intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm học 2012-2013 môn Vật lý 12 - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh (Mã đề thi 137)

Chia sẻ: Minh Thư | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

116
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đang gặp khó khăn trước kì thi khảo sát chất lượng sắp tới và bạn không biết làm sao để đạt được điểm số như mong muốn. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm học 2012-2013 môn Vật lý 12 - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh" mã đề thi 137 sẽ giúp các bạn nhận ra cách giải các bài tập trong đề thi. Chúc các bạn làm thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm học 2012-2013 môn Vật lý 12 - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh (Mã đề thi 137)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG  TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẦU NĂM HỌC 2012­2013 HÀ TĨNH MÔN:Vật lý 12 Thời gian làm bài: 90 phút  (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 137 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Một đĩa đặc khối lượng m = 10 kg ,bán kính R = 20 cm đang quay quanh trục trùng  trục   đối xứng với tốc độ  góc 240 vòng/phút. Để  hãm người ta dùng lực Q = 10 N để    áp một má   r phanh vào mép đĩa ( Q   có phương bán kính).Hệ  số  ma sát trượt giữa má phanh và đĩa là   µ =  0,314.Thời gian để đĩa dừng lại,kể từ khi tác dụng lực hãm là A. 1,27 (s). B. 2,51 (s). C. 8,00 (s). D. 7,63 (s). Câu 2: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s,   khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 1,8m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển là A. v = 1m/s. B. v = 3,6m/s. C. v = 4m/s. D. v = 0,9m/s. Câu 3: Môt ống sáo một đầu kín một đầu hở phát âm  cơ bản có tần số 300 Hz, vận tốc truyền   âm trong không khí là 330 m/s . Chiều dài của ống sáo  là: A. 27,5 cm. B. 55,0 cm. C. 110,0 cm. D. 65,0 cm. Câu 4:  Một con lắc lò  xo, với  lò xo có độ  cứng 50 N/m, dao  động  điều hòa theo phương   ngang.Cứ sau 0,05 s thì con lắc lại cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ. Khối lượng vật nặng   của con lắc bằng A. 50,7 g. B. 100,0 g. C. 25,0 g. D. 30,7 g. Câu 5:  Ở mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 30 cm , dao động theo phương   thẳng đứng với phương trình trình uA= uB = acos(20πt) ( với t tính bằng s). Tốc độ  truyền sóng   trên mặt chất lỏng là 60 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB cùng pha với   nguồn là A. 6. B. 7. C. 5. D. 4. Câu 6: Một con lắc có khối lượng 200 g, dao động điều hòa với tốc độ  cực đại 1 m/s. Khi con  lắc có vận tốc 50 cm/s thì có thế năng bằng A. 25,0 mJ. B. 150,0 mJ. C. 7,5 J. D. 75,0 mJ. Câu 7:  Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng 3m. Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau   nhất trên cùng 1 phương truyền sóng dao động lệch pha nhau 900 là A. 3,00m. B. 0,75m. C. 2,00m. D. 1,50m. Câu 8: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B  cách nhau 11cm dao động theo phương  thẳng đứng, ngược pha với tần số 20Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 0,5m/s. Số  gợn lồi  trên đoạn AB là A. 10. B. 9. C. 7. D. 8. Câu 9: Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8 cm có hai nguồn kết hợp dao động theo  phương thẳng đứngvới phương trình u1=u2=acos  t (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là  30cm/s  Xét đoạn thẳng CD = 4cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB. Khoảng   cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 3 điểm dao dộng với biên độ  cực đại   là: A. 9,7 cm. B. 6 cm. C. 8,9 cm. D. 3,3 cm. Câu 10: Dao động của vật nào sau đây có biên độ giảm dần ?                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 137
  2. A. Dao động của quả lắc đồng hồ. B. Dao động của mặt trống. C. Dao động cái phao trên sóng nước. D. Dao động của thân xe, khi nổ máy. Câu 11:  Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos(πt ­ 3π/4)  cm.Kết luận nào sau đây là đúng? A. chu kì của dao động là 1 s. B. Tốc độ của chất điểm tại vị trí cân bằng là 8 cm/s. C. Chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 8 cm. D. Lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều dương của trục Ox. Câu 12: Dưới tác dụng của một mômen hãm, tốc độ góc của vật rắn giảm từ 360v/ph xuống còn   120v/ph trong thời gian 5 giây. Trong thời gian đó vật rắn quay được A. 18 vòng. B. 28 vòng. C. 9 vòng. D. 20 vòng. Câu 13: Dây đàn có chiều dài 80 cm phát ra âm cơ bản có tần số 12Hz . Quan sát dây đàn ta thấy   có 3 nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây đàn là : A. v= 15,0m/s. B. v = 30,0m/s. C. v = 4,8m/s. D. v= 9,6m/s. Câu 14: Tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s 2, một con lắc đơn và một con lắc lò xo nằm   ngang dao động điều hòa với cùng chu kì. Biết con lắc đơn có chiều dài 30 cm và lò xo có độ  cứng 24,5 N/m. Khối lượng vật nhỏ của con lắc lò xo là A. 8 kg. B. 75 g. C. 750 g. D. 800 g. Câu 15: Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm có thể giúp ta phân biệt được hai âm A. cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau. B. cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau. C. cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau. D. cùng biên độ phát ra bởi cùng một nhạc cụ. Câu 16:  Ở  mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp A và B đồng pha cách nhau 15 cm ,dao động  theo phương thẳng đứng. Điểm M nằm trên AB, cách trung điểm O của AB 1,5 cm, là điểm gần   O nhất luôn dao động với biên độ cực đại. Trên đường tròn tâm O, đường kính 6 cm nằm ở mặt  nước có số điểm dao động với biên độ cực tiểu bằng A. 8. B. 6. C. 10. D. 12. Câu 17: Khi nói về chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định, kết luận nào sau đây   chính xác ? A. Nếu vật rắn quay nhanh dần đều thì gia tốc góc γ > 0. B. Mọi điểm trên vật rắn có cùng gia tốc. C. Véc tơ gia tốc của mọi điểm trên vật rắn đều hướng về trục quay, nếu mômen động lượng  của nó không đổi. D. Nếu vật rắn quay chậm dần đều thì gia tốc góc γ 
  3. Câu 20: Một thanh thẳng đồng chất OA có chiều dài  l, khối lượng M, có thể  quay quanh một   M trục qua O và vuông góc với thanh. Người ta gắn vào đầu A một chất điểm m =  . Mômen  3 quán tính của hệ đối với trục qua O là 4 Ml 2 2Ml 2 Ml 2 A.  . B.  . C. Ml2. D.  . 3 3 3 Câu 21: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kì 0,4 s. Khi vật  ở vị trí   cân bằng, lò xo dài 40 cm. Lấy g =  2 m/s2. Chiều dài tự nhiên của lò xo là A. 35,9 cm. B. 30 cm. C. 42 cm. D. 36 cm. Câu 22: Cơ năng của vật dao động điều hòa có đặc điểm: A. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên. B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng. C. Cứ mổi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng. D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ. Câu 23: Một chất điểm dao động điều hòa với vận tốc là v = 4 cos(2 t ­  π/2) cm/s. Mốc thời   gian được chọn vào lúc chất điểm có li độ và vận tốc là: A. x = ­4  cm, v = 0. B. x = 2 cm, v = 4  cm/s. C. x = 0, v = ­4  cm/s. D. x = ­ 2 cm, v = 0. Câu 24: Một sóng truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500 Hz, người ta thấy khoảng  cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động vuông pha là 20cm. Vận tốc truyền sóng trên dây là. A. v = 16 m/s. B. v = 6,25 m/s. C. v = 400 m/s. D. v = 400 cm/s. Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng về dao động tắt dần ? A. Dao động tắt dần là do biên độ giảm lên tục theo thời gian. B. Dao động của con lắc đơn trong không khí là dao động tắt dần. C. Cơ năng của vật không đổi theo thời gian. D. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương. Câu 26: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn S1,S2 dao cùng pha theo phương thẳng đứng với  tần số  20Hz. Khi đó thấy trên mặt chất lỏng có 12 vân cực tiểu. Khoảng cách giữa đỉnh của hai vân cực  tiểu ngoài cùng là 22cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là: A. v = 88cm/s. B. v = 80cm/s. C. v = 44cm/s. D. v = 40cm/s. Câu 27: Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 8,0cm, có hai nguồn sóng dao động  theo phương thẳng  đứng với các phương trình: uA= uB = acos(2πft). Gọi C, D là hai điểm trên  mặt chất lỏng sao cho ABCD là hình vuông. Biết tốc độ  truyền sóng trên mặt chất lỏng là v =  2 1  (m/s). Để  trên đoạn CD có đúng ba điểm, tại đó các phần tử  dao động với biên độ  cực   đại thì tần số dao động của nguồn phải thoả mãn A. f ≤ 12,5Hz. B. f  ≥ 25Hz. C. 12,5Hz ≤ f 
  4. Câu 30: Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào A. bước sóng. B. môi trường truyền sóng. C. tần số dao động. D. năng lượng sóng. Câu 31: Dao động duy trì A. có chu kì không đổi và vị trí biên xác định so với vị trí cân bằng. B. có cơ năng của vật dao động không đổi theo thời gian. C. được truyền năng lượng liên tục bù vào phần năng lượng tiêu hao. D. là dao động của con lắc đơn trong chân không. Câu 32: Một bánh đà có momen quán tính I đang quay đều quanh trục cố định thì chịu tác dụng   một mômen hãm. Sau đó, bánh đà quay chậm dần đều. Trong thời gian Δt mômen động lượng  giảm từ L1 xuống L2 (L2 ≠ 0), bánh đà quay được số vòng bằng L L2 L L2 L L2 L L2 A.  1 t. B.  1 t. C.  1 t. D.  1 t. 4 .I 2 .I 4 .I 2 .I Câu 33: Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s 2, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên   độ góc 6o. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là 90 gam và chiều dài dây treo là 1 m. Cơ năng   dao động điều hòa của con lắc bằng A. 4,84.10­3 J. B. 3,83.10­3 J. C. 35,12.10­3 J. D. 4,93.10­3 J. Câu 34: Một con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự  do g. Trong khoảng thời  gian  t, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần. Thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 40 cm,  thì cũng trong khoảng thời gian  t, nó thực hiện 40 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của   con lắc là A. 12 cm. B. 32 cm. C. 27,8 cm. D. 100 cm. Câu 35:  Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1480 m/s và trong không   khí là 340 m/s. Khi   truyền từ không khí vào nước bước sóng của âm A. giảm 1140. B. tăng 4,35 lần. C. tăng 1140. D. giảm 4,35 lần. Câu 36:  Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ  có khối lượng m = 100 g và lò xo có độ  cứng k =   100N/m đang dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 2 cm.Khi vật nhỏ có vận tốc 50  cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là A. 10,0 m/s2. B. 4,0 m/s2. C. 38,7 m/s2. D. 12,2 m/s2. Câu 37: Con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ  5 cm. Biết trong một chu kì,  khoảng thời gian để độ lớn gia tốc của vật vượt quá 100 cm/s2 là T/3. Chu kỳ dao động điều hòa  của con lắc là. A. 1,381 s. B. 0,270 s. C. 1,307 s. D. 1,00 s. Câu 38: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 100 g và lò xo có độ  cứng 36 N/m thực   hiện dao động điều hòa. Lấy  2 = 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số  là A. 6 Hz. B. 3 Hz. C. 12 Hz. D. 1 Hz. Câu 39: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g, dao động điều hòa có phương trình x =   Asin( t). Cứ  sau những khoảng thời gian 0,01 s thì động năng và thế  năng dao động của vật   bằng nhau. Lấy  2 =10. Độ cứng của lò xo bằng A. 49,3 N/cm. B. 12,3 N/cm. C. 1250 N/cm. D. 12,5 N/cm. Câu 40: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao  động này có phương trình lần lượt là x1 = 4cos(10t + π/4) cm và x2 = 3cos(10t + 3π/5) cm. Tốc độ  của vật ở vị trí cân bằng là A. 60 cm/s. B. 50 cm/s. C. 70 cm/s. D. 50π cm/s. Câu 41: Sóng dừng xảy ra trên dây AB dài 11cm với đầu B tự do, bước sóng bằng 4cm. Trên dây   có A. 5 bụng, 6 nút. B. 5 bụng, 5 nút. C. 6 bụng, 6 nút. D. 6 bụng, 5 nút.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 137
  5. Câu 42: Một vật dao động điều hòa có tốc độ cực đại là 314,16 mm/s. Tốc độ trung bình của vật  trong nửa chu kì dao động là A. 20 cm/s. B. 100 mm/s. C. 50 mm/s. D. 200 m/s. Câu 43: Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí. B. Tốc độ truyền âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền âm trong nước. C. Tai người nghe không nghe được sóng siêu âm. D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang. Câu 44: Con lăc đ ́ ơn co chiêu dai dây treo 50 cm va vât nho co khôi l ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ́ ượng 10 gam, mang điên tich ̣ ́   q = ­5.10  C được coi la điên tich điêm. Con lăc dao đông điêu hoa trong điên tr ­6 ̀ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ường đêu, vect ̀ ơ  cương đô điên tr ̀ ̣ ̣ ương h ̀ ương xu ́ ống thăng đ ̉ ứng, co đô l ́ ̣ ớn E = 10 4 V/m. Lấy g = 9,8 m/s2. Chu kì  ̣ ̀ ̉ dao đông điêu hoa cua con lăc la ̀ ́ ̀ A. 0,50 s. B. 1,42 s. C. 2,03 s. D. 1,15 s. Câu 45: Con lắc đơn treo vào trần ô tô chuyển động trên đường thẳng nằm ngang  ở nơi có gia  tốc trọng trường g = 10m/s2. Khi ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc 1,5 m/s2 thì  con lắc dao động điều hòa với chu kì 2 s. Khi ô tô chuyển động thẳng đều, thì con lắc dao động  điều hòa với chu kì bằng A. 2,02 s. B. 1,72 s. C. 2,00 s. D. 1,20 s. Câu 46: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao  động này có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(10t) cm và x2 = 4sin(10t +  π/2) mm. Gia tốc cực   đại của vật bằng A. 7 cm/s2. B. 5 m/s2. C. 340 cm/s2. D. 50 cm/s2. Câu 47: Chất điểm dao động điều hòa với chu kì 0,5 s, biên độ 5 cm. Tốc độ trung bình của chất  điểm trong khoảng thời gian ngắn nhất dao động từ vị trí có li độ x = ­ 2,5 cm đến vị trí x = 0 là A. 30 cm/s. B. 60 cm/s. C. 26 cm/s. D. 8,67 cm/s. Câu 48: Một đĩa đồng chất có khối lượng M = 4,0kg và bán kính R = 1,0m. Đĩa đang quay đều   quanh trục cố  định thẳng đứng trùng trục đối xứng của nó thì một vật nhỏ  khối lượng m =  0,25kg rơi thẳng đứng và dính vào đĩa. Sau đó, tốc độ  góc của đĩa giảm 5,0% . Vật nhỏ  rơi tại   điểm cách trục quay một khoảng bằng A. 0,80m. B. 0,65m. C. 0,75m. D. 0,40m. Câu 49: Một sóng cơ  học truyền dọc theo trục  Ox có phương trình u =28 cos(20x ­ 200t) (cm),  trong đó x là toạ độ được tính bằng mét (m), t là thời gian được tính bằng giây (s). Tỷ số giữa tốc  độ dao động cực đại của các phần tử vật chất của môi trường với tốc độ sóng bằng A. 560,00. B. 5,60. C. 0,18. D. 56,00. Câu 50: Dao động cưỡng bức có A. biên độ và tần số không đổi. B. biên độ không phụ thuộc vào lực cản môi trường. C. tần số không phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức. D. biên độ cực đại là dao động duy trì. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 137
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0