SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC Năm học 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Cơ năng là một đại lượng A. luôn luôn dương. B. có thể dương, âm hoặc bằng không. C. luôn luôn dương hoặc bằng không. D. luôn luôn khác không. Câu 2: Một khẩu súng đại bác có khối lượng 3 tấn đang đứng yên bắn một viên đạn có khối lượng 10 kg theo phương ngang với tốc độ 100 m/s. Tốc độ giật lùi của khẩu súng là A. 0,333 m/s. B. 0,332 m/s. C. 99,667 m/s. D. 3,225 m/s. Câu 3: Một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu giữ cố định, đầu kia gắn vào một vật nhỏ. Thế năng đàn hồi của hệ khi lò xo bị nén một đoạn 2 cm là A. 0,02 J. B. 0,08 J. C. 0,04 J. D. 2 J. Câu 4: Ném một vật có khối lượng 0,5 kg từ độ cao h = 0,8 m so với mặt đất, với tốc độ ban đầu là 2 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật là A. 8 J. B. 1 J. C. 5 J. D. 4 J. Câu 5: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 4 N, 5 N, 6 N. Nếu bỏ đi một lực 6 N thì hợp lực của hai lực còn lại có độ lớn là A. 6 N. B. 3 N. C. 1 N. D. 9 N. Câu 6: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ – Ma- ri - ốt A. . B. p V. C. . D. . Câu 7: Xilanh của một ống bơm hình trụ có tiết diện 10 cm2, chiều cao 30 cm dùng để nén khí vào quả bóng có thể tích 2,5l. Hỏi phải bơm bao nhiêu lần để áp suất quả bóng tăng 3 lần so với áp suất khí quyển. Coi rằng quả bóng trước khi bơm không có không khí và nhiệt độ không đổi khi bơm. A. 30 lần. B. 20 lần. C. 25 lần. D. 24 lần. Câu 8: Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới tốc độ ban đầu bằng 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Thời gian vật rơi kể từ lúc bắt đầu ném đến khi chạm đất là A. 2 s. B. 1 s. C. 4 s. D. 3 s. Câu 9: Một vật nhỏ có khối lượng m1 = 300 g chuyển động trên mặt phẳng ngang với tốc độ v = 1 m/s tới va chạm vào vật thứ hai có khối lượng m2 = 100 g đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau. Bỏ qua các lực cản môi trường. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của mỗi vật sau va chạm và động lượng của hệ sau va chạm là A. 0,25 m/s; 0,6 kg.m/s. B. 0,25 m/s; 0,8 kg.m/s. C. 0,75