intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 THÀNH PHỐ HỘI AN MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: /05/ 2024 (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh.......................................Lớp...............SBD..................Phòng thi...................... I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu. NHÀ MẸ LÊ (Tóm tắt phần đầu: Nhà mẹ Lê gồm mười một đứa con, phải sống chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát, mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà. Bác Lê đi làm mướn cho những người ở trong làng, ngày nào may mắn thì được mấy bát gạo và mấy đồng xu. Mùa rét năm ấy đến, vì thương lũ con phải nhịn đói, bác Lê vào nhà ông Bá xin gạo nhưng bị từ chối và cậu Phúc còn dọa hễ vào nữa thì thả chó ra cắn. Đến chiều, mặc cho đứa con lớn ngăn cản, bác Lê một lần nữa đến nhà ông Bá.) Nói xong, bác Lê mở cửa liếp ra đi. Trong lòng bác vẫn có chút hy vọng trong buổi sáng lúc vào xin gạo. Ông Bá đã đuổi mắng không cho. Bác nhớ lại cảnh sang trọng, ấm cúng trong nhà ông Bá. Những chậu sứ, câu đối thếp vàng sáng chói. Không lẽ ông Bá giàu có thế mà không thí cho mẹ con bác được bát gạo hay sao? Ở nhà, đàn con bác ngồi nhìn nhau đợi trong ổ rơm. Bác đi đâu không thấy về. Thằng Hy lắng tai nghe tiếng chó cắn trong làng rồi bảo chị nó: - Hình như u về đấy chị ạ. Thằng cả đi lại bên cửa bếp nhìn ra ngoài. Bỗng có tiếng chân người rầm rập, đến tiếng gọi, rồi lũ trẻ thấy bác Đối và một người nữa khiêng bác Lê vào trong nhà. Trên bắp chân người mẹ, máu đỏ chảy ròng ròng. Thằng cả hiểu ngay mẹ nó bị chó ông Bá cắn. Bác đặt người bị thương xuống chiếu rồi ra đi sau khi dặn: - Bây giờ, bác lấy lá lốt mà dịt (1) cho nó cầm máu. Chó tây cắn thì độc lắm đấy. Khi bác đi khỏi, lũ trẻ xúm quanh lấy mẹ. Thằng Hy vừa mếu máo vừa hỏi: - U làm sao thế, u? Bác Lê nén cái đau, giảng cho con biết: - Thật cậu Phúc ác quá! Đã không cho thì thôi lại còn thả chó ra đuổi, tao đã chạy mà không kịp, nên nó cắn phải. May gặp bác Đối, chứ không biết bao giờ mới về đến nhà.[…] Thằng Hy òa lên khóc, con Tý cũng khóc theo. Bác Lê giơ tay ôm chúng nó vào lòng nghĩ thân phận mình, bác cũng ứa nước mắt. Đêm ấy, bác Lê lên cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da bác, manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cả cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở nhọc nhằn. […] - Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? Tiếng kêu thất thanh của Bác làm lũ trẻ giật mình, chúng nó ngồi dậy đưa mắt sợ hãi nhìn người mẹ. Hai hôm sau, bác Lê lại lên cơn mê sảng rồi chết. Người trong phố chợ gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vùi dưới bãi tha ma nhỏ ở đầu làng […] (Thạch Lam (2), Tuyển tập truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học, 2015, tr 28-30) (1) dịt: băng bó lại (2) Thạch Lam (1910-1942), sinh tại Hà Nội. Truyện ngắn của ông nhẹ nhàng, bình dị, giàu cảm xúc, thể hiện niềm yêu thương trân trọng đối với con người. Tác phẩm “Nhà mẹ Lê” được viết những năm 1930, in trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa.
  2. Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1 (0,5 điểm). Truyện “Nhà mẹ Lê” được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất và thứ ba. Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật chính trong truyện “Nhà mẹ Lê” là ai? A. Bác Lê. B. Bác Lê, cậu Phúc. C. Bác Lê, thằng Hy. D. Bác Lê, ông Bá. Câu 3 (0,5 điểm). Từ “Trời ơi” trong câu: “Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?” là A. thán từ. B. trợ từ. C. thành phần cảm thán. D. thành phần gọi đáp. Câu 4 (0,5 điểm). Gọi tên thành phần biệt lập có ở câu sau: “Hình như u về đấy chị ạ” A. Thành phần gọi đáp. B. Thành phần cảm thán. C. Thành phần chêm xen. D. Thành phần tình thái. Câu 5 (0,5 điểm). Sự việc nào đã tạo nên bước ngoặt cho truyện “Nhà mẹ Lê”? A. Bác Lê xin làm mướn nhưng không ai thuê. B. Mùa rét đến, lũ con nhà bác Lê nhịn đói. C. Bác Lê lên cơn sốt mê sảng trong đêm. D. Bác Lê vào nhà ông Bá xin gạo và bị chó cắn. Câu 6 (0,5 điểm). Tại sao bác Lê vẫn muốn sang nhà ông Bá xin gạo lần thứ hai? A. Vì bác Lê là người phụ nữ liều lĩnh, gan dạ. B. Vì bác Lê thương con đến mức bất chấp nguy hiểm. C. Vì cuộc sống nghèo khổ đã khiến bác Lê gạt bỏ lòng tự trọng. D. Vì bác Lê là người phụ nữ ít học, cố chấp và thiếu hiểu biết. Câu 7 (0,5 điểm). Tác phẩm đã thể hiện tình cảm gì của nhà văn đối với nhân vật? A. Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của tình người giữa mẹ con bác Lê và ông Bá. B. Tố cáo xã hội đã gây nên nỗi khổ cho con người, đẩy họ vào bước đường cùng. C. Thương cảm, xót xa cho số phận và cảnh ngộ nghèo khổ của bác Lê. D. Trân trọng ước mơ của người nông dân, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho họ. Trả lời các câu hỏi: Câu 8 (1,0 điểm). Tác giả có mục đích gì khi để cho bác Lê nhớ lại “cảnh sang trọng, ấm cúng trong nhà ông Bá, những chậu sứ, câu đối thếp vàng sáng chói” trước khi đi xin gạo nhà ông Bá lần hai? Câu 9 (1,0 điểm). Qua truyện ngắn trên, em rút ra được cho mình bài học nào? Câu 10 (0,5 điểm). Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu, trình bày suy nghĩ của em về số phận của những đứa trẻ khi bác Lê đã qua đời. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích tác phẩm truyện “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam. ……………….HẾT………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2