intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDTBTTH THCS NĂM HỌC 2023-2024 TRẦN PHÚ Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 Mức độ nhận thức Nội dung/đơ Kĩ n vị kĩ Nhận Thông Vận V. dụng TT cao năng năng biết hiểu dụng Tổng (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) 1 Đoạn văn 0 trong văn bản truyện ngoài Đọc SGK 4 1 1 Tỉ 6 lệ % đi ể m 30 10 10 50 Viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn 2 Viết thơ. 1* 1* 1* 1 1 Tỉ 10 20 10 10 50 lệ %
  2. đi ể m Tỉ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100 BẢNG ĐẶC TẢ Nội dung/Đơn vị TT Kĩ năng Mức độ đánh giá kiến thức 1. Đọc Đoạn văn trong Nhận biết: hiểu văn bản truyện - Nhận biết kiểu văn bản. ngoài sgk - Nhận biết cách lập luận. - Nhận biết phép liên kết trong câu văn. - Nhận biết thành phần biệt lập. Thông hiểu: - Giải thích vấn đề liên quan đến đoạn trích. Vận dụng: Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân từ vấn đề đặt ra trong đoạn trích. 2 Viết Viết bài văn nghị Nhận biết: luận về một bài - Nhận biết được yêu cầu đề ra. thơ, đoạn thơ. - Xác định được cách thức trình bày bài văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ. Thông hiểu: Hiểu được vấn đề nghị luận. Vận dụng: - Sắp xếp theo một trình tự hợp lý, liên kết chặt chẽ, … - Viết được bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
  3. Vận dụng cao: - Viết hoàn chỉnh bài văn nghị luận về đoạn thơ ,bài thơ. - Có sáng tạo trong diễn đạt Người duyệt đề Người ra đề Võ Thị Trinh Nguyễn Thị Đương Duyệt của Ban giám hiệu PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDTBTTH THCS NĂM HỌC 2023-2024 TRẦN PHÚ Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Phần I: ĐỌC HIỂU( 5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi người(1). Nó là người thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta(2). Lòng tự trọng giúp ta biết cách hành xử đúng mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác(3). Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng(4). Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẵn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau(5). Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình(6). Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học được cách yêu thương và tôn trọng người khác(7). (Goerge Matthew Adams - Không gì là không thể, Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr. 27) Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn trích trên được viết theo kiểu văn bản gì? Câu 2 (0.5 điểm) Đoạn trích sử dụng cách lập luận nào? Câu 3 ( 0.5 điểm) Câu (1) liên kết với câu (2) bằng phép liên kết nào? Câu 4 (1.0 điểm) Câu văn sau: Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học được cách yêu thương và tôn trọng người khác, sử dụng thành phần biệt lập gì?
  4. Câu 5 (1.0 điểm) Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ trở nên như thế nào? Câu 6 (1.0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến "Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình" không? Vì sao? Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta là con chim hót Ta làm ruột cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005). *******************HẾT***************** HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ II NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2023-2024 Phần I: ĐỌC HIỂU ( 5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Kiểu văn bản: Văn nghị luận 1.0 2 Cách lập luận: diễn dịch 0.5 3 Phép liên kết : Phép thế 0.5 4 Thành phần tình thái: Quả thật 1.0 5 HS có nhiều cách diễn đạt nhưng phải đảm bảo được nội dung sau: Mức 1: Nếu không có lòng tự trọng chúng ta sẽ trở nên thiếu khôn ngoan, không có đủ những hành động đúng mực, chuẩn xác, ta sẽ thiếu đi sự chủ động và can đảm trong cuộc sống. 1.0 Từ đó, ta khó mà yêu thương, tôn trọng những giá trị của chính bản thân mình cũng như người khác. Mức 2: Diễn đạt có ý nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng. 0,5 Mức 3: Trả lời sai hoặc không làm 0
  5. 6 Đồng ý/ không đồng ý hoặc có thể vừa đồng ý vừa không 0,25 đồng ý. Giải thích bằng nhiều luận cứ đúng đắn, xác đáng, có sức 0,75 thuyết phục, không vi phạm đạo đức và pháp luật. Nội dung Điểm Phần A. Yêu cầu chung: II. - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ mở bài, Tạo lập thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; kết bài văn khái quát được nội dung nghị luận. bản - Xác định đúng vấn đề nghị luận - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự 0,5 cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Diễn đạt lưu loát đúng chính tả, ngữ pháp, câu văn trôi chảy. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc. B. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: I. Mở bài - Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc 0.5 sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải - Trích dẫn 2 đoạn thơ: là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc. II. Thân bài: Cảm nhận về 2 đoạn thơ “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hót Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến”. 1.75 - Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”. - Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha. Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích. - Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm. - Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung.
  6. - Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. -> Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc”. - Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm: làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, 1.75 biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước. - Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. - Điệp từ: "Dù là" như nhấn mạnh ước nguyện cống hiến cho đời của tác giả là không kể thời gian, tạo âm điệu thơ sâu lắng, ý nghĩa. → Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. II. Kết bài - 2 đoạn thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước. - Với giọng trầm lắng có lúc nhộn nhịp, hối hả, bài thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn thể 0.5 hiện được sự mê say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả. * Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0.25 * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. Lưu ý: Tùy theo nội dung, cách trình bày của học sinh mà giáo viên chấm bài cần linh hoạt khi cho điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2