intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN VẬT LÝ - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 106 I. TRẮC NGHIỆM. (5 điểm) Câu 1: Cánh tay đòn của lực là A. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay. B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực. C. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật. D. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Máy có hiệu suất càng cao thì năng lượng hao phí càng nhiều. B. Máy có hiệu suất càng cao thì năng lượng hao phí càng ít. C. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1. D. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó cao. Câu 3: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, khối lượng tăng gấp đôi thì A. động năng tăng gấp đôi. B. động năng tăng gấp tám. C. Động năng tăng gấp sáu. D. động năng tăng gấp bốn. Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công cơ học A. Niutơn mét (N.m) B. kilôoát giờ (kWh) C. Niutơn trên mét (N/m) D. Jun (J) Câu 5: Công suất được xác định bằng A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. C. giá trị công thực hiện được. D. công thực hiện trong một đơn vị thời gian. Câu 6: Khi một vật rơi tự do thì đại lượng không đổi là A. động lượng của vật. B. cơ năng của vật. C. động năng của vật. D. thế năng của vật. Câu 7: Đơn vị của tốc độ góc là A. rad.s. B. rad/s. C. m/s2. D. m/s. Câu 8: Một tàu chạy trên sông theo đường thẳng kéo một xà lan chở hàng với một lực không đổi F = 5.103 N. Lực thực hiện một công A = 15.106 J thì xà lan dời chỗ theo phương của lực được quãng đường là A. 300 m. B. 3 km. C. 30 km. D. 30 m. Câu 9: Một công nhân dùng ròng rọc để kéo xô vữa khối lượng 20 kg lên độ cao 20 m trong 10 s. Coi chuyển động của xô vữa là chuyển động đều. Lấy g =10 m/s2. Công suất của người công nhân là A. 196 W. B. 98 W. C. 400 W. D. 3920 W. Câu 10: Động lượng là đại lượng véctơ A. cùng phương, ngược chiều với véctơ vận tốc. B. có phương vuông góc với véctơ vận tốc. C. cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc. D. có phương hợp với véctơ vận tốc một góc α bất kỳ. Câu 11: Một vật có khối lượng m đặt ở độ cao h so vơi mặt đất , thế năng có độ lớn tính bằng công thức A. B. C. D. Câu 12: Trọng lực tác dụng lên xe gắn máy thực hiện công phát động khi A. xe đang chuyển động lên dốc. B. xe đang đứng yên trên đường dốc. C. xe đang chuyển động trên đường nằm ngang. D. xe đang chuyển động xuống dốc. Trang 1/2 - Mã đề 106
  2. Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng nhất? A. Véc tơ động lượng của hệ được bảo toàn. B. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn. C. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn. D. Động lượng của hệ kín được bảo toàn. Câu 14: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của một mắt xích xe đạp. B. Chuyến động của đầu kim phút. C. Chuyển động của con lắc đồng hồ. D. Chuyển động của pittông trong động cơ đốt trong. Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng với quy tắc mô men lực? A. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều ngược lại. B. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải là một véctơ có giá đi qua trục quay. C. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải bằng hằng số. D. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải khác không. II. TỰ LUẬN. (5 điểm) Bài 1.(2 điểm) Xét hệ kín gồm 2 vật: vật thứ nhất có khối lượng m1 = 2 kg, đang chuyển động với vận tốc 5m/s đến va chạm với vật thứ 2 có m2 = 1 kg chuyển động ngược chiều với vật 1 trên một đường thẳng với vận tốc 4 m/s .( chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật thứ nhất ) a. Tính độ lớn động lượng của mỗi vật trong hệ. b. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Tìm vận tốc của 2 vật sau va chạm. Bài 2. (3 điểm) Tại điểm A cách mặt đất 5 m một vật có khối lượng 2 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua lực cản của không khí. a. Tính thế năng, động năng và cơ năng của vật ở vị trí ném A. b. Tính độ cao của vật so với mặt đất khi vật có tốc độ 6 m/s. c. Kể từ lúc ném khi vật đi được quãng đường S hướng của vận tốc chưa thay đổi thì động năng của vật còn 60 J, khi vật đi quãng đường 4S tiếp theo thì tốc độ của vật bằng bao nhiêu? ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2