
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế Thuận
lượt xem 2
download

‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế Thuận’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế Thuận
- UBND HUYỆN QUẾ SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS QUẾ THUẬN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Mức độ Tổng TT Nội nhận % điểm dung/đơn thức Kĩ năng vị kĩ năng1 Nhận biết Thông Vận dụng V. dụng hiểu cao Đoạn trích văn bản Đọc hiểu truyện. 1 Số câu 4 1 1 0 6 Tỉ lệ % 30% 10% 10% 0% 50% điểm Viết bài văn nghị Viết luận về đoạn thơ hoặc bài thơ. 2 Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10% 20% 10% 10% 50% điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70% 30% 100% Quế Thuận, ngày 22 tháng 4 năm 2024 Phó hiệu trưởng GIÁO VIÊN RA ĐỀ Thái Văn Nam Khương Thị Thùy Dương 1
- UBND HUYỆN QUẾ SƠN BẢNG ĐẶC TẢ TRƯỜNG THCS QUẾ THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Nội dung/ Đơn TT Kĩ năng Mức độ đánh giá vị kiến thức 1 Đọc Đoạn trích Nhận biết: hiểu truyện. - Nhận biết phương thức biểu đạt - Nhận biết liên kết hình thức. - Nhận biết các kiểu câu chia theo cấu tạo. - Nhận biết thành phần câu và nêu tác dụng của chúng trong câu. Thông hiểu: - Hiểu và trình bày được đặc điểm nhân vật trong đoạn trích. Vận dụng: - Trình bày được cách nghĩ của cá nhân gợi ra từ đoạn trích. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: nghị luận về tác - Nhận biết được kiểu bài văn nghị luận về tác phẩm phẩm truyện truyện hoặc đoạn trích. hoặc đoạn trích. - Nhận biết bố cục, luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn nghị luận văn học. Thông hiểu: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học có bố cục hoàn chỉnh. - Biết xây dựng luận đề, triển khai luận đề thành các luận điểm, biết khai thác luận cứ hợp lý, thuyết phục. - Biết cách lập luận tạo sức thuyết phục trong bài văn nghị luận văn học để làm rõ đặc điểm nhân vật. - Biết sắp xếp các luận điểm hợp lý nhằm làm rõ cảm nhận của cá nhân về tác phẩm truyện. Vận dụng: - Có khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu và liên kết đoạn. - Tạo được tính tiêu biểu, thuyết phục và cảm xúc cho bài viết.
- Vận dụng cao: - Viết bài văn nghị luận văn học sinh động, lôi cuốn, có cách lập luận hợp lý, trình bày rõ ràng, thuyết phục và có tính văn chương. - Bài văn có sự cảm nhận sâu sắc, thể hiện sự am hiểu về tác phẩm truyện. - Văn phong sắc sảo, diễn đạt lôi cuốn, thuyết phục. UBND HUYỆN QUẾ SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS QUẾ THUẬN Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Tôi đứng nghiêm, nén thở nghe tim đập rộn rã trong lồng ngực bé nhỏ của mình đang ưỡn tới. Tất cả chung quanh tôi như chìm vào trong ánh sáng đỏ của ngọn lửa cháy rừng rực. Chỉ còn nghe tiếng củi nổ lép bép, và xa lắm tiếng sóng trùng dương dào dạt xô bờ vọng qua những khu rừng rậm. Dòng sông Cửa Lớn ầm ầm cuộn sóng và rừng đêm cựa mình nhổm dậy khi nghe tiếng nức nở bật lên. Không biết có phải là hồn dân tộc đang hiện về trong lá cờ ám khói lửa đạn chiến trường và trong đôi mắt Bác Hồ đăm đăm nhìn đàn con đang tập họp trên mảnh đất xa xôi cuối cùng của Tổ quốc đây chăng? Tôi đưa cánh tay lên chùi nước mắt, hình ảnh đồng bào hướng về lá quốc kì và bức chân dung Hồ Chủ tịch loà nhoà trước mắt tôi. Những giọt lệ tủi thân đôi chút, nhưng xiết bao ấm áp sướng vui của đàn con khi gặp lại Mẹ yêu vời vợi cách xa, làm cho bóng người vây quanh ngọn lửa như bé lại, mềm đi trong giây phút và sau đó tức khắc vụt cao lớn lên và cứng rắn hẳn ra. Giữa lúc mọi người đang đứng trầm ngâm yên lặng, bỗng tía tôi dặng hắng một tiếng lớn. Tôi khẽ liếc mắt nhìn ông. Bàn tay tía nuôi tôi đang run run vuốt lại nếp áo, và đôi mắt ông cũng vừa liếc nhìn sang tôi. Vụt một cái, ông đã bước ra giữa sân cỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên, hướng mắt nhìn theo tía tôi. Ông như không biết có mọi người chung quanh, đường hoàng bước đến trước bàn thờ Tổ quốc đứng nghiêm người, chắp tay cúi đầu xá ba xá. Ông lại dặng hắng một tiếng lớn, ngước lên nói to: - Kính thưa ban chỉ huy cùng tất cả bà con đồng bào! Tôi là Nguyễn Văn Hai, năm nay sáu mươi mốt tuổi … tuy quê mùa dốt nát, nhưng cũng mạo muội xin phép được bày tỏ chút ý kiến mọn …
- “Trời ơi, ông già mình làm gì vậy kìa?” Tôi cảm thấy hơi bực mình và lo lắng nhìn theo tía nuôi tôi … Ông uỷ viên quân sự thay mặt huyện uỷ đến dự lễ tuyên thệ, các ông uỷ ban xã và thầy giáo Bảy đều sửa bộ nghiêm trang, cùng quay về phía tía nuôi tôi. Còn chú Huỳnh Tấn, trung đội trưởng chỉ huy đơn vị đang đứng bên đội hình trung đội dàn ngang, cũng giật mình vội vã chạy ra đứng nghiêm trước mặt tía nuôi tôi. - Cháu Nguyễn Văn An năm nay mười lăm tuổi, được vinh dự đứng dưới cờ hôm nay… Tuy nó là con nuôi tôi… - Tía nuôi tôi vừa nói vừa ngập ngừng đưa tay trỏ vào tôi. “Trời đất quỷ thần ơi, ông già mình hồi chiều đưa mình đến đơn vị, ổng có uống chén rượu nào đâu! Ổng ngẫu hứng kiểu gì lạ vậy? Có ai tra khảo đâu mà ổng khai ra chuyện con đẻ con nuôi làm chi hỡi trời?” Tôi tự nghĩ như vậy. Tía nuôi tôi vừa trỏ vào tôi vừa nhìn vào mắt tôi một cách rất tự hào. Rõ ràng đôi mắt ông như muốn hỏi: “Sao, tía mở đầu như vậy con nghe có được không?” Tôi đứng nghiêm người không nhúc nhích. Bộ quần áo bà ba đen má nuôi tôi vừa khâu cho tôi lại rộng quá khổ, cứ lùng nhà lùng nhùng, làm tôi càng thẹn thùng khó chịu…” (Đoàn Giỏi, Lên đường chiến đấu, trích Đất rừng phương Nam NXB Kim Đồng, 2023, Trang 292- 294) Câu 1 (0,5). Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2 (0,5). Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu sau: “Cháu Nguyễn Văn An năm nay mười lăm tuổi, được vinh dự đứng dưới cờ hôm nay… Tuy nó là con nuôi tôi…” Câu 3 (1.0). Xét về mặt cấu tạo, các câu sau đây thuộc kiểu câu gì? - “Tôi khẽ liếc mắt nhìn ông.” - “Bàn tay tía nuôi tôi đang run run vuốt lại nếp áo, và đôi mắt ông cũng vừa liếc nhìn sang tôi.” Câu 4 (1.0). Gọi tên và nêu tác dụng của các thành phần câu được in đậm trong hai câu sau: - “Trời ơi, ông già mình làm gì vậy kìa?” - “Vụt một cái, ông đã bước ra giữa sân cỏ.” Câu 5 (1,0). Nhân vật tôi trong đoạn trích có những phẩm chất nào đáng quý? Câu 6 (1,0). Qua đoạn trích, em có suy nghĩ gì về tình cảm của nhân dân ta trong kháng chiến? II. VIẾT (5 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 56) ………………… Hết …………………..
- UBND HUYỆN QUẾ SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS QUẾ THUẬN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN 9 Phần Câu Tiêu chí đánh giá Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 1 Phương thức biểu đạt: tự sự 0,5 2 Phép liên kết được sử dụng: - Phép thế: nó (câu 2) thế “cháu Nguyễn Văn An (câu 1) 0,25 -Phép nối: tuy nối câu 1 với câu 2 0,25 3 Xét về mặt cấu tạo, các câu thuộc kiểu - “Tôi khẽ liếc mắt nhìn ông.”: câu đơn 0,5 - “Bàn tay tía nuôi tôi đang run run vuốt lại nếp áo, và đôi mắt ông cũng vừa liếc nhìn sang tôi.”: câu ghép 0,5 4 Thành phần in đậm trong câu và tác dụng: - “Trời ơi, ông già mình làm gì vậy kìa?”: thành phần biệt lập (cảm thán), tác dụng: biểu đạt thái độ ngạc nhiên của người nói đối với sự 0,5 việc đang diễn ra. - “Vụt một cái, ông đã bước ra giữa sân cỏ.”: trạng ngữ, tác dụng: bổ sung cho câu về mặt cách thức. 0,5 5 - Nhân vật tôi trong đoạn trích có những phẩm chất nổi bật: 1,0 + Tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng, lòng tôn kính với lãnh tụ, với Bác Hồ. + Tình yêu thương dành cho người thân trong gia đình. 6 Suy nghĩ về tình cảm của nhân dân ta trong kháng chiến: - HS đưa ra ý kiến thể hiện rõ suy nghĩ của bản thân - Giải thích hợp lí, thuyết phục Gợi ý: + Nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần yêu nước trong kháng chiến, 1,0 một lòng hướng về Tổ quốc và sẵn sàng hi sinh để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc. + Dân ta luôn đoàn kết, cưu mang, chia sẻ nhau trong gian khổ đặc biệt trong kháng chiến tinh thần ấy càng biểu hiện rõ ràng hơn. + Những con người chất phác, hồn hậu nhưng tinh thần và tấm lòng cao đẹp dành cho kháng chiến, cho cụ Hồ thật đáng ngưỡng mộ. …. - Mức 1 (1,0 điểm): học sinh nêu được ý kiến và có hai lí giải hợp lí;
- trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chặt chẽ. - Mức 2 (0,5 điểm): học sinh nêu được ý kiến và có một lí giải hợp lí - Mức 3 (0,25 điểm): học sinh đưa ra ý kiến, không có lí giải. - Mức 4 (0,0 điểm): học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan. II VIẾT 5,0 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản nghị luận đoạn thơ hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Biết vận dụng kĩ năng nghị luận về đoạn thơ (bài thơ), sử dụng tốt 0,5 các thao tác lập luận, biết xây dựng luận điểm, khai thác luận cứ để làm rõ vấn đề. b) Yêu cầu về nội dung: Bài văn nghị luận thể hiện rõ cảm nhận của người viết về đoạn thơ bằng hệ thống luận điểm, luận cứ có tính thuyết phục, lập luận hợp lý. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý: 0,25 Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận của em về khổ thơ 4,5 trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” 0,25 c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác 3,0 nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: + Thanh Hải là một nhà thơ hiện đại, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. + “Mùa xuân nho nhỏ” là tác phẩm được viết vào những ngày cuối đời của ông, thể hiện khát vọng được hiến dâng cho đời. Thân bài - Khái quát khổ 4 5: Hai khổ thơ thể hiện ước vọng được hòa nhập vào cộng đồng, được hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Khái quát bài thơ - Hoàn cảnh sáng tác: tác giả sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” khi đang nằm trên giường bệnh. Lúc này, đất nước đã được thống nhất và đang bước vào giai đoạn xây dựng cuộc sống mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. - Nội dung cả bài: bài thơ là tiếng lòng, là những lời tâm sự và là mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân của đất nước. Phân tích khổ 4 - Nội dung chính của khổ 4: khát vọng được hòa nhập, được mang đến niềm vui cho đời: * Khổ thơ sử dụng phép điệp từ với từ “ta làm” cùng nhịp thơ nhanh, dồn dập biểu đạt khát vọng mãnh liệt được cống hiến của thi
- nhân. + Làm con chim hót: góp tiếng hót, âm thanh tươi mới, hân hoan cho đời. + Làm một cành hoa: góp hương thơm, sắc thắm cho đời, điểm tô cho cuộc sống. * Đó là những ước mơ vô cùng nhỏ bé, đơn sơ, tô điểm cho mùa xuân của đất nước. + Một nốt trầm: một âm trầm, không ồn ào, không nổi bật, không cao điệu, chỉ âm thầm lặng lẽ nhập vào khúc ca đón mừng xuân về của nhân dân. - Tác giả sử dụng đại từ “ta” chính là muốn nói đây không phải chỉ là tâm niệm riêng của ông, mà nó còn là khát vọng chung của một dân tộc. Khổ thơ 4 đã thể hiện rõ nét khát vọng được nhập vào cuộc đời, được cống hiến một phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, nguyện vì sự phồn vinh của dân tộc mà hi sinh mình. Đây chính là tâm niệm cao đẹp, đáng quý của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã sống trọn nhịp thở với đất nước, với quê hương. Phân tích khổ 5 - Nội dung chính của khổ 5: ước nguyện được cống hiến chân thành, tha thiết, không kể tuổi tác. - “Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người, thể hiện cho mỗi một sự cống hiến thầm lặng. Tác giả muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình để điểm tô cho mùa xuân vĩ đại của đất nước. - Tác giả đã sử dụng các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ”, đây là một cách nói khiêm tốn và chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi luôn muốn góp vào lợi ích chung của dân tộc. Tác giả có một cách sống thật đẹp, đó là một lẽ sống cống hiến khiêm tốn, lặng lẽ, âm thầm, không mong cầu được tôn vinh. - Điệp ngữ “dù là” thể hiện thái độ tự tin, cứng cỏi trước mọi khó khăn của cuộc đời. - “Tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”: sự cống hiến âm thầm bất kể tuổi tác, bất kể thời gian, bất kể khi còn hăng hái hay đã sắp cạn sức lực, vẫn muốn đóng góp mọi thứ của mình cho sự nghiệp chung. Đây chính là lời tự nhủ bản thân phải kiên trì, phải quật cường dẫu cho thời gian có thể cướp đi sức trẻ của con người, để có thể mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn của quê hương. Tác giả đã vượt lên cả bệnh tật, tuổi già bằng một niềm yêu đời tha thiết, mãnh liệt để luôn hướng mình đến lối sống có ích cho đời. Đó là một ý thức cao đẹp, ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước, là một khát vọng sống mãnh liệt để mãi được cống hiến, là một ý thức bất diệt trong tâm hồn của tác giả. Kết bài: Khái quát lại nội dung khổ 4 5 trong bài thơ và nêu cảm nhận của bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp. 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn thuyết phục, sáng tạo trong 0,5 cách sử dụng ngôn ngữ và cách dùng từ. Lưu ý: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau. Vì vậy giáo viên cần linh hoạt đánh giá và ghi điểm theo thực tế bài làm của HS.
- *Học sinh khuyết tật trí não: I. Phần đọc hiểu: trả lời được các câu 1,2,3 và 4 là đạt yêu cầu. II. Phần viết: biết viết đoạn văn mở bài, giới thiệu vấn đề nghị luận là đạt yêu cầu.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p |
867 |
21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p |
719 |
19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p |
928 |
17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p |
703 |
13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p |
1388 |
12
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p |
715 |
10
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p |
1087 |
9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p |
466 |
4
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p |
484 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
677 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p |
562 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p |
509 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p |
467 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p |
486 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p |
424 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH&THCS Tú Thịnh
6 p |
347 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
652 |
1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p |
527 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
