intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS&THPT Vĩnh Thạnh, Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS&THPT Vĩnh Thạnh, Bình Định" được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS&THPT Vĩnh Thạnh, Bình Định

  1. Trang 1 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT Lớp 12 THPT – Năm học: 2023 – 2024 VĨNH THẠNH Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Ngày kiểm tra: – 4 – 2024 Điểm Nhận xét của giáo viên Số phách I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 Điểm) Câu 1. Có các loại môi trường phổ biến là? A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong. C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài. D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn. Câu 2: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ A. hỗ trợ B. cạnh tranh C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh D. không có mối quan hệ Câu 3: Mật độ của quần thể là? A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó. B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể. C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể. D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể Câu 4: Chuồn chuồn, ve sầu,… có số lượng nhiều vào các tháng mùa xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông. Đây là dạng biến động số lượng nào? A. không theo chu kì B. theo chu kì ngày đem C. theo chu kì tháng D. theo chu kì mùa Câu 5: Quần xã sinh vật là: A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau. C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Câu 6: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác loài kìm hãm là hiện tượng A. cạnh tranh giữa các loài B. khống chế sinh học C. cạnh tranh cùng loài D. đấu tranh sinh tồn Câu 7: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện A. độ nhiều B. độ đa dạng C. độ thường gặp D. sự phổ biến Câu 8: Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hóa vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là
  2. Trang 2 A. hệ sinh thái biển B. hệ sinh thái nông nghiệp C. hệ sinh thái thành phố D. hệ sinh thái tự nhiên Câu 9: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ A. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải B. dinh dưỡng C. động vật ăn thịt và con mồi D. giữa thực vật với động vật Câu 10: Chu trình sinh địa hóa là A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên B. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã C. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua lưới thức ăn D. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất Câu 11: Các sông, suối, hồ, đầm thuộc loại khu sinh học nào sau đây? A. các khu sinh học trên cạn B. khu sinh học nước ngọt C. khu sinh học nước mặn D. cả B và C Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. B. Năng lượng đực truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền 1 chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường Câu 13: Nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (Tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu): A. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước. B. Dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên sinh vật. C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước. D. Tài nguyên sinh vật, khí đốt. Câu 14: Trình bày khái niệm về diễn thế sinh thái: A. biến đổi tuần tự từ quần xã này đến quần xã khác B. thay thế liên tục từ quần xã này đến quần xã khác C. phát triển của quần xã sinh vật D. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường Câu 15: Có những dạng tháp sinh thái nào? A. Tháp số lượng và tháp sinh khối B. Tháp sinh khối và tháp năng lượng C. Tháp năng lượng và tháp số lượng D. Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng Câu 16: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm: A.sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải B.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải C.sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải D.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải Câu 17: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể? A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể Câu 18: Xét các yếu tố sau đây? I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể. III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.
  3. Trang 3 IV: Sự tăng, giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là: A. I và II. B. I, II và III. C. I, II và IV. D. I, II, III và IV. Câu 19: Xét các yếu tố sau đây: I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể trong quần thể . III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường. IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. V. Thay đổi kiểu gen của quần thể. Yếu tốít ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là: A. I và II. B. I, II và III. C. I, II , III và IV. D. V. Câu 20: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp. A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Kí sinh. D. Vật ăn thịt – con mồi. Câu 21: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong quần xã sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. B. Sự phân tầng trong quần xã sẽ làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường làm tăng cạnh tranh khác loài. C. Sự phân bố không đều của các nhân tố vô sinh là nguyên nhân chính dẫn tới sự phân tầng trong quần xã. D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có tính phân tầng mạnh mẻ hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Câu 22: Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: Năng lượng mặt trời là nguồn sơ cấp, số loài hạn chế và thường xuyên được bổ sung vật chất? A. Hệ sinh thái nông nghiệp B. Hệ sinh thái biển C. Dòng sông đoạn hạ lưu D. Rừng mưa nhiệt đới Câu 23: Giả sử có 1 mạng lưới dinh dưỡng như sau: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Cào cào là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn B. Cá rô được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2 C. Nếu cào cào bị tiêu diệt thì ếch và cá rô có nguy cơ bị chết D. Đại bang là bậc dinh dưỡng cấp 5 Câu 24: Chỉ ra mắt xích chung trong lưới thức ăn sau: Cỏ châu chấu gà rắn Sâu ếch sinh vật phân giải Thỏ hổ A. Hổ, gà , rắn. B. Thỏ, sâu, rắn. C. Hổ, rắn, thỏ. D. Ếch , rắn, châu chấu.
  4. Trang 4 Câu 25: Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào? A. hô hấp của sinh vật B. quang hợp của cây xanh C. phân giải chất hữu cơ D. khuếch tán Câu 26: Sự khác biệt rõ rệt nhất về dòng năng lượng với dòng vật chất trong hệ sinh thái là: A. Các cơ thể sinh vật luôn luôn cần năng lượng, nhưng không phải lúc nào cũng cần chất dinh dưỡng B. Vật chất được sử dụng lại, còn năng lượng thì không C. Các cơ thể sinh vật luôn luôn cần chất dinh dưỡng, nhưng không phải lúc nào cũng cần năng lượng D. Tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối Câu 27: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào: A. đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu. B. đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu C. đặc điểm địa lí, khí hậu. D. đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu. Câu 28: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài? A. Do năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng. B. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp. D. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 Điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Phân tích sự thay đổi của điều kiện tự nhiên qua các giai đoạn trong diễn thế sau: Vùng đất trống, xuất hiện những cây cỏ đầu tiên Cỏ một lá mầm và hai lá mầm Cây bụi, dương xỉ, cỏ Cây nhỏ, cây bụi, cỏ Rừng cây gỗ lớn, nhiều tầng Câu 2 (1,0 điểm): Giải thích ưu và nhược điểm của tháp số lượng và tháp sinh khối. Câu 3 (0,5 điểm): Tại sao nói hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động: tự đào huyệt chôn mình của diễn thế sinh thái. Câu 4 (0,5 điểm): Giải thích được vì sao năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng nhỏ dần. Bài làm: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 Điểm) (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
  5. Trang 5 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đ.A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đ.A II. PHẦN TỰ LUẬN (3 Điểm) …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT VĨNH THẠNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II Lớp 12 THPT – Năm học: 2023 – 2024 Môn: Sinh học Ngày kiểm tra: – 4 – 2024 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 Điểm) (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đ.A A A D D D B B D B A B C A D Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
  6. Trang 6 Đ.A D A C D D A A A B A B B D D II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): -Giai đoạn đầu: (0,25 đ) Khí hậu khô nóng, đất không được che phủ nên dễ mất nước và xói mòn, khô và nghèo chất dinh dưỡng -Giai đoạn giữa: (0,5 đ) Mặt đất dần dần có TV che phủ nên tăng độ ẩm,xói mòn giảm dần,lượng chất dinh dưỡng trong đất tăng cao dần -Giai đoạn cuối: Độ ẩm của đất và không khí tăng cao,đất màu mỡ (0,25 đ) Câu 2 (1,0 điểm): - Tháp số lượng: (0,5 đ) + Ưu điểm: dễ xây dựng: + Nhược điểm: ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất, nên việc so sánh không chính xác. - Tháp sinh khối: (0,5 đ) + Ưu điểm: có giá trị cao hơn tháp số lượng. Do mỗi bậc dinh dưỡng đều được biểu thị bằng số lượng chất sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dinh dưỡng với nhau. + Nhược điểm:Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác nhau. Tháp sinh khối không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tích luỹ sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng Câu 3 (0,5 điểm): Hoạt động khai thác tài nguyên của con người không hợp lí như chặt cây, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm cá vùng ven biển một cách tuỳ tiện,... sẽ làm thay đổi điều kiện sống, dẫn tới suy thoái các quần xã sinh vật. Việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả: - Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học. - Thảm thực vật bị mất dần sẽ dần tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu.... và là nguyên nhân của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn.... - Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật,... => Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định. Tuy nhiên, con người khác với các sinh vật khác là có thể tự điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường sống cùa con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn.  Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ. Câu 4 (0,5 điểm): Bởi vì 90% năng lượng đều bị thất thoát qua hô hấp, chất thải của sinh vật, như vậy chỉ có 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn, vậy nên bậc dinh dưỡng càng cao thì năng lượng càng thấp.
  7. Trang 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2