intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HSG cấp tỉnh Địa lí 12 - (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Lê Thị Phương Đào | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

173
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn và quý thầy cô hãy tham khảo 2 đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12 kèm đáp án giúp các em có thêm tư liệu để luyện tập chuẩn bị kì thi tới tốt hơn, thầy cô có thêm kinh nghiệm trong việc ra đề thi. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HSG cấp tỉnh Địa lí 12 - (Kèm Đ.án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH VÒNG I LONG AN Ngày thi: 06/10/2011 MÔN THI: ĐỊA LÍ (BẢNG B) Thời gian 180 phút (không kể phát đề) ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu I (4,0 điểm) 1. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Tại sao thủy chế sông Cửu Long khá điều hòa? 2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau: Mùa Theo dương lịch ở Bán Cầu Bắc Theo âm – dương lịch ở Bán Cầu Bắc Xuân 4 hoặc 5-2(lập xuân) đến 5 hoặc 6 – 5 (lập hạ) Hạ Thu Đông Câu II (5,0 điểm) 1.a/ Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam là 1,3% và không thay đổi trong giai đoạn 2005 – 2010, Hãy điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Việt Nam theo mẫu dưới đây: Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Dân số (triệu người) ? ? 85,17 ? ? b/ Sự gia tăng dân số là do những yếu tố nào tạo thành? Yếu tố nào quyết định? Tại sao? 2. Nêu vai trò của ngành chăn nuôi. Tại sao nói việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở các nước đang phát triển không dễ thực hiện? Câu III (5,0 điểm) 1. Trình bày những yếu tố cơ bản đã giúp Nhật Bản khôi phục nền kinh tế từ đống tro tàn đổ nát sau chiến tranh thế giới lần 2 để trở thành một siêu cường đứng thứ 2 trên thế giới. 2. Phân tích các thế mạnh nổi bật của tài nguyên nông – lâm - ngư nghiệp khu vực Đông Nam Á. Câu IV (6,0 điểm) 1/ Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên nước ta. 2/ Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học: a/ Hãy so sánh địa hình đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long? b/ Nêu thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. ---HẾT--- * Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục. *Giám thị không giải thích gì thêm.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH VÒNG I LONG AN Ngày thi: 06/10/2011 MÔN THI: ĐỊA LÍ (BẢNG B) Thời gian 180 phút (không kể phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Bản hướng dẫn chấm thi gồm 05 trang) Câu Nội dung Điểm I 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: 2,25 (4,0đ) * Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm: - Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu 0,25 ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa ở nơi đó. - Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do 0,25 băng tuyết tan cung cấp. - Ở những nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò 0,25 đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước của sông * Địa thế, thực vật và hồ đầm: - Địa thế: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng. Vì 0,25 thế, mưa to trong thời gian ngắn, lũ lên rất nhanh. - Thực vật: điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt. 0,25 - Hồ, đầm: Hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ 0,25 nước sông. Thủy chế sông Cửu Long khá điều hòa vì: - Do đặc điểm của lưu vực và trắc diện (dòng sông dài, có dạng 0,5 lông chim, lưu vực lớn, độ dốc bình quân nhỏ). - Do tác động điều tiết của hồ Tônlêxap (Campuchia) 0,25 (Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) 2 Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau: 1,75 Mùa Theo dương lịch ở Bán Theo âm – dương lịch ở Cầu Bắc Bán Cầu Bắc Xuân 21-3 (xuân phân) đến 4 hoặc 5-2 (lập xuân) đến 22- 6 (hạ chí) 5 hoặc 6 – 5 (lập hạ) Hạ 22 - 6 (hạ chí) đến 23 – 9 5 hoặc 6 - 5 (lập hạ) đến 7 (thu phân) hoặc 8 -8 (lập thu) Thu 23 - 9 (thu phân) đến 22 7 hoặc 8 -8 (lập thu) đến 7 – 12 (đông chí) hoặc 8 -11 (lập đông) Đông 22 -12 (đông chí) đến 21 7 hoặc 8 -11 (lập đông) đến - 3 năm sau (xuân phân) 4 hoặc 5-2 năm sau (lập xuân) (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
  3. 1 2,25 II a/ Giả sử tỉ suất gia tăng dân số Việt Nam là 1,3% và không thay đổi 1,0 (5,0đ) trong giai đoạn 2005 – 2010, dân số của Việt Nam: Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Dân số (triệu 83,0 84,08 85,17 86,28 87,40 người) (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) b/- Sự gia tăng dân số là do 2 yếu tố tạo thành: 0,25 + Gia tăng tự nhiên ( tỉ suất sinh và tử) 0,25 + Gia tăng cơ học (xuất cư và nhập cư) 0,25 - Trong đó yếu tố gia tăng tự nhiên là quyết định Vì: + Gia tăng cơ giới mang tính nhất thời, không thường xuyên nên 0,25 chỉ ảnh hưởng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương. +Tỉ suất sinh và tử, đặc biệt là sinh nhiều, sinh ít sẽ quyết định 0,25 sự gia tăng dân số, sự biến động dân số của một quốc gia và trên thế giới nên gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số. (Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) 2 2,75 Nêu vai trò của ngành chăn nuôi: 1,25 Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất: - Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn 0,25 đạm động vật như: thịt, sữa, trứng,… - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu 0,25 dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp) và dược liệu. - Mặt hàng xuất khẩu có giá trị 0,25 - Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.Tận dụng 0,25 phụ phẩm của trồng trọt. - Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt tạo ra nền nông nghiệp bền 0,25 vững. Đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở các nước đang phát 1,5 triển không dễ thực hiện vì: - Ở các nước đang phát triển, dân số đông nên vấn đề lương 0,25 thực được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, trồng trọt được chú ý hơn chăn nuôi. - Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa vững chắc. 0,25 - Cơ sở vật chất kĩ thuật cho chăn nuôi còn lạc hậu. 0,25
  4. - Dịch vụ thú y, con giống còn hạn chế nên chất lượng chăn 0,25 nuôi chưa cao, khó cạnh tranh. - Công nghiệp chế biến chưa thật phát triển. 0,25 - Vốn đầu tư cho chăn nuôi lớn. Các nước đang phát triển thiếu 0,25 vốn. (Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) III 1 Những yếu tố cơ bản đã giúp Nhật Bản khôi phục nền kinh tế từ 2,0 (5,0đ) đống tro tàn đổ nát sau chiến tranh thế giới lần 2 để trở thành một siêu cường đứng thứ 2 trên thế giới: - Người lao động cần cù, làm việc tích cực với ý thức tự giác và 0,5 tinh thần trách nhiệm cao. - Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, chi phí cho giáo 0,5 dục ở Nhật luôn cao. - Biết áp dụng chính sách phát triển kinh tế phù hợp. 0,25 - Nhật luôn đẩy mạnh và liên tục đổi mới khoa học kĩ thuật, 0,25 công nghệ. - Tiếp cận và xâm nhập thị trường có hiệu quả. 0,25 - Biết cách tạo vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. 0,25 (Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) 2 Phân tích các thế mạnh nổi bật của tài nguyên nông – lâm - ngư 3,0 nghiệp của khu vực Đông Nam Á: * Thế mạnh về tài nguyên nông nghiệp: - Khí hậu nóng ẩm thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt 0,25 đới. - Hệ đất trồng phong phú (đất fearalit, đất đỏ badan ở khu vực 0,5 đồi núi và đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng) nên nông sản đa dạng: + Trên các vùng đất fearalit, đất đỏ badan có thể phát triển các 0,25 vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn như: cao su, cà phê, hồ tiêu, cọ dầu,… + Diện tích đồng bằng châu thổ rộng lớn có thể phát triển lúa 0,25 gạo thâm canh với quy mô lớn. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, cung cấp nguồn nước cho sản 0,25 xuất nông nghiệp. * Thế mạnh về tài nguyên lâm nghiệp: - Đông Nam Á có diện tích rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm 0,5 lớn với mức sinh khối nhanh tạo điều kiện cho ngành lâm nghiệp phát triển. * Thế mạnh về tài nguyên ngư nghiệp: - Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ 0,25 Lào) đều giáp biển. - Vùng biển nhiệt đới có diện tích rộng lớn tạo ra thế mạnh để 0,25
  5. đánh bắt hải sản. - Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập 0,25 mặn ,…là những lợi thế cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. - Diện tích mặt nước sông suối, ao, hồ,…thuận lợi thả cá, nuôi 0,25 tôm,… (Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) IV 1 Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên nước ta: 1,5 (6,0đ) * Thuận lợi - Vị trí địa lý quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước 0,5 ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tươi, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á, Bắc Phi) - Nước ta nằm liền kề vành đai sinh khoáng Châu Á – Thái 0,25 Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên có nhiều tài nguyên khoảng sản. - Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động 0,25 thực vật nên tài nguyên sinh vật phong phú. - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng 0,25 của tự nhiên (phân hóa Bắc – Nam, phân hóa giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau) * Khó khăn - Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,…. 0,25 2 4,5 Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học: a/ So sánh địa hình đồng bằng sông Hồng với đồng bằng 3,0 sông Cửu Long: * Giống nhau: - Cả hai đều được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi 0,25 tụ dần trên một vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng. - Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho cơ giới hóa. 0,25 - Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, thuận lợi phát 0,25 triển nông nghiệp (là hai vựa lúa lớn nước ta). - Hàng năm đều lấn ra biển. 0,25 * Khác nhau Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long - Do phù sa hệ thống sông - Do phù sa sông Tiền và sông 0,25 Hồng và hệ thống sông Thái Hậu bồi đắp. Bình bồi đắp. - Rộng khoảng 15.000 km2. - Rộng khoảng 40.000 km2.Lớn 0,25 hơn Đồng bằng sông Hồng. - Khai phá lâu đời, bị biến đổi - Khai phá muộn hơn, ít bị biến 0,25
  6. mạnh. đổi. - Hình dạng: có dạng tam giác - Hình dạng: có dạng hình 0,25 cân (đỉnh là Việt Trì, cạnh đáy thang cân (cạnh trên là đoạn từ từ Quảng Ninh đến Ninh Bình). Hà Tiên đến Gò Dầu, cạnh dưới là đoạn từ Cà Mau đến Gò Công). - Địa hình cao ở rìa phía Tây, - Địa hình tương đối thấp, bằng 0,25 Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị phẳng. chia cắt thành nhiều ô. - Có đê ven sông: vùng trong đê - Không có đê, nhưng có mạng 0,25 không được phù sa bồi đắp lưới sông ngòi kênh rạch chằng hàng năm. Vùng ngoài đê chịt. thường xuyên được phù sa bồi đắp hàng năm. - Ít chịu tác động của thủy triều. - Chịu tác động mạnh của thủy 0,25 triều. - Hàng năm lấn ra biển 80- - Hàng năm lấn ra biển 60-80m. 0,25 100m. b/ Nêu thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồng bằng 1,5 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta: * Thế mạnh: - Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng 0,25 hóa các loại nông sản,nhất là lúa gạo. - Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, 0,5 thủy sản và lâm sản ( dẫn chứng) - Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, đô 0,25 thị lớn, khu công nghiệp, trung tâm thương mại. - Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. 0,25 * Hạn chế: Thường xuyên chịu thiên tai: (như lũ lụt, bão, hạn hán ….) 0,25 gây thiệt hại lớn về người và tài sản. . (Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) ---HẾT---
  7. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH VÒNG I LONG AN Ngày thi: 06/10/2011 MÔN THI: ĐỊA LÍ (BẢNG C) Thời gian 180 phút (không kể phát đề) ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu I (4,0 điểm) 1. a/ Nêu tên các hệ quả chuyển động xung quanh trục của Trái Đất. b/ Khi nước Anh (kinh tuyến gốc) là 15 giờ ngày 09/09/2011 thì tương ứng mấy giờ và ngày nào tại các quốc gia thuộc kinh độ sau đây: Quốc gia Hoa Kì Anh Liên Bang Nga Việt Nam Ôxtrâylia Kinh độ 1200T 00 450 Đ 1050Đ 1500Đ Giờ 15 Ngày 09/09/2011 2. Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ. Câu II (5,0 điểm) 1. So sánh hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy. 2. Trình bày quá trình phong hóa hóa học (khái niệm, tác nhân, kết quả). Câu III (5,0 điểm) 1. Kể tên một số vấn đề mang tính toàn cầu ở lĩnh vực môi trường. Nêu những biểu hiện của sự suy giảm đa dạng sinh vật. Làm thế nào để bảo vệ đa dạng sinh vật? 2. Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở Hoa Kì. Câu IV (6,0 điểm) 1 a/ Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học, cho biết vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta. b/ Trình bày thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc. 2. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi, năm 1999 và năm 2009 (Đơn vị: %) Nhóm tuổi 1999 2009 Từ 0 - 14 tuổi 33,5 25,0 Từ 15 – 59 tuổi 58,4 66,0 Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0 Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi qua hai năm 1999 và 2009. ---HẾT--- * Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục. *Giám thị không giải thích gì thêm.
  8. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH VÒNG I LONG AN Ngày thi: 06/10/2011 MÔN THI: ĐỊA LÍ (BẢNG C) Thời gian 180 phút (không kể phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Bản hướng dẫn chấm thi gồm 04 trang) Câu Nội dung Điểm Câu I 1 2,75 (4,0đ) a/ Nêu tên các hệ quả chuyển động xung quanh trục của Trái Đất: - Sự luân phiên ngày, đêm. - Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. 0,25 - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. 0,25 b/ Khi nước Anh (kinh tuyến gốc) là 15 giờ ngày 09/09/2011 thì 0,25 giờ và ngày tại các quốc gia thuộc kinh độ như sau : Quốc Hoa Kì Anh Nga Việt Nam Ôxtrâylia gia 2,0 Kinh 1200T 00 450Đ 1050Đ 1500Đ độ Giờ 7h 15 18 22 1 Ngày 09/09/2011 09/09/2011 09/09/2011 09/09/2011 10/09/2011 (Mỗi một nước tính đúng giờ là 0,25 đ, đúng ngày, tháng, năm là 0,25 đ) 2 Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ: 1,25 - Ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau. 0,25 - Càng xa xích đạo, độ dài ngày đêm càng chênh lệch nhiều. 0,25 - Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 0,25 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). - Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng. 0,25 - Ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm. 0,25 Câu II 1 So sánh hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy: 3,0 (5,0đ) * Giống nhau: - Cả hai cùng chịu tác động của lực theo phương nằm ngang. 0,25 - Đều tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất. 0,25 * Khác nhau: Hiện tượng uốn nếp Hiện tượng đứt gãy - Xảy ra ở những nơi đá có độ - Xảy ra ở những nơi đá có độ 0,5 dẻo. cứng. - Kết quả: - Kết quả: + Khi cường độ nén ép yếu: đá + Khi cường độ tách dãn yếu: 1,0 bị biến đổi thế nằm, uốn cong đá bị nứt nẻ, không chuyển thành các nếp uốn. dịch, tạo nên khe nứt.
  9. + Khi cường độ nén ép mạnh: + Khi cường độ tách dãn 1,0 toàn bộ khu vực bị nén ép dâng mạnh:các lớp đá bị gãy, cao, hình thành các dãy núi chuyển dịch tạo ra các hẽm uốn nếp. vực, thung lũng, địa hào, địa lũy,… (Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) 2 Trình bày quá trình phong hóa hóa học (khái niệm, tác nhân, kết 2,0 quả). * Khái niệm: - Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy đá và khoáng vật, chủ 0,5 yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật. * Tác nhân: - Do tác động của nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí 1,0 cacbonic, ôxi và axít hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học. * Kết quả: - Tạo thành các dạng địa hình đặc biệt như địa hình Caxtơ. 0,5 Câu III 1 3,0 (5,0đ) Một số vấn đề mang tính toàn cầu ở lĩnh vực môi trường: - Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn. 0,25 - Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương. 0,25 - Suy giảm đa dạng sinh vật 0,25 Biểu hiện sự suy giảm đa dạng sinh vật: - Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ 0,25 tuyệt chủng. - Dẫn đến hậu quả là làm mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di 0,25 truyền, nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất,… Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật: - Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn 0,25 thiên nhiên… - Ban hành “Sách đỏ”. 0,25 - Ban hành các quy định khai thác: 0,25  Cấm khai thác gỗ quí, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non, 0,25 gây cháy rừng.  Cấm săn bắn động vật trái phép. 0,25  Cấm dùng chất nổ đánh bắt cá con,… 0,25  Cấm gây độc hại cho môi trường nước. 0,25 (Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)
  10. 2 Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên 2,0 nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở Hoa Kì: - Phần lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ có vị trí nằm trong khoảng 1,0 15 B – 440B, giáp hai đại dương lớn ở phía Đông và phía Tây đã tạo 0 cho Hoa Kì có khí hậu ôn đới là chủ yếu, đồng thời có sự đa dạng về khí hậu. Đó là điều kiện thuận lợi để Hoa Kì phát triển cơ cấu nông nghiệp đa dạng với đủ các loại cây trồng, vật nuôi của vùng ôn đới và vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới. - Hoa Kì có đồng bằng rộng lớn do sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp và 0,5 các đồng bằng duyên hải ven Thái Bình Dương và ven Đại Tây Dương với đất đai màu mỡ là điều kiện thuận lợi để phát triển trồng trọt. - Vùng gò đồi ở phía Bắc đồng bằng trung tâm và ở phía Tây có 0,5 nhiều đồng cỏ để phát triển chăn nuôi. (Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) Câu IV 1 4,0 (6,0đ) a/ Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học, cho biết vùng biển Việt Nam tiếp giáp với các vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta? - Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với các vùng biển của các quốc 1,0 gia: Malayxia, Brunây, Philippin, Campuchia, Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc. - Các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta gồm: hệ sinh thái rừng 0,75 ngập mặn,hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo,… b/ Trình bày thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc: * Giới hạn: - Từ dãy Bạch Mã trở ra 0,25 * Khí hậu: - Nhiệt đới ẩm gió mùa: 0,25 + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. 0,25 + Có mùa đông lạnh, 2-3 tháng lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 18 0,25 0 C), thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc. + Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. 0,25 + Có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. 0,25 Hai mùa chuyển tiếp là mùa Xuân và mùa Thu. * Cảnh quan: - Tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. 0,25 - Thành phần sinh vật: loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có 0,5 các loại cây cân nhiệt, các loài cây ôn đới và các loài thú có lông dày. Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới. Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa. (Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)
  11. 2 2,0 * Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi qua hai năm 1999 và 2009: - Cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi qua hai năm 1999 và 0,25 2009 có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng nhóm tuổi từ 0-14 tuổi, tăng tỉ trọng nhóm tuổi từ 15-59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: + Tỉ trọng nhóm tuổi từ 0-14 tuổi giảm, giảm từ 33,5% xuống còn 0,25 25%: giảm 8,5%. + Tỉ trọng nhóm tuổi từ 15-59 tuổi tăng, tăng từ 58,4% lên 66,0%: 0,25 tăng 7,6%. +Tỉ trọng nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng tăng, tăng từ 8,1% lên 0,25 9,0%: tăng 0,9 % Qua đó cho thấy, cơ cấu dân số nước ta có xu hướng biến đổi từ 0,25 nước có kết cấu dân số trẻ sang nước có kết cấu dân số già. - Qua hai năm 1999 và 2009, nhóm tuổi từ 15-59 tuổi vẫn chiếm tỉ 0,25 trọng cao nhất, thấp nhất trong cơ cấu là nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên. * Giải thích: - Tỉ trọng nhóm tuổi từ 0-14 tuổi giảm là do nước ta thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ sinh ở nước ta đã giảm. 0,25 - Tỉ trọng nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng là do mức sống ngày càng cao, Y tế có nhiều tiến bộ,… 0,25 (Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm) ---HẾT---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2