng hầu như tuyệt đối. “Khách” là người khác, đối lại với chủ. “Khách vắng teo” là biểu trưng cho khung cảnh thanh tao, thoát tục như trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao”. “Khách vắng teo” chứng tỏ ông câu cá hình như hoàn toàn làm chủ khung cảnh nên thơ, vắng lặng của mình. [...]
- (Trần Đình Sử, Thu điếu (trích), in trong Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001) 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) * Chọn chữ cái A, B, C, D đứng trước phương án mà em cho là đúng nhất (từ câu 1 đến câu 7) và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Đoạn trích trên thuộc loại văn bản nào? A. Nghị luận xã hội. B. Nghị luận văn học. C. Văn bản thông tin. D. Văn bản văn học. Câu 2. Đoạn trích trên viết về vấn đề gì? A. Kể chuyện của nhà thơ Nguyễn Khuyến. B. Miêu tả hình ảnh ngư ông câu cá. C. Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. D. Sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến) . Câu 3. Câu nào có bằng chứng được người viết dẫn ra từ bài thơ? A. Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho thấy một cảnh câu cá với ao thu và thuyền câu. B. “Sóng biếc” tương phản với “lá vàng” làm cho màu sắc sáng tươi, nổi bật, mĩ lệ. C. Cả ao và thuyền như chỉ gợi ra cảnh câu cá, đúng hơn là một biểu trưng câu cá, tưởng như cảnh câu cá xinh xắn giữa một hòn non bộ nào. D. Nhưng đáng chú ý hơn là không khí vắng lặng như ngự trị không gian. Câu 4. Câu nào trong bài viết nêu đúng cách phân tích dẫn chứng gắn với so sánh, liên hệ của người viết? A. Nhưng cái đáng chú ý trong cảnh này là không khí “lạnh lẽo” của mùa thu và làn nước “trong veo”, gợi ra một khung cảnh thật tinh khiết B. Còn chiếc lá vàng rơi vừa khẽ, vừa nhanh (“khẽ đưa vèo”), không gây được một xao động nhỏ nào trong cái tĩnh mịch chung quanh. C. “Khách vắng teo” là biểu trưng cho khung cảnh thanh tao, thoát tục như trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao”. D. “Tầng mây lơ lửng” ở giữa trời, chứng tỏ trời trong xanh, yên tĩnh cao vút thăm thẳm như mở ra chiều cao sâu vô tận. Câu 5. Theo em, mục đích chính của người viết trong đoạn trích trên là gì? A. Chỉ ra cái hay về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến). B. Ca ngợi thú câu cá - thú chơi thanh cao, thoát tục của nhà nho Nguyễn Khuyến. C. Chỉ ra cách miêu tả và giá trị biểu đạt của các hình ảnh trong bài thơ “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến). D. Thể hiện nỗi lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến qua bức tranh thiên nhiên mùa thu đồng bằng Bắc Bộ. Câu 6. Nội dung phân tích, đánh giá của đoạn trích được triển khai theo cách nào?
- A. Kết hợp phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo bố cục các cặp câu đề - thực – luận của bài thơ. B. Nội dung phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ được tách riêng nhau. C. Phân tích, đánh giá về chủ đề bài thơ trước, sau đó người viết phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ. D. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ trước, sau đó phân tích, đánh giá về chủ đề bài thơ. Câu 7. Ý nào nêu đúng nhất cách thức nêu bằng chứng của người viết trong văn bản trên? A. Trích dẫn nguyên văn bài thơ “Thu điếu”. B. Trích dẫn các lời đánh giá liên quan tới bài thơ “Thu điếu”. C. Dẫn gián tiếp ý thơ D. Trích dẫn nguyên văn các câu thơ, các cụm từ, từ, hình ảnh thơ. 2. Trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm). Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. (1,0 điểm) Xác định các luận điểm chính được trình bày trong đoạn trích trên. Câu 9. (1,0 điểm) Nhận xét về những lí lẽ và dẫn chứng mà người viết sử dụng trong đoạn văn sau: “Chiếc thuyền bé tẻo teo làm cho ao trở nên rộng: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Nhưng cái đáng chú ý trong cảnh này là không khí “lạnh lẽo” của mùa thu và làn nước “trong veo”, gợi ra một khung cảnh thật tinh khiết. Cả ao và thuyền như chỉ gợi ra cảnh câu cá, đúng hơn là một biểu trưng câu cá, tưởng như cảnh câu cá xinh xắn giữa một hòn non bộ nào. Nghĩa là nước trong, thuyền bé, gợi ra một cái thú chơi thanh tao, thoát tục, chứ không phải cuộc làm ăn kiếm lợi của ngư ông.” Câu 10. (0,5 điểm). Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu cảm nhận của em về một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thu điếu (Nguyễn Khuyến). II. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích tác phẩm truyện sau : Bà ốm Loan tưởng bà nội chỉ bị cảm cúm sơ sơ. Thế mà chiều hôm ấy, Loan đi học về, giật mình thấy mẹ rơm rớm nước mắt bảo bố và bác Xuân đã cáng bà đi cấp cứu ở bệnh viện huyện. Suốt đêm, mẹ và Loan ít ngủ, thương bà, lo cho bà. Hôm sau, bố ở huyện về, báo tin bà đã tỉnh, không có gì đáng ngại nữa. Bà dặn Loan phải chăm học, nhớ cho mái mơ ăn thêm rau ( nó thích ăn rau lắm) và nhốt riêng con gà ri ra, kẻo nó hay bị con gà khác bắt nạt, tội nghiệp nó. Ôi, mới vắng bà có mấy ngày mà đàn gà cứ ngơ ngác cả ra. Bà chăm chúng nó thế thảo nào! Còn Loan thì nhìn vào đâu, sờ vào cái gì cũng thấy thiếu bà. Cái bình vôi ăn trầu của bà kia. Cái chổi bà thường luôn tay quét. Cái rế, cái nồi, cái rổ bát, bao giờ cũng chùi cũng xếp gọn gàng. Đến cây cối ngoài vườn cũng nhớ bà, các ngọn mướp cứ ngóc đầu lên chờ đợi được bàn tay tưới
- tắm. Cái giường bà nằm mà trống vắng buồn thiu, con cóc ở trong gầm cũng như sốt ruột, cứ nhẩy ra rồi lại nhẩy vào. Vì phải đi thi, Loan không lên huyện thăm bà được. Nó chọn đúng mười quả trứng gà tươi nhất, do con gà mái hoa của nó đẻ - gửi bố mang đi biếu bà. Nó không quên viết gửi bà mấy chữ: Bà yêu quý của cháu. Bà cứ yên tâm chữa bệnh, mẹ cháu mải làm đồng, cháu tưới vườn và chăm đàn gà đúng như lời bà dặn. Cháu làm bài thi tốt lắm, bà ạ. Cháu Loan của bà. Trong thư nó không nói gì về mười quả trứng nó đã gửi biếu bà cả. Nó vốn là đứa trẻ tế nhị. Hôm ấy đúng ngày chủ nhật, bố đón bà ở bệnh viện huyện về. Bà còn xanh lắm, tay phải chống gậy, nhưng bà cười từ ngoài sân cười vào. Loan chạy ra ôm lấy bà, giụi đầu vào ngực áo bà, khóc òa lên. Bà xoa xoa tóc Loan mắng yêu: - Bố mày! Bà có chết đâu mà khóc! Nín đi, bà cho quà đây... Loan nắm lấy tay bà, dắt bà vào giường. Bà bảo bố đưa cho bà cái bị. Bà xếp ra hai quả cam, sáu quả chuối và năm quả trứng gà. Bà bảo: - Đây bà thưởng cho.... Nín đi, nín đi nào!... Loan ngước nhìn bà, khúc khích cười, nhưng miệng nó cười, mà mắt thì vẵn khóc. Vì nó biết bà đã dành dụm không ăn hết trứng và các thứ quà của nó cùng mọi người gửi biếu bà. Bà ơi, cháu yêu bà, cháu thương bà quá! (Trích Những truyện hay viết cho thiếu nhi, Vũ Tú Nam (*), NXB Kim Đồng, năm 2019, tr 215-217) (*) Vũ Tú Nam (1929 - 2020) được xem là cây bút gạo cội, một cây đa cây đề thành công trong làng văn Việt Nam ở cả hai lĩnh vực, viết cho người lớn và trẻ em. Ông viết cả truyện ngắn, ký và thơ nhưng sở trường là truyện ngắn. Những áng văn của ông đẹp, giàu cảm xúc, cô đọng được viết nên từ chính tấm lòng yêu quý và trân trọng thế hệ trẻ. Năm 2001 là một trong những nhà văn được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật. -------------------Hết---------------- *Lưu ý: giám thị coi thi không giải thích gì thêm
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần I: Đọc – hiểu 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B D B C C A D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8 Yêu cầu cần đạt Điểm Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau 1,0 điểm nhưng không vi phạm đạo đức, pháp luật; sau đây là một số gợi ý các ý chính được trình bày trong đoạn trích: + Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho thấy một cảnh câu cá với ao thu và thuyền câu. + Phong cảnh ao thu thật tươi tắn và yên tĩnh ... - Trả lời được đầy đủ các ý theo nội dung văn bản: 1,0 điểm - Trả lời được các ý nhưng trình bày chưa khoa học: 0,5 điểm - Trả lời các ý chưa đảm bảo hoặc thiếu các ý: 0,25 điểm - Trả lời các ý chưa chính xác hoặc không làm bài: 0,0 điểm 9 Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng không vi phạm đạo đức, pháp luật, sau đây là một số gợi ý các ý:
- - Một số lí lẽ để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu: + Chiếc thuyền bé tẻo teo làm cho ao trở nên rộng; + không khí “lạnh lẽo” của mùa thu và làn nước “trong veo”, gợi ra một khung cảnh thật tinh khiết; + Cả ao và thuyền như chỉ gợi ra cảnh câu cá, đúng hơn là một biểu trưng câu cá + nước trong, thuyền bé, gợi ra một cái thú chơi thanh tao, thoát tục, chứ không phải cuộc làm ăn kiếm lợi của ngư ông. - Bằng chứng: Trích bằng chứng trực tiếp là các câu thơ, từ ngữ có trong bài thơ: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, “lạnh lẽo”, “trong veo”, - Nhận xét: Các lí lẽ và bằng chứng đều tập trung làm sáng tỏ vấn đề nghị luận (sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ “Thu điếu”). Các lí lẽ, bằng chứng cụ thể hóa về sức gợi của hình ảnh trong hai câu đề của bài thơ. ... Hướng dẫn chấm: - Trả lời được đầy đủ các ý theo nội dung: 1,0 điểm - Trả lời được các ý nhưng trình bày chưa khoa học: 0,5 điểm. - Trả lời các ý chưa đảm bảo hoặc thiếu các ý: 0,25 điểm - Trả lời các ý chưa chính xác hoặc không làm bài: 0,0 điểm Câu 10 (0,5 điểm) Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng không vi phạm đạo đức, pháp luật, sau đây là một số gợi ý: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: *Hình thức: Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành. *Nội dung: HS nêu cảm nhận về một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thu điếu (Nguyễn Khuyến): hình ảnh ao thu/ thuyền câu/ sóng biếc/ lá vàng/ tầng mây/ ngõ trúc/ ngư ông câu cá,... Hướng dẫn chấm: - Đảm bảo hình thức, cảm nhận sâu sắc: 0,5 điểm - Đảm bảo hình thức, cảm nhận còn sơ sài: 0,25 điểm - Chưa đảm bảo hình thức, cảm nhận chưa đúng trọng tâm hoặc không làm bài: 0,0 điểm. II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
- Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: thí sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn phân tích tác phẩm truyện . Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; nêu được ý 0,5 kiến khái quát về tác phẩm. - Phần thân bài: trình bày được các luận điểm về nội dung, chủ đề, tác dụng của một số đặc sắc nghệ thuật và đưa ra những dẫn chứng để làm rõ vấn đề. - Phần kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, giá trị tác phẩm. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm phù hợp:. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý. 3,0 c 1. Dẫn dắt vấn đề: giới thiệu tác giả Vũ Tú Nam và tác phẩm Bà 0,5 ốm c 2. Các luận điểm: 2,0 - Ý 1: Nêu nội dung chính của tác phẩm. 0,5 + Nội dung của truyện là gì? 0,5 + Nội dung ấy được thể hiện như thế nào qua hệ thống nhân vật, sự kiện? 0,5 - Ý 2: Nêu chủ đề của tác phẩm. 0,5 (Lưu ý: Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều chủ đề) - Ý 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. + Chỉ ra những đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện. + Chỉ đi sâu khai thác, phân tích một số yếu tố nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu để bài viết không bị dàn trải, có chiều sâu. c 3. Khẳng định lại vấn đề: Khẳng định ý nghĩa, giá trị tác phẩm 0,5 “Bà ốm” d. Sáng tạo: 0,5 - Văn nghị luận biết kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả, biểu cảm. - Bố cục rõ, không mắc lỗi diễn đạt mới ghi điểm tối đa các ý. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc đúng chính tả, dùng 0,5 từ, đặt câu. * Lưu ý : Tùy vào bài viết cụ thể của học sinh, giáo viên căn cứ vào hướng dẫn chấm, chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết giàu chất văn, có cảm xúc, có sự sáng tạo. Người ra đề
- Duyệt đề của Tổ chuyên môn Duyệt của Hội đồng duyệt đề
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 964 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 73 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 68 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 131 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn