intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Quyết Thắng, Đông Triều (Đề 3)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Quyết Thắng, Đông Triều (Đề 3)” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Quyết Thắng, Đông Triều (Đề 3)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ II LỚP 5 Năm học 2022-2023 Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, kĩ câu và năng số TN TN TN TN TN TL TL TL TL TL điểm KQ KQ KQ KQ KQ 1. Đọc hiểu văn Số câu 2 2 1 1 4 2 bản - Hiểu nội dung bài Câu - Nhận xét được số 1,2 3,5 4 10 nhân vật, biết liên hệ những điều học Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 2,0 được với bản thân Số 2. Kiến thức TV câu 2 1 1 3 1 - Từ láy, từ nhiều Câu nghĩa. số 6,7 8 9 - Thành phần câu - Tác dụng dấu Số phẩy điểm 1,0 1,0 1,0 2,0 1,0 Số câu 4 3 2 1 7 3 Tổng Câu 1,2, 3,5, số 4,9 10 6,7 8 Số 4, điểm 2,0 2,0 2,0 1,0 3,0 0
  2. PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II- LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG MÔN TIẾNG VIỆT NĂM HỌC: 2022-2023 Thời gian: 90 phút. (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ……………………………………………………. Lớp………… Trường: Tiểu học Quyết Thắng Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc Viết Chung A. KIỂM TRA VIẾT: (45 phút) I. Chính tả: Nghe - viết (15 phút) Bài viết: “ Tà áo dài Việt Nam” (Từ Áo dài phụ nữ …… đến chiếc áo dài tân thời.) Tiếng Việt 5 tập 2 trang 122.
  3. II. Tập làm văn: (35 phút) Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả cô giáo( thầy giáo) đã dạy dỗ em để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
  4. B. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: ( 35 phút) Chim họa mi hót Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi thêm êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. Theo - NGỌC GIAO Câu 1: Chim họa mi đứng hót ở đâu? A. Trong bụi tầm xuân ở vườn. B. Từ phương nào bay đến. C. Trên cây cao trong vườn. D. Ở vườn cây ăn quả. Câu 2: Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì? A. Tìm vài con sâu ăn lót dạ. B. Xù lông rũ hết những giọt sương. C. Hót vang lừng chào nắng sớm. D. Chuyền từ bụi nọ sang bụi kia. Câu 3: Chim họa mi đậu lại bụi tầm xuân trong khoảng thời gian nào? A.Từ buổi chiều đến đêm khi về khuya.
  5. B.Từ trưa hôm trước đến sáng hôm sau. C.Từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau. D.Từ lúc hoàng hôn đến sáng hôm sau. Câu 4: Viết lại câu văn trong bài miêu tả tiếng hót đặc biệt của chim họa mi? ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Câu 5: Cụm từ “ nhạc sĩ giang hồ” trong bài chỉ ai? A. Chỉ tác giả của bài văn. B. Chỉ con chim họa mi. C. Chỉ tất cả các loài chim. D. Chỉ người tạo ra bản nhạc. Câu 6: Dấu phẩy trong câu: “ Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trạng ngữ. C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 7: Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là: A. Chỉ có từ mắt mang nghĩa gốc. B. Chỉ có từ cổ mang nghĩa gốc. C. Chỉ có từ đầu mang nghĩa gốc. D. Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc. Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ? A. êm đềm, rộn rã, mờ mờ, cỏ cây, say sưa. B. êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, vừa vẩn. C. êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ. D. êm đềm, rộn rã, mờ mờ, xa gần, nhanh nhẹn. Câu 9: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: "Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm." Câu 10: Em thích nhất hình ảnh so sánh nào trong bài? Vì sao? ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... II. Đọc thành tiếng : 3 điểm Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn (khoảng 80- 90 tiếng) trong số các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 từ tuần 29 đến tuần 33 HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ II- LỚP 5 NĂM HỌC: 2022-2023
  6. A. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, chữ viết sạch đẹp.. ( 2 điểm) - Học sinh viết mắc từ 5 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 1 điểm. GV căn cứ vào bài viết của HS để trừ cho phù hợp. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (30 phút) * Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc; có nội dung đủ: miêu tả hình dáng, hoạt động và nêu được tình cảm với người được tả theo yêu cầu của đề bài: 3 điểm - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng có sức gợi tả, gợi cảm, không mắc lỗi chính tả: 2 điểm - Câu văn miêu tả có sử dụng các biện pháp nghệ thuật làm cho người được miêu tả sinh động hơn: 1điểm - Diễn đạt các ý rõ ràng trọn vẹn, có cảm xúc 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ: 1 điểm - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. B. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc hiểu: (7đ) Câu 1 2 3 5 6 7 8 Ý đúng A C C B D D C Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm Câu 4: ( 1đ) Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi thêm êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Câu 9:Rồi hôm sau,/ khi phương đông vừa vẩn bụi hồng,/ con hoạ mi ấy /lại hót vang lừng. TN TN CN VN Câu 10: (1đ) HS lựa chọn 1 trong các hình ảnh so sánh sau và giải thích:
  7. - Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi thêm êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. - Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. 2. Đọc thành tiếng (3 điểm) - HS đọc : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ) : 1 điểm - HS trả lời đúng một câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm. * Lưu ý: - Giáo viên cần chấm điểm linh hoạt. (Với những học sinh đọc chậm nhưng đọc đúng, trừ điểm tốc độ đọc, cho điểm phần đọc đúng). Tuỳ theo mức độ đánh giá điểm cho phù hợp. - Điểm của bài kiểm tra là điểm trung bình cộng của bài kiểm tra đọc và kiểm tra viết, được làm tròn theo nguyên tắc: + Từ 0,5 điểm trở lên mới làm tròn thành 1 điểm. Không cho điểm 0 và điểm thập phân.
  8. BÀI ĐỌC BỐC THĂM Đề 1: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108). Đọc đoạn: "Trên chiếc tàu thủy….băng cho bạn " Câu hỏi: Giu - li- ét - ta chăm sóc bạn như thế nào khi bạn bị thương? Trả lời: Giu - li- ét – ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma – ri – ô lau máu trên trán bạn và dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Đề 2: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112). Đọc đoạn: "Mẹ sắp sinh em bé…..Tức ghê! " Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? Trả lời: Thấy mẹ sinh em gái, dì Hạnh bảo: “ Lại một vịt trời nữa” và cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn. Đề 3: Tà áo dài Việt Nam ( TV5 - tập 2 - trang 122). Đọc đoạn: " Từ Phụ nữ Việt Nam…..gấp đôi vạt phải. " Câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa? Trả lời: Chiếc áo dài giúp cho người phụ nữ Việt Nam xưa tế nhị, kín đáo. Đề 4: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126). Đọc đoạn: " Một hôm….không biết giấy gì" Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? Trả lời: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn. Đề 5: Một vụ đắm tàu (TV5 - tập 2 - trang 108). Đọc đoạn: " Chiếc xuồng cuối cùng….Vĩnh biệt Ma-ri-ô " Câu hỏi: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma- ri –ô nói lên điều gì về cậu bé? Trả lời: Cậu bé là người cao thượng, dũng cảm hi sinh vì bạn. Đề 6: Con gái (TV5 - tập 2 - trang 112). Đọc đoạn: "Mẹ phải nghỉ ở nhà…..Thật hú vía! " Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? Trả lời: - Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. - Mơ cứu thằng Hoan lớp 3C khỏi chết đuối. Đề 7: Tà áo dài Việt Nam (TV5 - tập 2 - trang 122). Đọc đoạn: “Áo dài phụ nữ có hai loại…..thanh thoát hơn. " Câu hỏi: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam? Trả lời: Vì khi mặc áo dài, người phụ nữ Việt Nam trở nên đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
  9. Đề 8: Công việc đầu tiên ( TV5 - tập 2 - trang 126). Đọc đoạn: "Nhận công việc vinh dự ….chạy rầm rầm " Câu hỏi: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? Trả lời: Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá còn bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Đề 9: Út Vịnh (TV5 - tập 2 - trang 136 ). Đọc đoạn: " Nhà Út Vịnh ở ngay bên …không chơi dại như vậy nữa " Câu hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? Trả lời: Vịnh tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em do nhà trường phát động tích cực và Vịnh còn nhận công việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch hay chạy trên đường tàu thả diều và đã thuyết phục được Sơn. Đề 10: Lớp học trên đường (TV5 - tập 2 - trang 153). Đọc đoạn: "Cụ Vi - ta - li nhặt trên đường …mà thầy tôi đọc lên" Câu hỏi: Lớp học của Rê- mi có gì ngỗ nghĩnh? Trả lời: Lớp học thì ở trên đường. Học sinh là Rê- mi và chú chó Ca-pi. Đồ dùng học tập là những mảnh gỗ nhỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2