intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Núi Thành’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Núi Thành

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 NĂM HỌC: 2023-2024 Mức độ nhận Tổng Nội thức Kĩ dung/ TT Vận năng đơn vị Nhận Thông Vận dụng kĩ năng biết hiểu dụng cao (số câu) (số câu) (số câu) (số câu) 1 Đọc Văn bản 4 1 1 0 6 hiểu nghị luận Tỷ lệ % điểm 30 10 10 0 50 2 Làm Viết bài 1* 1* 1* 1 4 văn văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỷ lệ điểm các mức độ 40 30 20 10 100
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơn Mức độ TT Kĩ năng Thônghiể Vận dụn vị kiến đánh giá Nhận biết Vận Dụng u cao thức 1 Đọc Văn bản Nhận 4 1 1 hiểu nghị luận biết: ngoài SGK - Phương thức biểu đạt. - Nhận diện dấu hiệu hình thức dựa vào đoạn văn - Xác đinh kiểu câu theo cấu trúc. - Phép liên kết. Thông hiểu: - Hiểu nội dung của đoạn trích. Vận dụng: Trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích. * Dành cho cả HSKT làm mức độ nhận biết;
  3. khuyến khích HS làm các mức độ còn lại. 2. Viết bài Nhận 1* 1* 1* 1 TL* văn nghị biết: LÀM luận về Viết bài VĂN một đoạn văn nghị thơ, bài luận về thơ. một đoạn thơ, bài thơ. Thông hiểu: - Cách làm bài văn nghị luận về về một đoạn thơ, bài thơ theo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Vận dụng: - Vận dụng tốt cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Vận dụng cao: - Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo về đối tượng nghị luận. * Dành cho cả HSKT làm mức độ
  4. nhận biết; khuyến khích HS làm các mức độ còn lại. Tổng 5 2 2 1 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống trả càng yếu, sẽ càng sớm trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi. Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay. Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành đồng đội của tôi, của tác giả, của những người đang cố gắng để làm cho Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn.” (Theo Hoàng Thảo – Lời giới thiệu, Sống xanh không khó - Nam Kha, NXB Dân trí, 2020) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới những đối tượng nào? Câu 3 (1.0 điểm). Xét về cấu trúc, câu văn: “Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi.” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết kiểu câu đó.
  5. Câu 4 ( 1.0 điểm). Xét về mặt hình thức, các câu văn sau dùng phép liên kết nào? Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống trả càng yếu, sẽ càng sớm trở thành nạn nhân và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi. Câu 5 (1.0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích. Câu 6 (1,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến: Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay không ? Vì sao?   II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viễn Phương – Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, Tập hai. NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 58) ............ Hết ...............
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý ghi điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kĩ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm A. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: 0,5 Nghị luận. Câu 2 Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường 0.5 đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái
  7. Đất này. Lưu ý: Nếu hs chỉ trả lời : + Tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống ( 0,25đ) + Tác động tới tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. (0,25đ) - Câu ghép. Câu 3 - Dấu hiệu nhận biết: Có 2 0,5 cụm C-V không bao chứa 0,5 nhau. Các phép liên kết được sử 0,5 dụng 0,5 - Phép lặp: sinh vật, nạn nhân. - Phép nối: Rồi Câu 4 Lưu ý: HS chỉ được ra được phép liên kết, không chỉ được minh chứng ghi 0.25đ/ phép, nếu chỉ ra từ ngữ liên kết không chỉ ra được phép liên kết thì không ghi điểm. Nội dung chính của đoạn trích: Biến đổi khí hậu, 1.0 ô nhiểm môi trường ảnh hưởng tới sự sống trên Câu 5 Trái Đất(0.5đ) và mong muốn hành động của con người để môi trường tốt đẹp hơn.(0.5đ) Câu 6 Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau, song nội dung cần phải xuất 0.25 phát từ yêu cầu của đề bài. Sau đây là một số gợi ý: - Đồng tình 0.75 + Những việc làm của chúng ta ngày hôm nay sẽ gây tác động đến môi trường mà thế hệ sau chính là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hệ quả đó. + Nếu hôm nay chúng ta cùng nhau thay đổi để có môi trường xanh thì thế hệ tương lai của chúng ta sẽ
  8. được sống trong một cuộc sống trong lành, Trái đất trở thành một nơi tốt đẹp hơn và ngược lại. - Mức 1: Trình bày đầy đủ, 1.0 sâu sắc, hợp lí, thuyết phục. - Mức 2: Trình bày đầy đủ 0.75 nội dung nhưng chưa sâu sắc, tính thuyết phục chưa cao. - Mức 3: Trình bày được nội 0.5 dung phù hợp nhưng còn chung chung, sơ sài. - Mức 4: Trình bày được 1 0.25 khía cạnh của nội dung vấn đề. - Mức 5: Học sinh không trả 0.0 lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu của đề. *HSKT: Yêu cầu HS làm 4 câu phần nhận biết ; khuyến khích HS làm các câu thông hiểu, vận dụng. Câu 1: 2đ Câu 2: 2đ Câu 3: 2đ Câu 4: 2đ B. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng để viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở hiểu biết về đoạn thơ, học sinh trình bày cảm nhận về đoạn thơ ( hai khổ thơ cuối) trong bài thơ Viếng lăng Bác. - Sử dụng phù hợp các thao tác lập luận. - Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn nghị luận về một về đoạn thơ, bài thơ. 0.25 Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được
  9. vấn đề. b) Xác định đúng đối tượng nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ nêu trên đề bài. 0.25 c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng 0.5 cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và đoạn thơ. * Cảm nhận về đoạn thơ 3.0 - Khổ 1. - Khổ thơ là những suy cảm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Hình ảnh “vầng trăng”, “trời xanh” là một ẩn dụ về tầm vóc lớn lao, vẻ đẹp tâm hồn và sự bất tử của Bác. - Khổ thơ còn bày tỏ cảm xúc đau xót, tiếc thương của nhà thơ về sự ra đi của Bác. - Khổ 2. - Niềm xúc động chân thành, dạt dào khi phải rời xa Bác. - Ước nguyện của nhà thơ được “làm con chim hót quanh lăng Bác”, được làm “đóa hóa tỏa hương”, được làm “cây tre trung hiếu” bên lăng như là một khát vọng sống xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác. * Nghệ thuật: Lời thơ tự nhiên, giàu hình ảnh, nhạc tính; giọng thơ chân thành, tha thiết; các phép tu từ ẩn dụ, điệp ngữ làm gia tăng hiệu quả biểu đạt nội dung, cảm xúc. * Đánh giá chung: - Đoạn thơ là những xúc cảm chân thực của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. Qua đó, thể hiện niềm tôn kính và khát vọng sống xứng đáng với Bác. - Đoạn thơ còn có sức lan tỏa trong tâm hồn người đọc, người nghe bởi âm hưởng thiết tha, sâu lắng. 0.5 d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc 0.25 về vấn đề nghị luận. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. *HSKT; Yêu cầu HS làm mức độ nhận biết, khuyến khích HS làm các mức độ 0.25 còn lại, GV linh hoạt ghi điểm. ---- Hết ----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2