intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

2 đề thi chọn HSG cấp tỉnh Địa 12 - (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Hà Văn Văn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

201
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là 2 đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12mời các phụ huynh hãy tham khảo để giúp con em mình củng cố kiến thức cũng như cách giải các bài tập nhanh nhất và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 2 đề thi chọn HSG cấp tỉnh Địa 12 - (Kèm Đ.án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH HẢI DƯƠNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút Đề thi gồm 01 trang Câu I (2,0 điểm) 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất. 2. Nêu khái niệm về phân bố dân cư. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Câu II (1,0 điểm) Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với khí hậu nước ta. Câu III (2,0 điểm) 1. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. 2. Trình bày đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc và ảnh hưởng của nó đến mạng lưới sông ngòi của vùng. Câu IV (2,0 điểm) 1. Phân tích ảnh hưởng của vùng biển nước ta đối với sự phát triển kinh tế. 2. Tại sao ở nước ta hiện nay cần phải khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển? Cho biết những vấn đề quan trọng cần đặt ra trong khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển ? Câu V (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Nhiệt độ (oC) và lượng mưa (mm) trung bình tháng của Hà Nội Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ 16,4 17 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Lượng mưa 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4 1. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của Hà Nội. 2. Phân tích bảng số liệu và biểu đồ, rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu của Hà Nội và giải thích. ------------------------Hết------------------------ (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam tái bản chỉnh lí và bổ sung, năm 2009) Họ và tên thí sinh...........................................................................................................Số báo danh........................................ Chữ ký của giám thị 1..........................................................Chữ ký của giám thị 2........................................................
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM HẢI DƯƠNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: ĐỊA LÍ Hướng dẫn chấm - thang điểm gồm 03 trang Câu Ý Nội dung Điểm Câu I 1 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phân bố lượng mưa. 1,00 (2,0 đ) - Khí áp và gió: Vùng khí áp thấp thường mưa nhiều, các khu áp 0,25 cao mưa ít. Vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa và gió biển thì mưa nhiều, vùng có gió mậu dịch thì mưa ít. - Frông: Nơi có Frông nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường 0,25 mưa nhiều. - Dòng biển: Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều, 0,25 dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít. - Địa hình: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. 0,25 Lượng mưa còn thay đổi theo độ cao địa hình. 2 Nêu khái niệm về phân bố dân cư. Phân tích các nhân tố ảnh 1,00 hưởng đến sự phân bố dân cư. - Khái niệm: Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh 0,25 thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư: + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền 0,25 kinh tế là nhân tố quyết định (diễn giải). + Các nhân tố về điều kiện tự nhiên (diễn giải). 0,25 + Lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư...(diễn giải). 0,25 (* Nếu không có diễn giải, trừ 0,50 điểm) Câu II Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với khí hậu nước ta. 1,00 (1,0 đ) - Nằm trong vùng nội chí tuyến, lãnh thổ nước ta hàng năm nhận 0,25 được lượng nhiệt lớn nên khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới. - Giáp biển Đông, biển tăng cường độ ẩm và lượng mưa tạo cho 0,25 khí hậu nước ta có tính chất ẩm. - Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á, tạo cho khí 0,25 hậu nước ta thay đổi theo mùa. - Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ làm cho khí hậu nước ta có sự 0,25 phân hóa. Câu III 1 Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam 1,00
  3. (2,0 đ) - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi 0,25 núi thấp (diễn giải). - Cấu trúc địa hình đa dạng (diễn giải). 0,25 - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: Xâm thực mạnh ở 0,25 vùng đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người (diễn giải). 0,25 2 Trình bày đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc 1,00 và ảnh hưởng của nó đến mạng lưới sông ngòi của vùng. - Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc: + Từ nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, hướng TB - ĐN, hẹp 0,25 ngang. + Gồm các dãy song song và so le nhau, cao ở hai đầu và thấp 0,25 ở giữa. Mạch núi cuối cùng đâm ngang ra biển là dãy Bạch Mã. - Ảnh hưởng của địa hình đến mạng lưới sông ngòi của vùng: + Sông ngắn, dốc, lòng sông nhỏ. Hướng T - Đ, TB - ĐN. 0,25 + Nước lên nhanh, rút nhanh, thường xảy ra lũ quét. 0,25 Câu IV 1 Phân tích ảnh hưởng của vùng biển nước ta đối với sự phát 1,00 (2,0 đ) triển kinh tế. - Thuận lợi: + Phát triển công nghiệp: Giàu tài nguyên khoáng sản như 0,25 dầu khí, titan, cát thủy tinh, muối... + Phát triển nuôi trồng đánh bắt thủy sản: Nguồn sinh vật biển 0,25 phong phú, ven biển có nhiều bãi triều, vũng vịnh... + Phát triển giao thông vận tải và du lịch biển: Gần các tuyến 0,25 hàng hải quốc tế, có nhiều vịnh nước sâu. Nhiều bài tắm đẹp, cảnh quan - môi trường thuận lợi. - Khó khăn: Thiên tai như bão, sạt lở bờ biển; nạn cát bay, ...gây 0,25 thiệt hại và ảnh hưởng đến hoạt động các ngành kinh tế biển. 2 Tại sao cần phải khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển? 1,00 Những vấn đề quan trọng trong khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển ? - Tại sao cần phải khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển? + Vùng biển nước ta có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược 0,25 phát triển đất nước (giàu tiềm năng, có vị trí quan trọng...). + Nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển 0,25 bền vững. - Những vấn đề quan trọng: + Cần có biện pháp sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên 0,25
  4. thiên nhiên biển. + Phòng chống ô nhiễm môi trường biển và phòng chống 0,25 thiên tai. Câu V 1 Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện nhiệt độ và lượng mưa 1,50 (3,0 đ) Biểu đồ kết hợp cột và đường (có thể tham khảo biểu đồ sau). 1,50 BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI * Yêu cầu: Vẽ đúng, đủ. Nếu thiếu 01 yếu tố trừ 0,25 điểm. 2 Phân tích bảng số liệu và biểu đồ, rút ra nhận xét về đặc 1,50 điểm khí hậu của Hà Nội và giải thích. - Nhận xét: + Chế độ nhiệt: • Nhiệt độ trung bình 23,5 0C, biên độ nhiệt lớn (12,50C). 0,25 • Có 3 tháng nhiệt độ dưới 200C là tháng I, II, XII. 0,25 + Chế độ mưa: • Tổng lượng mưa lớn (1667,2mm). 0,25 • Chế độ mưa theo mùa (mùa mưa vào tháng V, VI, VII, 0,25 VIII, IX). → Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. 0,25 - Giải thích: Do Hà Nội nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa châu Á và 0,25 ảnh hưởng của biển. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II + III + IV + V = 10,00 điểm
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH VĨNH PHÚC LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 Môn: ĐỊA LÝ – THPT CHUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 02/11/2012 Câu 1 (2,0 điểm). a) Tại sao tiết trời mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ còn mùa đông thì lạnh lẽo? b) Khi nào không khí bão hòa hơi nước và xảy ra hiện tượng ngưng tụ? Vì sao khu vực từ 5ºB đến 10ºB có lượng mưa lớn nhất trên Trái Đất? Câu 2 (1,0 điểm). a) Giải thích tại sao nguồn lực trong nước đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia? b) So sánh và giải thích sự khác biệt về đặc điểm phân bố cây lương thực với cây công nghiệp. Câu 3 (1,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của khí hậu đến địa hình, sông ngòi và đất của nước ta. Câu 4 (2,5 điểm). a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh và giải thích mạng lưới đô thị của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long. b) Di cư ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi của Đông Nam Bộ trong thời gian gần đây như thế nào? Câu 5 (1,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta phân bố khác nhau giữa các vùng, giữa các phân ngành và giải thích nguyên nhân. Câu 6 (2,0 điểm). a) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức, chứng minh rằng đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế quan trọng của cả nước. b) Phân tích ý nghĩa của tuyến đường quốc lộ số 9. ----------------HẾT---------------- * Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản từ tháng 9/2009 đến nay). * Giám thị không giải thích gì thêm.
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH VĨNH PHÚC LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 Môn: ĐỊA LÍ – THPT CHUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 04 trang) Câu Ý Nội dung 1 a Giải thích đặc điểm thời tiết 4 mùa 2.0đ -Mùa xuân (từ ngày xuân phân đến ngày hạ chí của mỗi bán cầu): Mặt Trời di chuyển từ Xích Đạo lên chí tuyến, nhiệt tăng dần và ngày dài thêm ra, nhưng vì mặt đất bị lạnh sau mùa đông, nên nhiệt độ chưa cao. Vì vậy tiết trời ấm áp. - Mùa hạ (Từ ngày hạ chí đến ngày thu phân của một bán cầu): Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến về Xích Đạo, nhiệt nhiều và ngày dài, mặt đất đã tích nhiệt trong mùa xuân, nên hai nguồn nhiệt ấy cộng với nhau làm cho nhiệt độ lên rất cao. Vì thế mùa hạ mới nóng bức. - Mùa thu ( Từ ngày thu phân đến ngày đông chí của một bán cầu): Mặt Trời chuyển từ Xích Đạo đến chí tuyến của bán cầu bên kia, nhiệt độ giảm bớt và ngày ngắn dần, nhiệt độ giảm xuống nhưng mặt đất còn dự trữ nhiệt trong mùa hè trước đó nên nhiệt độ vẫn chưa thấp lắm. Mùa thu vì vậy mát mẻ. - Mùa đông (Từ ngày đông chí đến ngày xuân phân của một bán cầu): Mặt Trời chuyển từ chí tuyến của bán cầu kia lên xích đạo, nhiệt ít và ngày cũng ngắn như trong mùa thu nhưng mặt đất đã bị mất nhiệt trong mùa thu nên càng lạnh hơn, nhiệt độ xuống rất thấp. Vì vậy mùa đông lạnh giá. b * Điều kiện để hơi nước ngưng tụ: - Tiếp tục được bổ xung hơi nước - Nhiệt độ không khí giảm (lên cao, di chuyển tới vùng lạnh hơn, gặp dòng biển lạnh, gặp khối khí có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau) - Hạt nhân ngưng đọng: tro, bụi, muối… * Khu vực 5- 10˚B có lượng mưa cao nhất vì: diện tích đại dương lớn, nhiều rừng, sự hoạt động của gió mùa đẩy các dòng biển nóng đi lên. 2 Địa lí kinh tế - xã hội đại cương 1.0đ a Giải thích vai trò quyết định của nguồn lực trong nước - Nguồn lực trong nước bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác - Nguồn lực trong nước có vai trò quyết định vì: + Tạo điều kiện đa dạng hóa cơ cấu nền kinh tế với việc hình thành các ngành chuyên môn hóa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh + Mỗi quốc gia có thế mạnh riêng về nguồn lực trong nước. Nhờ quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, mỗi quốc gia sẽ có những hàng hóa tiêu biểu góp phần hội nhập vào thị trường thế giới và phát triển bền vững + Nguồn lực trong nước còn tạo điều kiện thu hút nguồn lực bên ngoài như về vốn, thị trường, khoa học công nghệ…để phát triển kinh tế. b So sánh và giải thích sự khác biệt về phân bố cây lương thực và cây công nghiệp - Cây lương thực phân bố rộng khắp (phân bố ở các nước phát triển, đang phát triển, 1
  7. Câu Ý Nội dung khắp các châu lục, cả ở các nước có khí hậu ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt…) - CCN chỉ trồng được ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất thành các khu vực tập trung (chủ yếu ở các nước đang phát triển và ở đới nóng…). - Giải thích: + Cây lương thực có biên độ sinh thái rộng, không có những đòi hỏi đặc biệt với khí hậu, đất trồng, chế độ chăm sóc, thích nghi với nhiều loại môi trường. + CCN có biên độ sinh thái hẹp với những đòi hỏi đặc biệt về các yếu tố trên. Đa phần các CCN là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật. 3 Địa lí tự nhiên Việt Nam 1.5đ Phân tích tác động của khí hậu đến sông ngòi, đất và sinh vật nước ta. - Tác động của khí hậu đến địa hình: + Đóng vai trò nhân tố ngoại lực chi phối quá trình xâm thực và bồi tụ làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại. Khí hậu làm sâu sắc hơn, rõ nét hơn tính chất trẻ của địa hình núi của VN do Tân kiến tạo để lại đồng thời làm san bằng, mềm mại hơn địa hình đồi và bán bình nguyên +Quá trình xâm thực ở miền đồi núi (phân tích) + Quá trình bồi tụ ở đồng bằng hạ lưu sông (phân tích) - Tác động khí hậu đến sông ngòi: + Tác động đến mật độ và mạng lưới sông (phân tích) + Tác động đến tổng lượng nước và tổng lượng phù sa (phân tích) + Tác động đến chế độ nước sông (phân tích) + Tác động tới sự phân hóa chế độ nước sông (Miền thủy văn Bắc bộ và Nam Bộ - Tây Nguyên có lũ vào mùa hạ do mưa mùa hạ còn Trung Bộ lũ vào thu đông do mưa vào thu đông) - Tác động đến đất: + Quyết định chiều hướng và cường độ diễn biến quá trình hình thành đất ở nước ta (quá trình feralit)◊ phân tích + Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều với cường độ mạnh nên đất dễ bị suy thoái ( xâm thực, bào mòn, rửa trôi, đá ong hóa…) + Khí hậu có sự phân hóa đa dạng làm cho đất có sự phân hóa nhất là phân hóa theo đai cao (phân tích) + Khí hậu tác động gián tiếp đến đất qua sinh vật… 4 Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (dân cư, xã hội) 2.5đ a So sánh mạng lưới đô thị của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long * Giống nhau: - Mạng lưới đô thị tương đối dày đặc - Có nhiều đô thị qui mô trung bình và lớn - Đều có 1 số chức năng: hành chính, công nghiệp, kinh tế… * Khác: + Về số lượng đô thị từ cấp đặc biệt đến cấp 4, ĐBSH ít hơn (12 đô thị), ĐBCL 16 đô thị + Qui mô dân số đô thị ĐBSH lớn hơn, ĐBSCL nhỏ hơn (phân tích) + Phân cấp đô thị: ĐBSH có đầy đủ 5 cấp đô thị, ĐBSCL có 3 cấp đô thị (kể các cấp đô thị) 2
  8. Câu Ý Nội dung + Chức năng đô thị ĐBSH đa dạng hơn còn ĐBSCL kém đa dạng hơn (phân tích) + Phân bố mạng lưới đô thị ĐBSH rộng khắp cả vùng với mật độ dày đặc nhất cả nước, ĐBSCL phân bố không đều, tập trung dày đặc ven sông Tiền, sông Hậu. Rìa đồng bằng sông Cửu Long dân cư thưa thớt hơn, kinh tế kém phát triển hơn nên mật độ đô thị thưa hơn. (Thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm) * Giải thích: + Quy mô, phân cấp,…: liên quan đến trình độ phát triển kinh tế (cao hay thấp, nhanh hay chậm), tính chất nền kinh tế (kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp hay kinh tế công nghiệp là chủ yếu). (Diễn giải). + Phân bố: liên quan đến tự nhiên (địa hình, đất, nước,….) và kinh tế - xã hội (phát triển kinh tế, giao thông, lịch sử phát triển,….). (Diễn giải). b Di cư ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi của Đông Nam Bộ trong thời gian gần đây - Ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính: ĐNB có tỉ số giới tính thấp nhất cả nước hiện nay do luồng nhập cư nhiều nữ (do ở đây tập trung nhiều KCN, KCX, TTCN với nhiều ngành công nghiệp nhẹ, thu hút nhiều lao động nữ từ vùng khác) - Ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo độ tuổi: lao động nhập cư nhiều, đa số trong độ tuổi lao động nên làm lực lượng lao động hiện tại của vùng lớn. 5 Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (Phần các ngành kinh tế) 1.0đ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta phân bố khác nhau giữa các vùng, giữa các phân ngành * Giữa các vùng: - Mức độ cao ở ĐBSH, ĐNB; mức độ trung bình ĐBSCL và DHMT; mức độ thấp các vùng còn lại - Giải thích: Mức độ cao ở ĐNB và ĐBSH do dân đông, lao động dồi dào, có truyền thống sản xuất, thị trường rộng, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng tốt…; các vùng còn lại các nhân tố kể trên gặp nhiều khó khăn. * Giữa các phân ngành: - Công nghiệp gỗ, giấy, xenlulo phân bố rộng nhất nó không chỉ có mặt ở các thành phố mà còn tập trung nhiều ở các vùng miền núi, cao nguyên. Giải thích: do phân bố gắn với vùng tiêu thụ (thành phố) và gần vùng nguyên liệu tại chỗ từ ngành lâm nghiệp (miền núi, cao nguyên) - Công nghiệp dệt-may, da- giày, giấy- in – văn phòng phẩm phân bố ở các đô thị vì có thị trường tiêu thụ rộng và lực lượng lao động dồi dào… 6 Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (Phần các vùng kinh tế) 2.0đ a Đbằng sông Hồng là vùng kinh tế quan trọng của cả nước * Giới thiệu về vùng * Chứng minh - Có vị trí, vai trò quan trọng: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm BB, chiếm 23% GDP cả nước, giáp biển mở ra khả năng khai thác vinh BBộ… - Tập trung nhiều nguồn lực quan trọng: + Là đbằng châu thổ lớn t2 của cả nước, có thế mạnh đặc biệt về đất đai, khí hậu … +Là vùng đông dân nhất cả nước, lao động tay nghề kỹ thuật đông có lợi thế về cơ sở hạ tầng, có thủ đô HN… 3
  9. Câu Ý Nội dung -Tập trung nhiều các ngành kinh tế quan trọng của đất nước + Nông nghiệp: t2, lúa, chăn nuôi, thuỷ sản, cây CN + Công nghiệp: t1 về số lượng các trung tâm CN, nhiều trung tâm quan trọng, năng lượng, chế biến LT-TP, SX hàng tiêu dùng.. +Dịch vụ: Giao thông, thương mại, du lịch… b Ý nghĩa quốc lộ 9: - Nối cửa khẩu quốc tế Lao Bảo với thị xã Đông Hà kết hợp với quốc lộ 1A nâng cao năng lực vận chuyển cho cảng Đà Nẵng. Là tuyến đường hành lang Đ-T, cửa ngõ thông ra biển của hạ Lào, ĐB Thái Lan và CPC - Góp phần phát triển kinh tế của các huyện phía T, giảm bớt sự chênh lệch với phía Đ. Nối đường HCM với ql 1A, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng Tổng số điểm toàn bài * Thí sinh làm không theo đáp án, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2