intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Tân Túc

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Tân Túc” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Tân Túc

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2020 – 2021 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT TÂN TÚC Môn: Sinh học; Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra có 03 trang) Họ và tên học sinh:.................................................Lớp: .................Mã số:………….. Mã đề thi 555 I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1: Cho các kiểu phân bố các cá thể trong quần thể gồm: 1. Các cây thông trong rừng thông 2. Đàn bò rừng 3. Các loài cây gỗ sống trong rừng Các kiểu phân bố nói trên theo thứ tự là: A. Phân bố ngẫu nhiên, phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều. B. Phân bố đồng đều, phân bố theo nhóm, phân bố ngẫu nhiên. C. Phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên, phân bố theo nhóm. Câu 2: Động vật nguyên sinh (trùng roi xanh) sống trong ruột mối là một ví dụ minh họa cho quan hệ A. cộng sinh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. kí sinh. Câu 3: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Tảo → chim bói cá → cá → giáp xác. B. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá. C. Tảo → giáp xác → chim bói cá → cá. D. Giáp xác → tảo → chim bói cá → cá. Câu 4: Hệ sinh thái có năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế. Đây là kiểu hệ sinh thái A. nông nghiệp. B. thành phố. C. rừng mưa nhiệt đới. D. biển. Câu 5: Môi trường sống của loài giun đũa ký sinh là gì? A. Môi trường đất. B. Môi trường sinh vật. C. Môi trường trên cạn. D. Môi trường nước. Câu 6: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ: A. Cạnh tranh. B. Không có mối quan hệ nào. C. Hỗ trợ hoặc cạnh tranh. D. Hỗ trợ. Câu 7: Giới hạn sinh thái là A. giới hạn phát triểm kích thước cơ thể của sinh vật. B. khả năng thích ứng của sinh vật với những biến đổi có tính chu kì của môi trường sống. C. khả năng thích ứng của môi trường đối với biến đổi của sinh vật. D. khoảng giá trị xác định về 1 nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian. Câu 8: Đặc trưng nào sau đây là của quần thể đóng vai trò quan trọng nhất? A. Kiểu tăng trưởng. B. Kiểu phân bố C. Mật độ. D. Tỷ lệ đực - cái Câu 9: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật đóng vai trò phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại môi trường là A. động vật ăn thực vật. B. thực vật. C. vi khuẩn hoại sinh và nấm. D. động vật ăn thịt. Trang 1/3 - Mã đề thi 555
  2. Câu 10: Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hoá có vai trò A. chuyển hóa N2 thành NH4+ B. chuyển hóa NH4+ thành NO3-. C. chuyển hóa NO3- thành NH4+ D. chuyển hóa NO2- thành NO3- Câu 11: Quần thể sẽ bị diệt vong khi mất đi một số nhóm trong các nhóm tuổi là: A. trước sinh sản và đang sinh sản. B. đang sinh sản và sau sinh sản. C. đang trong độ tuổi sinh sản. D. trước sinh sản và sau sinh sản. Câu 12: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. B. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. C. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. D. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng. Câu 13: Hầu hết cây nhiệt đới ngừng quang hợp khi t0 dưới 00C và trên 400C. Khoảng t0 tốt nhất cho cây quang hợp từ A. 150C đến 250C. B. 200C đến 300C. 0 0 C. 10 C đến 20 C. D. 200C đến 250C. Câu 14: Chu trình Sinh – Địa – Hóa có vai trò là A. duy trì mối quan hệ dinh dưỡng giữa các lòai. B. đảm bảo sự cân bằng sinh thái. C. đảm bảo tính khép kín và bền vững của các hệ sinh thái. D. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển. Câu 15: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cá con cá chép sống ở Hồ Tây. B. Tập hợp các cây thông trên 1 đồi thông Đà Lạt. C. Các cá thể kiến ở 1 tổ kiến sống dưới chân đê. D. Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ Câu 16: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. dinh dưỡng. D. sinh sản. Câu 17: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là A. tất cả các loài đều bị hại. B. không có loài nào có lợi. C. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. D. ít nhất có một loài bị hại. Câu 18: Hiệu suất sinh thái là A. tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. B. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp. C. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng. D. hiệu số sinh khối trung bình của 2 bậc dinh dưỡng liên tiếp. Câu 19: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động A. theo chu kì nhiều năm. B. không theo chu kì. C. theo chu kì tuần trăng. D. theo chu kì mùa. Câu 20: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất? A. Cây xanh. B. Nấm. C. Động vật ăn thực vật. D. Động vật ăn thịt. Trang 2/3 - Mã đề thi 555
  3. Câu 21: Loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc số lượng nhiều hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã gọi là loài A. chủ chốt. B. ngẫu nhiên. C. thứ yếu. D. đặc trưng. Câu 22: Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là A. sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. sinh vật tiêu thụ bậc 3. D. sinh vật sản xuất. Câu 23: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. Câu 24: Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên ? A. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn. B. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh. C. Tự vệ tốt hơn. D. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. II. TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1. Nêu 1 ví dụ mối quan hệ hỗ trợ và 1 ví dụ mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể. (1,0 điểm) Câu 2. Cho các thông tin sau, em hãy nối cột A và B sao cho nội dung hợp lý. (2,0 điểm) Cột A Cột B 1- Phân bố theo nhóm trong quần thể A – Môi trường sống đồng nhất, các cá thể sống riêng lẻ. 2 - Phân bố đồng đều trong quần thể B - Môi trường sống đồng nhất, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể cùng loài. 3 - Phân bố ngẫu nhiên trong quần thể C - Môi trường sống không đồng nhất, các cá thể cùng loài sống theo bầy. 4 - Quan hệ cộng sinh D - Tất cả các loài đều có lợi. 5 - Quan hệ hợp tác E - Gắn bó chặt chẽ. 6 - Quan hệ hội sinh G - Gắn bó không chặt chẽ. H - Một bên có lợi, bên kia không lợi cũng không bị hại gì. Câu 3: Biết năng lượng mặt trời chiếu xuống một hệ sinh thái là 9.109 kcal. Năng lượng của sinh vật sản xuất là 45.108 kcal. Năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 45.107 kcal. Biết hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 20%. Xác định: a) Hiệu suất quang hợp của sinh vật sản xuất? (0,5 điểm) b) Năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 2? (0,5 điểm) ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi 555
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0