intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “(1) Bây giờ là buổi trưa. (2) Im ắng lạ. (3) Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. (4) Tôi mê hát. (5) Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. (6) Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”. (Ngữ văn 9, Tập hai) a. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào, tác giả là ai? b. Nhân vật “Tôi” trong đoạn trích là ai, có sở thích nào? Từ sở thích đó chúng ta thấy được nét đẹp nào của nhân vật? c. Chỉ ra phép liên kết trong đoạn trích trên. d. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: “Im ắng lạ.” thuộc kiểu câu gì? Câu 2 (2,0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 3 (5,0 điểm) Cảm nhận về lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và nhân dân ta đối với Bác Hồ qua đoạn thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai) ===== HẾT =====
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Môn: Ngữ văn 9 Câu Nội dung Điểm 1 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu… 3,0 a - Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, tác giả Lê Minh Khuê 0,5 - Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là Phương Định, cô có sở thích hát. 0,5 b - Niềm đam mê ấy cho thấy những nét đẹp của cô: Hồn nhiên, trẻ trung, yêu đời, lạc quan giữa nơi chiến trường khốc liệt. 0,5 - Phép liên kết trong đoạn văn: phép lặp từ ngữ 0,5 c - Từ ngữ lặp: tôi; hát; lời… 0,5 HDC: Học sinh chỉ ra được 02 từ lặp trở lên đạt 0,5 điểm. d Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: “Im ắng lạ.” là câu đặc biệt. 0,5 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của 2,0 2 tinh thần lạc quan trong cuộc sống. * Về hình thức - Đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái in hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng; đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ), có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Trình bày mạch lạc, chuẩn chính tả, ngữ pháp… * Về nội dung Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn có thể theo hướng sau: - Giải thích lạc quan là gì? 0,25 Lạc quan là một trạng thái cảm xúc tích cực, luôn yêu đời, xem cuộc đời là đáng sống, luôn giữ một niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, phiền muộn, gian truân… - Bàn luận vai trò của lạc quan: 1,25 + Cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách, sống lạc quan giúp con người có cái nhìn sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn để giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp. + Sống lạc quan giúp con người trở nên can đảm, tự tin vào bản thân, tâm hồn phong phú, rộng mở, sống có ích, họ luôn học hỏi được những kinh nghiệm quí giá kể cả trong thành công hay thất bại. + Thái độ sống lạc quan giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tích cực của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người bi quan không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống. + Lạc quan là biểu hiện của thái độ sống đẹp, được mọi người yêu quý, trân trọng. (HS lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh cho vai trò của tinh thần lạc quan) - Mở rộng vấn đề: Cần phê phán những người sống bi quan, gặp khó khăn là chán nản, buông xuôi. Tuy nhiên, lạc quan không phải là luôn nhìn cuộc 0,25 đời bằng lăng kính màu hồng, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. - Bài học nhận thức và hành động: + Cần nuôi dưỡng, phát huy tinh thần lạc quan, có niềm tin vào bản thân, 0,25
  3. không gục ngã trước khó khăn, có ý chí nghị lực vươn lên, biết chia sẻ với mọi người và luôn tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. + Liên hệ bản thân. HDC: Học sinh diễn đạt bằng các ý tương đương vẫn đạt điểm tối đa. Cảm nhận về lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ 3 5,0 và nhân dân ta đối với Bác Hồ qua đoạn thơ * Yêu cầu chung - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một đoạn thơ: mở bài, thân bài, kết bài. - Xác định đúng vấn đề nghị luận: lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và nhân dân ta đối với Bác. - Triển khai vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, khoa học. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. * Yêu cầu cụ thể Học sinh có thể bộc lộ cảm nhận về đoạn thơ theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1) Mở bài 0,5 - Giới thiệu về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. - Khái quát đoạn thơ: Đoạn thơ là lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và nhân dân ta đối với Bác Hồ. HDC: Học sinh diễn đạt bằng nhiều cách nhưng giới thiệu được vấn đề nghị luận vẫn đạt điểm tối đa. 2) Thân bài a. Nỗi xúc động nghẹn ngào, lòng thành kính thiêng liêng, niềm tiếc thương vô hạn khi vào lăng viếng Bác. 1,5 - Không gian trong lăng thanh tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo. - Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang trong giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. - Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng luôn bên Người trong mọi cảnh ngộ, như người bạn tri âm, tri kỉ của Bác … - Tâm trạng xúc động của nhà thơ được thể hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. + “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên luôn tồn tại mãi mãi, vĩnh hằng. + Mặt khác, “trời xanh” còn là hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh”. - Dù hiểu như thế nhưng cả Viễn Phương và hàng triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót, nuối tiếc khôn nguôn trước sự ra đi của Bác: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. + Cặp quan hệ từ “vẫn - mà” đã diễn tả sự đối lập: Dù lí trí khẳng định Bác vẫn còn sống mãi với non sông, đất nước nhưng trái tim vẫn nhói đau trước sự ra đi của Người. + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng
  4. tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam. => Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. b. Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa Bác 1,5 - Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, phải xa Bác tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà trào dâng mãnh liệt:“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. + Động từ “trào” đã thể hiện một cách chân thành mãnh liệt cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của người con miền Nam sau bao ngày mong mỏi đợi chờ nay mới được gặp Bác mà trong thoáng chốc đã phải chia xa. - Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng: để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người: + Điệp ngữ “muốn làm”, cùng các hình ảnh ẩn dụ “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng. + Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. + “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường, lý tưởng cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng bào miền Nam, của nhân dân Việt Nam với Bác. c. Nghệ thuật: 1,0 - Đoạn thơ với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa thiết tha, đau xót, tự hào; ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng; hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo kết hợp hài hòa hình ảnh tả thực và liên tưởng độc đáo. - Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 chữ. Nhịp thơ chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng của niềm mong mỏi thiết tha. - Nghệ thuật nói giảm, nói tránh; điệp ngữ; liệt kê, ẩn dụ được sử dụng đầy sáng tạo. 3) Kết bài 0,5 - Đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung là nén tâm hương Viễn Phương thành kính dâng lên Bác kính yêu. - Từ đoạn thơ, bài thơ bồi đắp tình yêu thương, kính trọng và lòng biết ơn vô hạn với vị cha già dân tộc. HDC: Học sinh diễn đạt cách khác nhưng đảm bảo yêu cầu vẫn đạt điểm tối đa. Tổng điểm 10,0 *Lưu ý: Giáo viên chấm không cho điểm hình thức riêng. Nếu bài làm trình bày chưa khoa học, sai từ 5 lỗi chính tả trở lên có thể trừ từ 0,25 điểm đến 0,5 điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2