![](images/graphics/blank.gif)
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT-THCS Đăk Sao, Tu Mơ Rông
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT-THCS Đăk Sao, Tu Mơ Rông” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT-THCS Đăk Sao, Tu Mơ Rông
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TU MƠ RÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDT BT TH-THCS ĐĂK SAO NĂM HỌC 2022 - 20233 Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) I.MATRẬN Mức độ Vận dụng Vận dụng Vận dụng Cộng Nhận Biết Thông Hiểu Chủ đề thấp cao 1. Đọc hiểu và - Nêu được phương thức biểu - Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật Viết đúng đoạn văn tổng-phân-hợp viết đoạn văn đạt, nội dung và biện pháp trong một câu văn cụ thể trình bày suy nghĩ về lối sống ảo vận dụng về lối nghệ thuật của đoạn trích. - Thực trạng của lối sống ảo ở giới trẻ hiện của giới trẻ hiện nay, có liên hệ đến sống ảo nay, nguyên nhân, tác hại, giải pháp. bản thân. Số câu 2 2 1 5 Số điểm 4 3 1 8 Tỉ lệ% 40% 30% 10% 80% 2. Nghị luận - Đảm bảo bố cục chuẩn của một bài văn nghị luận một đoạn thơ, phân tích, cảm nhận khổ 1 bài thơ. một đoạn thơ - Hành văn trôi chảy, mạch lạc; hệ thống luận điểm cụ thể, rõ ràng; luận cứ đầy đủ, chính xác; lập luận chặt chẽ; trong bài không mắc các lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp. "Sang thu" - Vận dụng tốt các kĩ năng đã được học, có liên hệ, mở rộng, sáng tạo. Số câu 2 2 1 1 1 Số điểm 4 3 1 2 2 Tỉ lệ% 40% 30% 10% 20% 20% T.Số câu 2 2 1 1 6 T.Số điểm 4 3 1 2 10 40% 30% 10% 20% 100% Tỉ lệ% 70% 30% 100% II. ĐỀ RA
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TU MƠ RÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDT BT TH-THCS ĐĂK SAO NĂM HỌC 2022 - 20233 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) ĐỀ: I. ĐỌC - HIỂU (7.0 điểm): *Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: "Có thể lí giải sống ảo dùng để chỉ tính chất, phong cách sống của một ai đó trên mạng xã hội (Internet) mà không đúng với hoàn cảnh ngoài đời của họ. Đáng tiếc rằng đại bộ phận những người sa vào lối sống xa rời thực tế này lại là những người trẻ tuổi - niềm hi vọng và là tương lai của chúng ta. Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người. Một số vụ việc điển hình cho thấy lối sống ảo của người trẻ hiện nay có thể kể đến như: vụ thanh niên tẩm xăng tự thiêu vì lời thách thức câu Like trên mạng xã hội; hay vụ nữ sinh Hà Nội giả chết để để thu hút sự chú ý trên Facebook; vụ chàng trai trẻ giả danh phi công nhà giàu đi lừa tình các cô gái..." (Giật mình sống ảo đe dọa sống thật - Theo Dân trí) Câu 1(2.0 điểm): Cho biết phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên? Câu 2(2.0 điểm): Chỉ ra nội dung của đoạn văn trên? Câu 3(1.5 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong câu văn sau: “Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người.” Câu 4(1.5 điểm): Bài học rút ra cho bản thân em từ đoạn văn trên? II. LÀM VĂN (3.0 điểm): Câu 1(1.0 điểm): Viết đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về lối sống ảo ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. Câu 2(2.0 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ sau: "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về" ("Sang thu" - Hữu Thỉnh) ====================
- HƯỚNG DẪN CHẤM I. ĐỌC HIỂU (7.0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2.0 Câu 2 Nội dung: Bàn về sự nguy hại của lối sống ảo đối với một bộ phận 2.0 giới trẻ hiện nay. Câu 3 - Biện pháp tu từ: liệt kê: “họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, 1.0 làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người.” - Tác dụng: 0,5 + Tạo sự diễn đạt sinh động, phong phú, hấp dẫn, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng với người đọc. + Phép liệt kê đã diễn tả cụ thể, đầy đủ, toàn diện về những hậu quả nghiêm trọng của lối sống ảo đe dọa đến lối sống thật của thế hệ trẻ. + Tác giả thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng, đồng thời mong muốn mọi người hãy tránh xa lối sống ảo. Câu 4 *Bài học cho bản thân: - Nhận thức sâu sắc tác hại của lối sống ảo đối với cuộc sống của con 1.5 người. - Trân trọng, đề cao lối sống thật. - Sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, có ích, không a dua, chạy theo lối sống ảo, không mất thời gian, công sức, tiền bạc vào những trò vô bổ trên mạng xã hội. - Lên án, phê phán những người chạy theo lối sống ảo. II. LÀM VĂN (3.0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 1. Hình thức: 0.5 - Đúng kiểu đoạn tổng-phân-hợp. - Hành văn mạch lạc, chặt chẽ, lập luận sắc bén, thuyết phục, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Nội dung: 0.5 * Tổng: Sự nguy hại khôn lường của lối sống ảo ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. * Phân: - Giải thích: Sống ảo là lối sống, phong cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con người ở trên mạng xã hội. - Thực trạng: + Sống ảo đang trở thành một xu thế, một trào lưu của khá nhiều các bạn trẻ. + Các bạn dành phần lớn quỹ thời gian bên chiếc điện thoại để đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, khoe ảnh tự sướng, bình luận dạo,...lấy việc người khác like, bình luận, chia sẻ ảnh hay bài viết của mình làm thú vui, lãng quên cuộc sống thực tại đang diễn ra.
- - Nguyên nhân: + Do các bạn muốn thể hiện, khoe khoang bản thân; muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến. + Một số bạn trẻ thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân, thiếu sân chơi lành mạnh, bổ ích. - Hậu quả: tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc vào những việc vô nghĩa; có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách, thậm chí vi phạm pháp luật, đánh mất tương lai. - Giải pháp: + Trước hết, mọi người cần lên án, phê phán quyết liệt lối sống ảo. + Các nhà quản lí phải kiểm soát, kiểm duyệt chặt chẽ các trang mạng xã hội, loại bỏ ngay những thông tin, clip độc hại. + Mọi người sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, hữu ích, phục vụ cho công việc, học tập hay giải trí. - Liên hệ bản thân: hình thành cho mình một lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để có cuộc sống ý nghĩa; tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để thức tỉnh, trở về lối sống thực; khuyên bảo, ngăn chặn bạn bè, người thân khi có biểu hiện của lối sống ảo; thường xuyên quan tâm, trò chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè. *Hợp: Loại bỏ lối sống ảo, sử dụng các trang mạng một cách có văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh. Câu 2 * Hình thức: 0.25 - Đảm bảo bố cục chuẩn của một bài văn. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc; hệ thống luận điểm cụ thể, rõ ràng; luận cứ đầy đủ, chính xác; lập luận chặt chẽ; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp. * Sáng tạo: Có cách MB, KB độc đáo, liên hệ, mở rộng tốt, văn phong giàu sức thuyết phục, gợi cảm. * Nội dung: 1. Mở bài (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) 0.25 - Giới thiệu tác giả: Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, quê ở Vĩnh Phúc, là nhà thơ trưởng thành từ quân đội. Thơ ông nhẹ nhàng, trong sáng, giàu trải nghiệm. - Giới thiệu tác phẩm: "Sang thu" là một thi phẩm độc đáo, diễn tả những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên, đất trời từ hạ sang thu cùng suy ngẫm của nhà thơ về "mùa thu" đời người. - Cảm nhận chung về khổ thơ: Đoạn thơ dưới đây là rung cảm của thi nhân trước những dấu hiệu báo thu về: "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về" 2. Thân bài. a. Giới thiệu chung. 0.25
- - Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ "Sang thu" được Hữu Thỉnh viết năm 1977, ở ngoại thành Hà Nội, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố"(1991). - Mạch cảm xúc: Bài thơ gồm ba khổ, mỗi khổ là một nét vẽ khác nhau về bức tranh giao mùa. Thiên nhiên được miêu tả theo trình tự không gian: từ thấp, nhỏ, hẹp đến cao, xa, rộng với những cung bậc cảm xúc khác nhau của thi nhân: từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến tri giác và suy ngẫm. - Nêu vị trí đoạn trích: Đoạn thơ trên là khổ một của bài thơ để lại những dư vị khó quên cho người đọc. 0.25 b. Phân tích, cảm nhận. * Trước hết, chúng ta cùng khám phá những tín hiệu báo thu về. Khúc giao mùa được bắt đầu thật tự nhiên, giản dị: "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se" - Không giống với các nhà thơ trước đó viết về mùa thu thường là lá vàng, rừng phong, hoa cúc ... Hữu Thỉnh bắt đầu mùa thu bằng "hương ổi". Hương ổi là một mùi hương đặc sản của mùa thu làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ. - Gió se là gió nhẹ, khô và hơi lạnh - đặc trưng của dấu hiệu thời tiết ở miền Bắc nước ta khi thu về. - "Phả" nghĩa là bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. - Hương ổi gặp gió se càng thêm nồng nàn, quyến rũ, lan tỏa khắp không gian, phả vào đất trời, vào lòng người. => Hương ổi trong "Sang thu" của Hữu Thỉnh là một phát hiện độc đáo, đậm đà màu sắc dân dã, đồng nội, tạo nên một tứ thơ rất 0,25 riêng của một con người có cảm nhận tinh tế, sống gắn bó với đồng quê. - Sau hương ổi, gió se là sương thu: "Sương chùng chình qua ngõ + Không phải là màn sương dày đặc, mịt mù hay rơi lã chã mà hình ảnh "sương chùng chình" gợi tả làn sương mỏng, mềm mại, giăng mắc khắp đường thôn ngõ xóm. Nhà thơ đã nhân hoá qua từ láy "chùng chình" để diễn tả sương thu như chứa đầy tâm trạng của một con người với những bước chân chậm chạp, vấn vương, không lỡ rời xa khi qua ngõ nhà ai. + "Ngõ" là đường thôn ngõ xóm, cũng là cửa ngõ thông giữa hai mùa 0,25 hạ - thu. + Sự xuất hiện của sương thu làm cho khí thu thêm mát mẻ, cảnh thu thêm thơ mộng, huyền ảo, lung linh. * Cảm xúc thi nhân: Thu đã về trên quê hương, vậy mà nhà thơ vẫn còn dè dặt: "Hình như thu đã về" + Nếu như ở đầu bài thơ, cụm từ "Bỗng nhận ra" biểu thị sự sửng sốt, ngỡ ngàng, đầy ngạc nhiên như một tiếng kêu vang thích thú trong
- khoảnh khắc thì "Hình như" là sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận. + "Hình như" là thành phần tình thái không phải để hỏi mà là để xác nhận dẫu chưa tin hẳn bởi thu đến nhẹ nhàng quá, tự nhiên quá. => Giây phút giao mùa được nhà thơ cảm nhận bằng tổng hòa các 0.25 giác quan, bằng những rung động tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn thi nhân. Có thể nói khổ thơ đầu mang cái man mác, ngọt ngào, sâu lắng đầy thi vị của thiên nhiên, đất trời đồng bằng Bắc Bộ khi thu sang. c. Đánh giá chung. - Nghệ thuật: Hữu Thỉnh rất thành công với thể thơ 5 chữ, giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình, sâu lắng; hình ảnh giản dị, mộc mạc, gần gũi; ngôn từ chọn lọc, tinh tế, giàu sức gợi tả, gợi cảm cùng phép nhân hóa tinh tế, đặc sắc. - Nội dung: Tất cả các biện pháp nghệ thuật ấy đã làm nổi bật những tín hiệu đặc trưng khi thu về ở đồng bằng Bắc Bộ và cảm xúc say sưa, giao hòa với thiên nhiên đất trời của thi nhân. 3. Kết bài. 0.25 - Khằng định vi trò, vị trí của đoạn thơ, bài thơ. - Liên hệ bản thân. Ngày 28 tháng 04 năm 2023 Ngày 28 tháng 04 năm 2023 Ngày 08 tháng 04 năm 2023 Duyệt của lãnh đạo nhà trường Duyệt của tổ CM Người ra đề kiểm tra Nguyễn Thị Hoài Sâm Nguyễn Thành Hưng Hoàng Ngọc Lê
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p |
1238 |
34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p |
453 |
21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p |
303 |
19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p |
513 |
17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p |
966 |
12
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p |
287 |
9
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p |
80 |
8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
5 p |
71 |
8
-
Bộ 20 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
71 p |
187 |
6
-
7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 có đáp án
48 p |
53 |
5
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p |
87 |
4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
253 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Vị Xuyên
4 p |
40 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p |
68 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p |
96 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
7 p |
53 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
224 |
1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p |
134 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)