Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2008 – 2009
lượt xem 6
download
Mời các bạn học sinh và các thầy cô giáo hãy tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 năm 2008 - 2009 kèm đáp án. Tài liệu này giúp giáo viên định hướng cách ra đề thi và giúp học sinh ôn tập để làm bài hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2008 – 2009
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT Năm học: 2008 – 2009 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút(không kể thời gian giao đề) A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm) Câu 1(3 điểm). Qua phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX em hãy: - Cho biết chiếu Cần vương được phát ra trong bối cảnh nào? - Trình bày các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương theo bảng sau: Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Lãnh đạo Địa bàn hoạt động chủ yếu chính - Nhận xét về phong trào. Câu 2:(3 điểm). Hãy phân tích khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp? Câu 3:(3điểm) Tại sao nói Hội nghị Trung ương đảng cộng sản Đông Dương lần thứ VIII(5/1941) đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam trong thời kì mới (1939 -1945)? Câu 4 :(3 điểm). Từ giữa những năm 20 của thế kỉ XX phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ. Hãy làm rõ các khuynh hướng cách mạng diễn ra trong thời kì này? Câu 5: (2 điểm) Phong trào dân chủ 1936 – 1939 diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước như thế nào? B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI(6 điểm) Câu 1:(3 điểm) Hãy phân tích sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỉ thuật đến nhân loại hiện nay? Cơ hội và thách thức cuả Việt Nam khi cuộc cách mạng khoa học – kỉ thuật tiếp tục diễn ra. Câu 2: (3điểm). Năm1991 chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu hoàn toàn sụp đổ. Em hãy: - Làm rõ nguyên nhân sụp đổ. - Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại cho các nước đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội những bài học kinh nghiệm gì?
- -------------- Hết -------------
- Sở GDĐT Long An. Trường THPT Lê Qúy Đôn. ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2008-2009. MÔN: LỊCH SỬ. Thời gian: 180 phút. Câu 1: (4 điểm) Trình bày nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Câu 2: (4 điểm) Chiến tranh lạnh là gì? Phân tích những ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến tình hình Châu Á. Câu 3: (4 điểm) Trình bày diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931, sự ra đời và hoạt động của Xô viết Nghệ -Tĩnh. Câu 4: (4 điểm) Phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Câu 5: (4 điểm) Lập bảng so sánh những tổ chức cách mạng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1925 đến 1928 theo các nội dung sau: thời gian thành lập, thành phần, mục tiêu, địa bàn hoạt động, hoạt động chính, xu hướng phát triển.
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2008-2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 1: Trình bày nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. NỘI DUNG ĐIỂM -Nguyên nhân: +Do sự phát triển không đều của CNTB. 0,5 +Nguyên nhân trực tiếp là do ở các nước tư bản kinh tế phát triển mạnh nhưng thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân, sản xuất chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu. 0,5 -Đặc điểm: +Ngày 24/10/1929 cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản. 0,5 +Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, tàn phá nền kinh tế các nước và gây ra những hậu quả nặng nề. 0,5 -Hậu quả: +Kinh tế các nước bị tàn phá nặng. 0,5 +Về xã hội: hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất sống cảnh nghèo đói túng quẫn; những cuộc đấu tranh, biểu tình... của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước. 0,5 +Về chính trị: cuộc khủng hoảng đã đe dọa sự tồn tại của CNTB. Để giải quyết khủng hoảng, các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành cải cách kinh tế- xã hội và đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất; các nước Đức, Italia, Nhật thì thiết lập chế độ độc tài phát xít đàn áp nhân dân trong nước, chuẩn bị chiến tranh thế giới. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới đang đến gần. 1,0
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 2: Chiến tranh lạnh là gì? Phân tích những ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến tình hình Châu Á. NỘI DUNG ĐIỂM -Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa-tư tưởng ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường quốc. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nữa thế kỷ của chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng với nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều khu vực. Ở Châu Á, ảnh hưởng của chiến tranh lạnh thể hiện qua các cuộc chiến tranh ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. 0,5 -Ở Đông Bắc Á: diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên. +Sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo thỏa thuận giữa các nước Đồng minh thì quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc bán đảo Triều Tiên, quân Mĩ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến phân chia tạm thời. 0,25 +Đến cuối 1948, ở Triều Tiên có hai chính quyền được thành lập riêng rẽ là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc và Đại Hàn dân quốc ở phía Nam được Mĩ và Liên Xô bảo trợ cho mỗi bên. 0,25 +Ngày 25/6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Bắc Triều Tiên được Trung Quốc viện trợ, Nam Triều Tiên được Mĩ viện trợ. 0,25 +Sau hơn ba năm chiến tranh, hai bên tổn thất nặng. Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến được ký giữa Trung Quốc- CHDCND Triều Tiên với Mĩ- Hàn Quốc. Theo đó vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới quân sự giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe và không phân thắng- bại. 0,5 -Ở Đông Nam Á: diễn ra hai cuộc chiến tranh tiêu biểu. *Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp: +Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp quay lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương. Cuộc chiến bùng nổ từ Sài Gòn (9/1945) rồi lan rộng trên toàn Đông Dương. Nhân dân ba nước Đông Dương đã tiến hành kháng chiến chống Pháp. 0,25 +Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (1949), cuộc kháng chiến của Việt Nam có điều kiện liên lạc và nhận được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN. 0,25 +Từ 1950, Mĩ viện trợ cho Pháp và ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương. Chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động của hai phe. 0,25 +Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết (21/7/1954), buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Hiệp định Giơnevơ đánh dấu sự thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương nhưng mặt khác cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe. 0,5 *Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ: +Sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ nhanh chóng hất cẳng Pháp lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ. 0,5 +Âm mưu của Mĩ đã vấp phải cuộc đấu tranh kiên cường, anh dũng của nhân dân Việt Nam. Mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở Việt Nam đều bị phá sản. Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. 0,5
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 3: Trình bày diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931, sự ra đời và hoạt động của Xô viết Nghệ -Tĩnh. NỘI DUNG ĐIỂM -Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, trên cả nước nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công- nông và các tầng lớp nhân dân lao động khác đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế... Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, Dầu Tiếng... 0,5 -Tháng 5/1930, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1/5. Các cuộc đấu tranh này đánh dấu bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới. 0,5 -Từ tháng 6 đến 8/1930, cả nước có 121 cuộc đấu tranh. 0,25 -Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Đô Lương, Can Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế được công nhân Vinh- Bến Thủy hưởng ứng. 0,5 Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Ngày 12/9/1930, khoảng 8000 nông dân kéo đến phủ lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc”, “Đả đảo phong kiến” “bỏ sưu thuế, chia ruộng đất”...Cuộc biểu tình đã lôi kéo 3 vạn người tham gia. Pháp đàn áp làm 217 người chết, 125 người bị thương nhưng không ngăn được cuộc đấu tranh. Quần chúng kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường, vây lính khố xanh... 0,5 -Phong trào lên cao làm cho hệ thống chính quyền thực dân phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện xã, nhiều lý trưởng, tri huyện bỏ trốn hoặc đầu hàng. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chức năng của một chính quyền tự quản lý điều hành mọi mặt đời sống xã hội gọi là các Xô viết. 0,5 +Về chính trị: quần chúng tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp; các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập. 0,25 +Về kinh tế: tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, xóa nợ cho người nghèo, chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu đường. 0,25 +Về văn hóa- xã hội: xóa bỏ các tệ nạn mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc...; trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong nhân dân được xây dựng. 0,25 ->Xô viết Nghệ- Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931, là hình thái sơ khai của chính quyền công- nông ở nước ta, tồn tại được 4-5 tháng, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước. 0,25 -Trước tình hình đó, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, khủng bố phong trào.Từ giữa 1931, phong trào cách mạng dần lắng xuống. 0,25
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 4: Phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. NỘI DUNG ĐIỂM -Năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu khai thác ở Việt Nam. Nội dung: +Xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ; xây dựng một số nhà máy điện, nước, xi măng, xay xát và môt số cơ sở công nghiệp phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. +Đẩy mạnh khai thác mỏ (chủ yếu là than) để đưa về nước phục vụ cho công nghiệp chính quốc. +Cướp ruộng đất lập đồn điền trồng lúa, chè, cà phê, cao su... 1,0 -Chính sách khai thác của Pháp làm cho xã hội Việt Nam ngày càng phân hóa sâu sắc: +Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ trở nên giàu có. Dựa vào Pháp, họ chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.Tuy nhiên cũng có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị Pháp chèn ép nên có tinh thần chống Pháp. 0,5 +Giai cấp nông dân bị mất ruộng đất. Một số ít rời làng ra các hầm mỏ, đồn điền làm thuê. Phần đông vẫn ở lại làng chịu áp bức bóc lột nặng nề bởi nạn thuế khóa, phu phen, tạp dịch...Đây là một lực lượng cách mạng to lớn nhưng thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của mình. 0,5 +Giai cấp công nhân được hình thành từ một bộ phận nông dân phá sản phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để xin việc làm. Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân Việt Nam tuy còn ít nhưng bị áp bức bóc lột nặng nề, phân bố đều và tập trung trong các cơ sở kinh tế chủ yếu của thực dân Pháp. 0,5 +Tư sản dân tộc cũng ra đời từ một bộ phận người đứng ra hoạt động công thương nghiệp, kêu gọi mở cửa hiệu buôn bán hoặc lập xưởng sản xuất. Tầng lớp này ngay từ đầu đã bị thực dân Pháp khống chế, chèn ép nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. 0,5 +Tầng lớp tiểu tư sản gồm những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, viên chức trong các công sở, trí thức, học sinh, sinh viên...Số lượng tầng lớp này ngày càng đông cùng với sự mở rộng khai thác của thực dân Pháp. 0,5 +Các sĩ phu Nho học cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Bên cạnh việc đọc sách Nho họ còn đọc những cuốn sách mới của các tác giả Châu Âu và Trung Quốc. Họ hô hào lập trường học, dạy học theo lối mới, mở các cơ sở sản xuất kinh doanh. 0,5
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HỌC SINH GIỎI ĐBSCL 2009. MÔN: LỊCH SỬ. Câu 5: Lập bảng so sánh những tổ chức cách mạng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1925 đến 1928 theo các nội dung sau: thời gian thành lập, thành phần, mục tiêu, địa bàn hoạt động, hoạt động chính, xu hướng phát triển. Nội dung so sánh Hội Việt Nam cách Tân Việt cách mạng Đảng Việt Nam Quốc dân Mạng thanh niên Đảng Thời gian thành lập 6/1925 14/7/1928 25/12/1927 (0,5 điểm) Thành phần Thanh niên, học sinh, Một số tù chính trị Trung Kỳ Nhóm hạt nhân của nhà (0,75 điểm) trí thức Việt Nam yêu và sinh viên trường Cao xuất bản Nam đồng thư nước đẳng sư phạm Hà Nội. xã. Mục tiêu Truyền bá chủ nghĩa Lãnh đạo quần chúng trong Lúc đầu chưa có mục (0,75 điểm) Mác-Lênin vào Việt nước và liên lạc với các dân tiêu rõ ràng. Về sau Nam, tổ chức và lãnh tộc bị áp bức trên thế giới để Đảng đưa ra mục tiêu đạo quần chúng đoàn đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, “đánh đuổi giặc Pháp, kết đấu tranh đánh đổ thiết lập một xã hội bình đánh đổ ngôi vua, thiết đế quốc Pháp và tay đẳng, bác ái. lập dân quyền”. sai. Địa bàn hoạt động Khắp cả nước và nước Trung Kỳ Bắc Kỳ (0,5 điểm) ngoài Hoạt động chính Thực hiện “vô sản Chưa có hoạt động cụ thể, Chú trọng lực lượng (0,75 điểm) hóa”, các hội viên của phần lớn chịu sự tác động binh lính người Việt hội đi sâu vào quần của Hội Việt Nam cách trong quân đội Pháp, chúng đặc biệt là đi vào mạng thanh niên. tiến hành “cách mạng giai cấp công nhân để bằng sắt và máu” thông tuyên truyền và vận qua vụ ám sát trùm mộ động cách mạng. phu Badanh và cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Xu hướng phát triển Thúc đẩy phong trào Bị phân hóa: một bộ phận Không vượt qua nổi sự (0,75 điểm) cách mạng theo khuynh gia nhập vào Hội Việt Nam đàn áp, khủng bố của hướng vô sản ở Việt cách mạng thanh niên, bộ thực dân Pháp nên Việt Nam phát triển mạnh phận còn lại chuẩn bị thành Nam Quốc Dân Đảng dẫn đến sự ra đời của 3 lập một chính đảng theo học tan rã. tổ chức cộng sản ở Việt thuyết Mac-Lênin. Nam trong năm 1929 làm tiền đề cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT TX CAO LÃNH ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN SỬ KÌ THI OLYMPIC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TẠI TIỀN GIANG NĂM 2008-2009 Câu 1 : (3điểm) Lâp niên biểu về những hoạt động của phong trào nông dân Tây Sơn (1771-1789 ). Nhận xét ? Câu 2 : (3điểm ) Hoàn cảnh ra đời, nội dung hoạt động và vai trò của Quốc tế Cộng Sản đối với phong trào cách mạng thế giới ? Câu 3(3 điểm): Qua những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1918, Anh(Chị) hãy làm rõ các vấn đề sau đây: a. Động cơ thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. b. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. c. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với những người đi trước. Câu 4 (3 điểm): Lập bảng kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam. Qua đó, bằng những kiến thức lịch sử từ 1858-1884 Anh (Chị) hãy nhận xét về thái độ của triều đình Huế và thái độ của nhân dân ta. Câu 5 (3 điểm): Hãy so sánh Phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo bảng sau: Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước so sánh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Bối cảnh lịch sử Lực lượng lãnh đạo Mục tiêu đấu tranh Hình thức đấu tranh Lực lượng tham gia Kết quả, ý nghĩa
- ĐÁP ÁN Câu 1 : a. Lập niên biểu :(1. 75 đ ) Năm Những hoạt động chính -kết quả Điểm 1771 Anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc huyên An 0.25 đ Khê ,tỉnh GiaLai 1773 Nghĩa quân Tây Sơn tấn công và kiểm soát toàn bộ phủ Qui Nhơn 0.25đ 1776- Quân Tây Sơn liên tục mở các cuổc tấn công vào Gia Định, giải phóng hầu hết 0.25đ 1763 đất Đàng Trong 1785 Chiến thắng Rạch Gầm –Xoài Mút, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm 0.25đ và trừng trị hành động bán nước của Nguyễn Ánh 1786 Nguyễn Huể tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân, sau đó tiến ra 0.25đ Thăng Long diệt Trịnh,tập đoàn thống trị của họ Trịnh xây dựng 300 năm bị sụp đổ Quân Tây Sơn ra Bắc Hà xây dưng chính quyền ,xóa bỏ sự chia cắt Đàng 0.25 đ 1787- Ngoài –Đàng Trong, cơ bản thống đất nước 1788 Chiến thắng Ngọc Hồi –Đóng Đa tiêu diệt 29 vạn Quân Thanh xâm lược, bảo 0.25đ 1789 vệ được nền độc lập . b.Nhận xét (1..25đ ). - Phong trào phát triển liên tục, nhanh chóng , mạnh mẽ 0.25đ -Trong thời gian chưa đầy 20 năm, phong trào nông dân Tây Sơn đã để lại những cống hiến lớn lao đối với LS dân tộc 0.25đ - Lật đổ các chính quyền PK phản động trong nước Nguyễn -Trịnh -Lê: 0.25đ -Xóa bỏ sự chia cắt đất nước , bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia 0.25đ --Đánh tan quân xâm lược Xiêm , Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của 0.25đ Tổ quốc
- Câu 2: *Hoàn cảnh :(.0 .5đ ) - Qua thực tiễn của cao trào cách mạng (1918 -1923 ), Đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước. 0.25 đ -Vai trò hoạt đông tich cực của Lê-nin 0.25 đ -Đòi hỏi phải có một tổ chức Quốc tế ra đời lãnh đạo *Nội dung hoạt động (: 2. 5 đ ) - Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản (hay còn gọi là Quốc tế thứ ba) được 0.5 đ tiến hành tại Mát-xcơ-va tháng 3/1919 -Trong thời gian tồn tại, từ 1919 đến năm 1943, Quốc tế cộng sản đã tiến hành 7 kì Đại hội, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ 0.5 đ phát triển của cách mạng thế giới *Vai trò :: - Đại hội II (1920 )giử một vị trí nổi bật trong lịch sử hoạt đông của Quốc tế 0.5 đ Cộng sản với Luận về vai trò của Đảng cộng sản - Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do V.L. Lê –nin khởi thảo. 0.25đ - Tai Đại hội VII (1935 ), Quốc tế cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa 0.25đ phát xít . - Kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận 0.5đ thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
- Câu 3: Hoạt động của NAQ từ năm 1911- 1918…………. (3điểm) a. Động cơ thúc đẩy NAQ ra đi tìm đường cứu nước: - NAQ , lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra trong một gia đình 0,25 trí thức, có truyền thống yêu nước và cách mạng. - Người đã nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước trước đó… 0,25 b. Quá trình tìm đường cứu nước của NAQ: - Năm 1906 theo cha vào Huế muốn sang Pháp tìm hiểu khẩu hiệu “ Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, 5-1908 lên đường vào Nam , dừng chân 0,25 dạy học ở trường Dục Thanh - Ngày 5-6-1911 Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. 0,25 - Tháng 7-1911 Người đi qua nhiều nước Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Âu rút ra kết luận: Ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, ở đâu người lao 0,25 động cũng bị bóc lột…. - Đầu tháng 12-1917 Người về Pa ri hoạt động. - Ở Pháp Người hăng hái hoạt động và nhanh chóng trở thành nhân vật 0,25 chủ chốt của tổ chức Hội người VN yêu nườc ở Pari…… 0,25 Những nhận thức và hoạt động của NAQ đã tạo điều kiện để Người đến với CN Mac- Lê nin…… c. Quá trình tìm đường cứu nước là quá trình khảo sát, lựa chọn. 0,25 Cuộc cách mạng mà NAQ tìm kiếm là cuộc cách mạng GPDT đồng thời là cuộc cách mạng giải phóng người lao động 1,0
- Câu 4(3 điểm): Lập bảng kê……………………. Bảng kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) (0,5 điểm) Niên đại Sự kiện Ngày 1/9/1858 Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam Tháng 2/1859 Pháp đánh Gia Định Tháng 2/1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì Ngày 5/6/1862 Ký Hiệp ước Nhâm Tuất Tháng 6/1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì Ngày 20/11/1873 Pháp đánh thành Hà Nội Ngày 18/8/1883 Pháp đánh vào Huế,triều đình đầu hàng kí Hiệp ước Hác - măng Ngày 6/6/1884 Kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. * Nhận xét: (2,5 điểm) Thời Triều đình Nhân dân gian 1858- Triều đình Huế có tổ chức chống Nhân dân đánh giặc dũng cảm, góp phần làm thất bại 1862 Pháp nhưng thiếu kiên quyết, thiếu kế hoạch xâm lược của địch; nhiều tấm gương yêu (0,25) đường lối…………Từ chổ chống nước xuất hiện như Trương Định, Nguyễn cự yếu ớt đến việc chọn con đường TrungTrực………… cắt đất cầu hoà.(0,25) (0,25) 1863- Triều đình đối phó tiêu cực với âm Nhân dân tiếp tục chống pháp(không tuân lệnh triều 1867 mưu của Pháp(chuộc đất), quay đình, kết hợp chống Pháp với chống phong kiến đầu (0,25) lưng lại phong trào kháng chiến của hàng) như cuộc chiến đấu dưới sự lãnh đạo của nhân dân, khước từ các đề nghị Trương Định, Trương Quyền, Phan Liêm, Phan Tôn, canh tân đất nước. (0,25) Nguyễn Trung Trực……(0,25) 1873- Triều đình tổ chức kháng chiến Nhân dân kiên quyết kháng chiến: 1884 nhưng dè dặt, đi đến thoả hiệp kí - Cuộc chiến đấu của Chưởng cơ tại Ô Thanh Hà, nhân (0,25) kết các hiệp ước cầu hoà, đầu hàng dân phục kích giết chết Gacniê ngày 21-2-1873. và kết thúc vai trò lịch sử. - Quân dân ta cùng với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh (0,25) Phúc phục kích giết chết Rivie ngày 19-5-1883. (0,5)
- Câu 5(3 điểm): Bảng so sánh………….. Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước so sánh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Bối cảnh Sau hiệp ước Patơnốt 1884, thực Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp lịch sử dân Pháp về cơ bản đã đặt được dẫn đến sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam và (0,5) ách thống trị trên toàn bộ Việt các trào lưu tư tưởng bên ngoài xâm nhập vào VN. Nam. Lực Văn thân, sĩ phu yêu nước Những nhà nho yêu nước đang trên đường tư sản hoá. lượng lãnh đạo (0,5) Mục tiêu Chống Pháp, giành độc lập, khôi Chống Pháp, giành độc lập, hướng theo chế độ tư bản đấu tranh phục chế độ phong kiến. chủ nghĩa.Gắn độc lập dân tộc với việc xây dựng một xã (0,5) hội tốt đẹp hơn. Hình thức Chỉ khởi nghĩa vũ trang. Phong phú đa dạng: bạo động, cải cách, mở trường, tuyên đấu tranh truyền, lập hội……… (0,5) Lực Văn thân, sĩ phu yêu nước, nông Nhiều tầng lớp: thợ thuyền, nhà nho, nông dân, nhà buôn, lượng dân binh lính, học sinh……… tham gia (0,5) Kết quả, - Gây cho địch nhiều tổn thất, - Dấy lên phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, ý nghĩa nhưng cuối cùng bị đàn áp và với hình thức đấu tranh phong phú; có những đóng góp (0,5) thất bại. nổi bật về văn hoá. - Là sự tiếp nối phong trào đấu - Tuy thất bại, phong trào đã thức tỉnh lòng yêu nước của tranh của giai đoạn trước; làm quần chúng nhân dân, đánh dấu bước phát triển mới của chậm quá trình bình định quân sự phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam. và thiết lập bộ máy thống trị của thực dân Pháp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi Học sinh giỏi sử bậc THCS cấp huyện năm 2009 - 2010
5 p | 1921 | 235
-
Đề thi Học sinh giỏi sử lớp 9
29 p | 1956 | 227
-
Đề thi học sinh giỏi Sử 9 cấp tỉnh - Kèm đáp án
19 p | 2035 | 223
-
Đề thi Học sinh giỏi sử 12 năm 2007 - 2008
40 p | 965 | 187
-
Đề thi Học sinh giỏi sử 12 năm 2000 - 2001
9 p | 794 | 135
-
Đề thi học sinh giỏi Sử 9 năm 2012 – 201 – Kèm Đ.án
9 p | 555 | 108
-
16 Đề thi học sinh giỏi Sử - Kèm đáp án
64 p | 564 | 80
-
20 Đề thi học sinh giỏi Sử lớp 12 THPT
69 p | 299 | 70
-
Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2012 – 2013 - Kèm đáp án
33 p | 412 | 56
-
Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2005 - Kèm đáp án
19 p | 373 | 22
-
Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2006 - Kèm đáp án
10 p | 208 | 17
-
Đề thi học sinh giỏi Sử 12 Trường THPT Ba Đình
6 p | 136 | 17
-
12 Đề thi học sinh giỏi Sử 12
59 p | 167 | 17
-
Đề thi học sinh giỏi Sử 12
5 p | 221 | 16
-
Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2011-2012
12 p | 134 | 9
-
Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2004 - 2005 - Kèm đáp án
8 p | 134 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương
6 p | 27 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn