intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (Năm học 2023-2024) MÔN NGỮ VĂN 9 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số Lĩnh vực cao nội dung I. Đọc - Phương thức biểu đạt - Nội dung chính Rút ra thông hiểu Tiêu - Nhận biết phép liên kết của văn bản điệp từ văn chí lựa - Thành phần biệt lập - Hiểu chi tiết bản chọn ngữ trong ngữ liệu liệu: Đoạn văn bản - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn II. Tạo lập nghị luận về Nghị luận đoạn thơ về thơ - Số câu 1* 1* 1* 1* 1 - Số điểm 1.0 2.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 10% 20% 10% 10% 50% Tổng số 7 Số điểm 4.0 3.0 2.0 1.0 10.0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  2. BẢNG MÔ TẢ CHO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 9 Chủ đề Nội dung Văn bản nghị Phần văn bản Nhận biết: phương thức biểu đạt luận Thông hiểu: nội dung văn bản Vận dụng thấp: Rút ra thông điệp Phần tiếng Việt Nhận biết: Thành phần biệt lập và phép liên kết Văn nghị Phần tập làm văn Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn luận về thơ nghị luận về một đoạn thơ. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận về một đọa thơ theo một trình tự hợp lí có kết hợp bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt.
  3. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 NGUYỄN THÀNH HÃN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 ĐIỂM) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi QUI LUẬT HẠT GIỐNG Bạn hãy thử nhìn cây táo trong vườn. Chắc phải có đến 500 quả táo ở trên đó. Và nếu tính cả vườn táo thì số hạt phải hơn gấp nhiều lần thế nữa. Hạt táo là công cụ để mở rộng và tiếp diễn sự tồn tại cho loài táo. Chúng ta có thể sẽ thắc mắc tại sao lại cần phải có nhiều hạt đến thế? Bởi tự nhiên biết rằng không phải tất cả các hạt táo đều thành mầm và không phải tất cả đều lớn lên thành cây. Bởi chúng còn chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, với kẻ thù và rất nhiều khó khăn nữa. Tự nhiên là thế và con người cũng không khác gì nhiều. Nếu thật sự muốn làm một điều gì có ý nghĩa bạn phải thử rất nhiều lần, thậm chí phải vượt qua thất bại thì mới đạt được thành công. Điều này có nghĩa là: - Bạn phải tham dự 10, 20 cuộc phỏng vấn may ra mới có được công việc tàm tạm. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và đừng bỏ lỡ cơ hội dù là nhỏ nhất. (…) Khi hiểu được “Qui luật của hạt giống”, chúng ta sẽ không cảm thấy thất vọng, bế tắc khi phải đối mặt với những thất bại. Hãy học cách kiên nhẫn và chai lì với những thất bại trên đường dài tìm kiếm những thành công. Những người thành đạt thường phải trải qua rất nhiều thất bại. Nhưng vấn đề là họ đã bỏ công sức gieo trồng để có nhiều hạt hơn những người bình thường. ( Sống đẹp- Xitrum.net) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm) 2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu: “Chắc phải có đến 500 quả táo ở trên đó.” ( 0,75 điểm)
  4. 3. Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: ( 1,0 điểm) Những người thành đạt thường phải trải qua rất nhiều thất bại. Nhưng vấn đề là họ đã bỏ công sức gieo trồng để có nhiều hạt hơn những người bình thường. 4. Theo văn bản thì người thành đạt khác người bình thường ở chỗ nào? (0,75 điểm) 5. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1,0 điểm) 6. Từ văn bản trên, em rút ra được thông điệp gì ? (1,0 điểm) II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5 ĐIỂM) Viết bài văn phân tích đoạn thơ sau: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.” (Nói với con- Y Phương) - Hết-
  5. TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NGUYỄN THÀNH HÃN MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2023 - 2024 (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ tính đến 0,25 đ. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 0,5 2 -Thành phần tình thái: 0,5 - Chắc 0,25 3 HS ghi được 2 phép liên kết: 1,0 - Phép nối: Nhưng - Phép thế: họ thay thế cho những người thành đạt ( nếu chỉ được 1 phép thì ghi 0,5 điểm) 4 Những người thành đạt thường phải trải qua nhiều thất bại. Nhưng vấn đề là họ 0,75 đã bỏ công sức để gặt hái được nhiều thành công hơn những người bình thường 5 HS nêu được nội dung chính: Nếu thật sự muốn làm được điều gì có ý nghĩa, 1,0 con người phải thử rất nhiều lần, thậm chí phải vượt qua thất bại thì mới đạt được thành công. 6 HS rút ra được thông điệp - Hãy kiên nhẫn chờ đợi và đừng bỏ lỡ những cơ hội dù là nhỏ nhất. - Không thất vọng, nản chí khi phải đối mặt với những thất bại. - Học cách kiên nhẫn và tôi luyện trước những thất bại trên đường dài tìm kiếm những thành công. -...
  6. - Mức 1: Học sinh nêu được thông điệp hợp lí, rõ ràng, sâu sắc 1,0 - Mức 2: Học sinh nêu được thông điệp nhưng chưa sâu sắc, diễn đạt chưa thật 0,5 rõ. - Mức 3: Trả lời nhưng không chính xác, không liên quan đến câu hỏi, hoặc trả 0,0 lời không phù hợp với yêu cầu của đề. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về đoạn thơ - Nắm phương pháp làm bài nghị luận về một đoạn thơ - Bài viết phải có bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu cụ thể 5,0 a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết giới thiệu vấn 0,5 đề nghị luận; Phần thân bài: phân tích nội dung và nghệ thật của đoạn thơ; Phần kết bài: đánh giá lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: khổ thơ đầu bài thơ “Nói với con” 0,5 c) Triển khai hợp lí nội dung trình tự bài văn nghị luận theo các định hướng sau: Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận Thân bài: Nói với con về tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương: - Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng,tạo được âm điệu vui tươi, quấn quýt : “Chân phải- chân trái, một bước- hai bước; tiếng nói-tiếng cười”. -> Con lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đỡ, vỗ về của cha mẹ. - “đan/ cài/ ken” -> tình cảm gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào, quê hương. - Nhân hóa hình ảnh “rừng” và “con đường” -> quê hương nghĩa tình, tươi đẹp đã che chở, nuôi dưỡng tâm hồn, lối sống mỗi người. - Nhắc nhở con nhớ về cội nguồn sinh dưỡng của mình. Kết bài: Đánh giá khái quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ 3. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, trôi chảy, lôi cuốn, hấp dẫn. 0.5 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 - Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2